Mối nguy hại tiềm ẩn từ chứng trầm cảm và rối loạn lo âu
Những người mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm tương tự như hút thuốc và béo phì.
Hơn 15.000 người trưởng thành đã tham gia một cuộc nghiên cứu trong khoảng thời gian 4 năm ở Mỹ cho thấy, có 16% mắc chứng lo âu và trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng, 31% bị béo phì và 14% nghiện hút thuốc.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu có nguy cơ mắc bệnh tim là 65%, đột quỵ 64% và huyết áp cao. Đặc biệt, nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp lên đến 87%.
Người mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu có thể bị những căn bệnh nguy hiểm đe doạ.
Tiến sĩ Aoife O’Donovan, Khoa Tâm thần học UCSF cho biết: “Tỷ lệ này tương đương với những bệnh nhân nghiện hút thuốc hoặc béo phì. Tuy nhiên, đối với bệnh viêm khớp, người mắc chứng trầm cảm và lo âu thường có nguy cơ cao hơn”.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy ở những người bị trầm cảm có các triệu chứng phổ biến như đau đầu, đau lưng, đau dạ dày và khó thở.
Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng đau đầu cao hơn 161% ở những bệnh nhân trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, nó lại không xảy ra với những người hút thuốc và béo phì.
Bên cạnh đó, trầm cảm và rối loạn lo âu được cho là không làm tăng nguy cơ gây ung thư.
“Phát hiện của chúng tôi trùng khớp với nhiều nghiên cứu khác cho thấy tâm lý buồn rầu, chán nản không phải là dấu hiệu của nhiều loại bệnh ung thư. Trên hết, trong vấn đề sức khỏe tâm thần cùng một loạt các bệnh nội khoa khác, phát hiện này là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần dừng việc quy kết, chẩn đoán ung thư dựa trên những triệu chứng căng thẳng, trầm cảm và lo lắng”, tiến sĩ Aoife O’Donovan nhấn mạnh.
Một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu khác, tiến sĩ Andrea Niles cũng khẳng định: “Các triệu chứng lo âu và trầm cảm dẫn đến việc sức khỏe bị giảm sút, tuy nhiên, chúng lại nhận được ít sự quan tâm, chăm sóc hơn so với hút thuốc và béo phì”.
Mai Hương
Theo Forbes
Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mãn tính, quan trọng nhất trong nhóm bệnh viêm khớp do thấp. Không phát hiện sớm các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách chữa trị kịp thời sẽ gây dính khớp, biến dạng khớp thậm chí bại liệt.
Các biến chứng viêm khớp dạng thấp nguy hiểm
Viêm khớp dạng thấp là gì, có nguy hiểm không ?
Bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm đặc hiệu chiếm khoảng 0,5-2% dân số cả nước, bệnh xảy ra ở khớp dẫn đến tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn. Từ đó, gây ra tình trạng khớp xương đau nhức, sưng tấy hoặc co cứng khớp.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay (Tr.498 Cuốn Bệnh học và điều trị Nội khoa), viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung đến 80% ở độ tuổi trung niên, người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới (tỷ lệ 2,5:1).
Bản chất của viêm khớp dạng thấp là thấp khớp, gây hủy hoại khớp một cách đối xứng khiến người bệnh đau đớn cực độ. Nếu không phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên ĐH Y dược TP.HCM), nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp chủ yếu do các yếu tố tác động tiêu cực đến tính kháng nguyên của màng hoạt dịch khớp như:
Di truyền
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp ở gia đình có bố mẹ bị bệnh cao hơn 2-3 lần so với gia đình khác.
Yếu tố khởi phát
Một số nguyên nhân viêm khớp dạng thấp do các tác nhân như virus, vi khuẩn di chuyển từ máu vào màng bao quanh khớp tạo ra chất gây viêm TNF-alpha và tạo phản ứng viêm tại khớp.
Yếu tố cơ giới
Viêm khớp dạng thấp có liên quan rõ rệt đến giới tính, cụ thể 70 - 80% người bệnh đều là phụ nữ, trong đó 2/3 trường hợp là đối tượng trên 30 tuổi.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Thiếu dưỡng chất khiến cơ thể suy nhược, tác động tiêu cực đến cơ chế tự miễn. Ngoài ra, nếu thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn, thức khuya, stress... cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một số yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển
Cơ thể suy yếu do mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm lạnh, hậu phẫu hoặc sống trong môi trường khí hậu ẩm thấp là yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển mạnh.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp điển hình
Viêm khớp ở dạng thấp là căn bệnh tiến triển một cách từ từ với những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Nhóm triệu chứng toàn thân
- Vào giai đoạn đầu, dấu hiệu viêm khớp dạng thấp điển hình nhất là mệt mỏi, trì trệ, suy nhược
- Sốt nhẹ, tay chân ra nhiều mồ hôi, tê bì đầu chi
- Đau nhức toàn thân dù không vận động mạnh trước đó
Nhóm triệu chứng viêm khớp dạng thấp do bệnh lý
- Đau, cứng khớp: Hiện tượng viêm khiến khớp tổn thương và đau âm ỉ, đau nhiều về đêm, tăng khi gần sáng và cơ cứng khớp lúc thức dậy, hạn chế vận động. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chỉ cần 1 bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.
- Sưng khớp: Khớp tay - cổ tay - ngón tay hoặc khớp gối, khớp chân bị sưng đỏ do dịch tụ lại trong khớp.
- Đỏ và nóng da: Vùng da khớp bị viêm sẽ ấm hơn, có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với vùng xung quanh.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp khác
- Xuất hiện mụn đỏ trên vùng da khớp tổn thương, đường kính 5 - 20mm, không đau.
- Bệnh có thể biến chứng tắc nghẽn động mạch tim, đau ngực, nhồi máu cơ tim
- Khoảng 5% bệnh nhân xuất hiện biểu hiện đỏ mắt, đau mắt hoặc khô mắt
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp nếu được phát hiện kịp thời sẽ giúp người bệnh tự điều chỉnh những thói quen xấu, bổ sung dinh dưỡng hợp lý góp phần phòng tránh và đẩy lùi từ xa.
Viêm khớp dạng thấp nên và kiêng ăn gì?
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên và kiêng những nhóm thực phẩm sau.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát, nhất là khi người bệnh áp dụng một cách khoa học kết hợp điều trị cùng các phương pháp khác.
Các cách điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến
Chữa bằng Tây y
- Thuốc tây
Nếu sau khi thực hiện xét nghiệm máu cho kết quả hàm lượng CRP tăng cao, yếu tố dạng thấp RF dương tính thì người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc: Thuốc DMARDs (Azathioprine, Hydroxychloroquine); thuốc kháng viêm NSAIDs (Aspirin, Diclofenac); thuốc giảm đau liều mạnh giúp giảm đau, sưng viêm nhanh chóng. Kết hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống sốt rét tổng hợp để hạn chế phản ứng viêm, tăng cường khả năng miễn dịch.
- Phương pháp khác
Bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng bức xạ hồng ngoại, paraffin, xịt nito, kích thích điện,... giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật, cải thiện chức năng khớp.
Khi bệnh nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn, sửa gân hoặc chỉnh trục khớp nhằm khắc phục tổn thương khớp.
Điều trị bằng Đông y
- Bài thuốc Nam
Từ rất lâu cha ông ta đã ứng dụng nguồn thảo dược phong phú nước nhà vào điều trị viêm khớp dạng thấp. Có thể dùng một số vị thuốc như ngải cứu, lá lốt, cỏ xước, chìa vôi,... điều chế thành thuốc uống, đắp sử dụng khoảng 1 tháng sẽ thấy đau nhức giảm dần, khớp linh hoạt trở lại.
- Vật lý trị liệu
Bên cạnh dùng thảo mộc, người bệnh có thể tìm đến phương pháp hỗ trợ chữa viêm khớp dạng thấp bằng vật lý trị liệu: Chườm nóng/lạnh, tắm bùn, suối khoáng, châm cứu,... để hỗ trợ thông kinh hoạt lạc, giảm đau sưng khớp, đưa dưỡng chất phục hồi tổn thương khớp.
Bài thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp toàn diện
Theo bác sĩ Nghĩa, viêm khớp hoặc viêm đa khớp dạng thấp xuất hiện là do tà khí Phong, Hàn, Thấp xâm nhập gây ra, vì thế cần áp dụng nguyên tắc "Thanh nhiệt khu phong, trừ thấp" vào điều trị để nhận kết quả tốt nhất.
Nếu chỉ dùng thuốc tây hoặc thuốc nam sẽ không đáp ứng được tiêu chí trên. Không những vậy thuốc tây ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, còn chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam thì tiêu tốn nhiều thời gian.
Để giải quyết vấn đề bức thiết này, cách tốt nhất là cộng hưởng nhiều phương pháp giúp trừ phong thấp, ôn kinh thông mạch, thanh nhiệt giải độc. Đây cũng chính là lý do cho sự ra đời của bài thuốc An Cốt Nam, bài thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp được phân phối độc quyền bởi nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược.
Chữa viêm khớp dạng thấp dứt điểm nhờ An Cốt Nam
Dựa trên bài thuốc Cổ phương Quyên tý thang, Độc hoạt tang ký sinh, bác sĩ Nghĩa cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu, hoàn thiện An Cốt Nam bằng cách gia giảm nguyên liệu theo tỷ lệ vàng, phù hợp cơ địa người Việt hiện nay để đem đến công dụng tối đa.
Đặc biệt, lộ trình chữa viêm khớp dạng thấp bằng An Cốt Nam rất khoa học, bài bản. Mỗi liệu trình thuốc gồm 10 ngày dùng thuốc uống, 10 ngày dán cao kết hợp phương pháp vật lý trị liệu hiện đại giúp khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhanh. Sự kết hợp "trong uống - ngoài dán" tác động đa chiều giúp việc điều trị viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả bất ngờ.
Qua 5 năm, bài thuốc An Cốt Nam đã đem đến những con số đáng mừng cho nền YHCT nước nhà và trở thành bài thuốc được hàng nghìn bệnh nhân cùng chuyên gia đầu ngành tin tưởng sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.
Theo laodong
Cô gái thoát trầm cảm nhờ nhảy zumba mỗi ngày Âm nhạc và các bước nhảy giúp Roxy, một cô gái từng tự ti, mệt mỏi với thân hình 115 kg, trở thành người phụ nữ khỏe khoắn. Roxy Strydom 25 tuổi, sống tại thành Phố Durban, Nam Phi, hiện làm nhân viên lễ tân. Cô vốn yêu thể thao nên từ nhỏ tập bóng rổ và võ karate. Năm 14 tuổi, Roxy...