Mới nhất: Hà Nội xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đã tiếp tục bùng phát tại Hà Nội với 1 ổ dịch xuất hiện ngày 5/3 tại một hộ chăn nuôi lợn ở huyện Đông Anh.
Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết Hà Nội đã có thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên đàn lợn 10 con của một hộ chăn nuôi tại xã Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội với các biểu hiện đầy đủ của dịch.
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát ở Hà Nội. Ảnh: IT
Cơ quan thú y đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và kết quả cho thấy dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong ngày 5/3, đàn lợn bị nhiễm bệnh tại Đông Anh đã được tiêu hủy. Chính quyền và cơ quan thú y đã tiến hành cô lập vùng dịch, phun hóa chất tiêu độc khử trùng đề phòng dịch lây lan. Như vậy, đến thời điểm này, Hà Nội đã xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi.
Trước đó, ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 22-27/2, sau khi xét nghiệm tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Nấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên, kết quả cho thấy toàn bộ 25 con lợn rừng được nuôi tại đây dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Trước khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã gửi công điện khẩn cho Giám đốc các sở, ngành, đơn vị đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã cần trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hoá chất…); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiem theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
Duy trì hoạt động 24/24 giờ các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào thành phố, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, buôn bán heo, sản phẩm từ trên địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Video đang HOT
Tuy nhiên mặc dù đã có nhiều nỗ lực phòng chống, dịch tả lợn châu Phi vẫn bùng phát tại Hà Nội.
Cũng theo thông tin mới nhất của Cục Thú y, tính đến ngày 5/3, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại hai tỉnh Điện Biên và Hòa Bình, nâng tổng số địa phương đang có dịch lên con số 9. Ổ dịch xuất hiện tại 331 hộ ở 49 xã, 20 huyện của 9 tỉnh; 6.471 con lợn đã bị tiêu hủy.
Theo Danviet
Ngăn dịch tả lợn châu Phi: Tăng kiểm soát tại chỗ
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Cục Thú y đã có buổi kiểm tra và làm việc về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hải Phòng.
Dịch diễn biến phức tạp
Hiện DTLCP đã xuất hiện ở 7 tỉnh, thành phố, mới nhất là tỉnh Hải Dương phát hiện có ổ dịch. Cụ thể, DTLCP được phát hiện trên đàn lợn tại hộ chăn nuôi ông Hoàng Văn Chinh ở xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Sáng 2.3, các cơ quan chuyên môn thú y Trung ương và địa phương đã tiêu hủy 90 con lợn của gia đình ông Chinh, đồng thời tiến hành lấy mẫu, cho tiêu hủy lợn tại hai trại kế bên để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, tổ chức tiêu độc, sát trùng, lập vành đai, chốt kiểm soát dịch bệnh theo đúng quy định.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác kiểm tra tình hình chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng. Ảnh: T.L
Như vậy, hiện nay đã có 7 tỉnh, thành xuất hiện DTLCP, gồm Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam và Hà Nội.
Chiều 2.3, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm hỏi, động viên hộ anh Vũ Văn Quyết, trú tại thôn 2, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng - là 1/37 hộ có lợn phải xử lý tiêu hủy do nhiễm DTLCP, với số lượng 30 con.
Anh Quyết chia sẻ: "Gia đình tôi có nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi lợn từ những năm 2009 đến nay. Việc duy trì sản xuất cũng nhờ vào sự hỗ trợ vốn của ngân hàng. Gần 10 năm chăn nuôi gia đình chưa bao giờ gặp dịch bệnh hay tổn thất lớn như đợt dịch này. Ước tính thiệt hại của gia đình lên tới hơn 100 triệu đồng".
Tính đến ngày 2.3, tại địa bàn TP.Hải Phòng đã có lợn nuôi của 37 hộ nhiễm DTLCP, ở các xã Chính Mỹ, Liên Khê, Lưu Kiến, Đông Sơn, Thủy Đường (huyện Thủy Nguyên) và xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy từ ngày 23.2 đến ngày 1.3 là 424 con.
Tại buổi làm việc với hộ anh Quyết và lãnh đạo địa phương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, hiện DTLCP đã bùng phát trên nhiều tỉnh thành và diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy, TP.Hải Phòng đã rất quyết liệt và hướng dẫn người dân chăn nuôi xử lý rất tình huống rất tốt khi có dịch bệnh.
Cụ thể, công tác vệ sinh khu chuồng nuôi, đường làng ngõ xóm đều được hướng dẫn và xử lý đúng quy định. Tới đây, khi cơ quan chuyên môn công bố tuyệt đối an toàn, không còn nguy cơ tái dịch, người chăn nuôi mới tái đàn lợn nhằm tránh rủi ro.
TP.Hải Phòng đã lập các chốt chặn để ngăn vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch. Ảnh: T.P
Tăng kiểm soát tại chỗ
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để kiểm soát và ngăn chặn bệnh DTLCP, khâu tiêu hủy lợn nhiễm bệnh vô cùng quan trọng.
Ngoài tiêu hủy tập trung tại chỗ, tránh lây lan, người dân tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tuân thủ những quy trình như: Đào hố chôn lấp phải đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới là sâu 3m, xa nguồn nước chung, xa khu dân cư, sử dụng vải bạt hoặc nylon bao xung quanh và sử dụng vôi cục, sau đó mới được đưa lợn chết xuống chôn...
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp tục động viên người chăn nuôi yên tâm về chính sách hỗ trợ và đề nghị Hải Phòng cũng như các tỉnh đang có dịch bằng nhiều kênh nhiều nguồn khác nhau sớm có chính sách hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy, giúp bà con ổn định tâm lý, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ có lợn bị tiêu hủy yên tâm chuyển hướng sinh kế mới.
Bộ NNPTNT đang đề xuất Chính phủ và các bộ ngành sớm ban hành các chính sách hỗ trợ thêm cho người chăn nuôi ngoài Nghị định 02 của Chính phủ.
Ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cho biết: Một số hộ dân bị tiêu hủy lợn ngày 22.2 đã nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị định 02 của Chính phủ là 38.000 đồng/kg hơi. Các hộ dân có lợn phải tiêu hủy tiếp theo cũng sẽ sớm nhận được hỗ trợ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, mức hỗ trợ theo Nghị định 02 hiện nay còn thấp so với giá lợn hơi trên thị trường, do đó kiến nghị chính sách hỗ trợ đối với những hộ phải tiêu hủy lợn không áp dụng cào bằng. Cụ thể, mức hỗ trợ tiêu hủy lợn nái nên tăng thêm 1,8 - 2 hệ số so với mức hỗ trợ chung hiện nay.
Theo khảo sát của phóng viên, giá lợn hơi hiện nay tại các tỉnh miền Bắc dao động từ 41.000 - 43.000 đồng/kg, các tỉnh phía Nam dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 5/3: Miền Nam duy trì giá cao, chặn dịch tả lợn châu Phi bằng "5 không" Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn hơi hôm nay 5/3 tại miền Bắc có dấu hiệu đi xuống ở một số địa phương, giá bán tại trại từ 38.000 - 42.000 đồng/kg, trong khi đó giá heo hơi hôm nay tại các tỉnh phía Nam vẫn duy trì mức cao, đạt 48.000 - 52.000 đồng/kg, dù đã giảm so với...