Mối nguy hiểm phía sau gương mặt cười nhưng không vui
Những người mắc chứng trầm cảm cười thường tỏ ra vui vẻ, hòa đồng nhưng trong lòng lại u sầu, buồn bã.
Chỉ vài ngày trước khi tự tử, DJ người Mỹ Stephen Boss đăng bức ảnh đang khiêu vũ cùng vợ bên cây thông Noel trong nhà. Biên đạo, vũ công 40 tuổi có 3 người con cũng vừa kỷ niệm 9 năm ngày cưới.
Sự ra đi của Boss vào ngày 13/12/2022 không chỉ gây chấn động cộng đồng mạng mà còn khiến cả những người xung quanh ngỡ ngàng. Là DJ nhiều năm cho chương trình của Ellen DeGeneres, anh thường xuất hiện với nụ cười rạng ngời, luôn nhún nhảy theo nhạc, lan tỏa niềm vui, sự tích cực.
“Có một thuật ngữ gọi là trầm cảm cười. Ngay cả những người trông có vẻ điềm tĩnh nhất cũng có thể đang che giấu nỗi đau. Họ không muốn làm phiền người khác với những cảm xúc của mình, có thể chính là bệnh tâm thần. Ngoài ra, còn có quan niệm rằng nếu tôi trông vui vẻ thì tôi sẽ trở nên vui vẻ”, bà Stacey Johnson – Chủ tịch Trung tâm Sức khỏe Hành vi Riverside (Mỹ), giải thích với Wavy.
Theo vị chuyên gia trên, dù nguyên nhân khiến Boss tự tử không rõ ràng nhưng sự ra đi của anh là lời nhắc nhở chúng ta nên quan tâm tới người thân, bạn bè, ngay cả những người trông có vẻ mạnh mẽ.
Nhiều người trầm cảm nhưng không bộc lộ triệu chứng. Ảnh minh họa: Enrichmentcentre
Trầm cảm cười là gì?
Theo Webmd, trầm cảm cười ít được liệt kê trong các loại rối loạn tâm thần. Một số chuyên gia sử dụng thuật ngữ này để mô tả những người bị trầm cảm nhưng có vẻ ngoài và hành động vui vẻ, tích cực.
Họ thường cảm thấy buồn bã nhưng vẫn nói với người khác rằng mình ổn. Họ vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động hằng ngày mà không có biểu hiện khác lạ. Bởi vậy, những người xung quanh không hay biết bệnh nhân bị trầm cảm.
Dấu hiệu
Những người bị trầm cảm cười có các dấu hiệu thông thường của bệnh trầm cảm nhưng bị che giấu. Các triệu chứng bao gồm:
Video đang HOT
- Buồn bã dai dẳng, lo lắng
- Cảm thấy trống rỗng, vô vọng hoặc bi quan
- Cảm thấy tội lỗi, vô giá trị hoặc bất lực
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các sở thích và hoạt động khác
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc cảm thấy chậm chạp
- Khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định
- Khó ngủ, thức dậy quá sớm vào buổi sáng hoặc ngủ quên
- Mất cảm giác thèm ăn
- Giảm hoặc tăng cân không chủ ý, đau nhức cơ thể, đau đầu, chuột rút hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa mà không rõ nguyên nhân
- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử.
Một người có thể đã bị trầm cảm nếu xuất hiện một số triệu chứng trên kéo dài ít nhất 2 tuần. Họ vẫn có vẻ tràn đầy năng lượng khi ở bên người khác nhưng suy sụp khi ở một mình.
Nếu một người bị trầm cảm và che giấu, điều đó khiến cơ hội chữa trị của họ bị trì hoãn, dẫn tới trầm cảm nặng hơn. Kèm theo đó là các vấn đề về cân nặng, đau đớn, bệnh lý, lạm dụng rượu hoặc ma túy, tự làm hại bản thân.
Ngoài ra, khi bị trầm cảm, họ sẽ suy nghĩ tiêu cực hơn về bản thân và thế giới. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ tự tử của bệnh nhân.
Chẩn đoán
Nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm, bước đầu tiên là tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ hỏi về những lo lắng của bạn và thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân vật lý có thể điều trị được, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp. Một quá trình đánh giá đầy đủ bao gồm khám sức khỏe, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (chẳng hạn như xét nghiệm máu), bảng câu hỏi về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn.
Điều trị
Trầm cảm cười, giống như các dạng trầm cảm khác, có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị chính là thuốc và liệu pháp trò chuyện phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, sức khỏe tổng thể và mong muốn từng cá nhân.
Tự giúp đỡ bản thân để chống lại chứng trầm cảm
Ngoài thuốc men, liệu pháp trò chuyện hoặc cả hai, người bệnh có thể làm một số việc để cảm thấy tốt hơn:
- Vận động nhiều hơn, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày
- Tuân thủ giờ ngủ và giờ thức dậy đều đặn
- Ăn uống lành mạnh
- Nói chuyện với những người bạn tin tưởng về cảm xúc của mình
- Tránh rượu và ma túy.
Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?
Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh tâm lý có thể xuất hiện đột ngột và gây ra nhiều tác động tiêu cực lên cuộc sống của người bệnh.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác động của chứng rối loạn này lên khía cạnh của cuộc sống.
Sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng
Rối loạn hoảng sợ không chỉ gây ra những ảnh hưởng tâm lý mà còn tác động đến thể chất. Những triệu chứng như nhịp tim nhanh, khó thở, đau ngực, chóng mặt và buồn nôn có thể khiến người bệnh cảm thấy kiệt quệ, mất sức.
Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe
Tác động tiêu cực đến công việc
Một trong những tác động lớn nhất của rối loạn hoảng sợ là việc gây gián đoạn trong công việc. Người mắc rối loạn hoảng sợ thường lo lắng về việc cơn hoảng sợ có thể xảy ra, dẫn đến tâm lý sợ hãi khi ở nơi làm việc hoặc tham gia các cuộc họp. Sự sợ hãi này có thể dần trở thành nỗi ám ảnh, dẫn đến tình trạng căng thẳng và nguy cơ phát triển thêm các rối loạn khác như lo âu lan tỏa, trầm cảm.
Cách vượt qua rối loạn hoảng sợ
Để tầm soát rối loạn hoảng sợ, bạn có thể tham khảo website https://grapsy.vn/benh-nhan/, bạn có thể tự làm trắc nghiệm miễn phí, để sàng lọc xem mình có bị mắc rối loạn hoảng sợ hay không, nhằm phát hiện kịp thời và xác định tình trạng để có cách xử lý điều trị thích hợp.
Ám ảnh sợ hãi điều trị như thế nào? Nguồn gốc chính xác của chứng ám ảnh sợ hãi vẫn còn là một bí ẩn trong cộng đồng y tế với rất nhiều giả thuyết khác nhau. Vậy có cách nào điều trị hội chứng này? 1. Nguyên nhân của chứng ám ảnh sợ hãi Ám ảnh sợ hãi là một chứng rối loạn lo âu thể hiện nỗi sợ hãi phi...