Mối nguy hại đến từ dụng cụ làm bếp
Có một thực tế là ở thời đại ngày nay tuy rằng mọi thứ đều phát triển với mục đích phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người, thì không phải cái gì đẹp hơn cũng có nghĩa là tốt hơn.
Bạn có biết những chiếc chảo chống dính hiện nay hoàn toàn có thể gây hại hơn là chiếc chảo gang cũ kỹ. Tất nhiên bản thân những dụng cụ nấu ăn là không có hại, mà thứ độc hại chính là nguyên liệu làm ra chúng.
Trước hết hãy thử nhìn vào chiếc chảo chống dính phổ biến nhất hiện nay. Chúng được bao phủ bởi chất Teflon, một loại hóa chất hữu cơ khá độc hại có tính chịu nhiệt và không kết dính. Thường xuyên sử dụng chảo ở nhiệt độ cao sẽ nhanh dẫn đến tình trạng nứt lớp bao phủ, và khi đó các chất độc hại sẽ bay vào không khí. Khi sử dụng loại chảo này dưới nhiệt độ cao sẽ làm thoát ra rất nhiều loại vi khuẩn, chúng có thể xâm nhập vào buồng phổi và dẫn đến các triệu chứng của bệnh phổi. Cách đây 60 năm bệnh nhân đầu tiên của trường hợp này chính là nhân viên làm việc trong nhà máy DuPont – nơi sản xuất ra loại chảo chống dính.
Đôi khi dụng cụ nhà bếp có chứa các chất độc hại
Việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất Teflon ở nhiệt độ trên 200 độ C dù đã đeo mặt nạ bảo hộ cũng không giúp bệnh nhân tránh nguy cơ mắc bệnh. Chất độc hại từ Teflon có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, ung thư tuyến giáp, vô sinh và tình trạng chậm phát triển ở trẻ.
Chính vì thế đối với các món hầm thay vì sử dụng chảo hay nồi chống dính hãy dùng các dụng cụ được tráng men, hoặc làm từ thép không gỉ hay dụng cụ làm từ sắt kiểu cũ. Bạn vẫn có thể dùng chảo Teflon, nhưng đừng dùng để làm các món quá 10 phút mỗi ngày. Tốt nhất mỗi năm nên thay 1 chiếc để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà dù chúng vẫn còn tốt. Bên cạnh đó loại chảo nhôm cũng đặc biệt nguy hiểm đối với các bệnh nhân có vấn đề về thận, và làm tăng khả năng phát triển bệnh Alzheimer.
Qua đó cho thấy việc lựa chọn đồ dùng nhà bếp cần phải được đặc biệt chú trọng. Mối nguy hại còn có thể đến từ các sản phẩm làm từ chất liệu melamine. Melamine là hợp chất hữu cơ ở dạng tinh thể màu trắng cùng với formone được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhựa chịu nhiệt. Các nhà khoa học cũng khuyên bạn không nên thường xuyên sử dụng các vật dụng làm từ pha lê như cốc, ly, chén, đĩa vì trong pha lê có chứa một lượng các chất phóng xạ làm sản sinh ra chì. Lớp trang trí trên các loại đồ gốm sứ sử dụng bột màu có chứa chì, cadmium, coban… cũng có tác hại xấu đến sức khỏe con người.
Các chất độc hại luôn tồn tại trong môi trường xung quanh con người, chúng lặng lẽ xâm nhập vào cơ thể và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế nguyên tắc cơ bản của cuộc sống hiện đại chính là biết cách nắm bắt các thông tin hữu ích về các mối đe doạ tới cuộc sống để từ đó có thể phòng tránh và sống một cuộc sống văn minh.
Theo Mai Thương (An ninh thủ đô)
Video đang HOT
8 nguy hại lớn của tức giận
Tức giận là triệu chứng thường gặp ở mỗi con người chúng ta, tuy nhiên thường xuyên tức giận sẽ gây ra nhiều nguy hại cho cơ thể.
1. Tổn thương gan
Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là "catecholamine", tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên.
Khuyến nghị: Khi tức giận nên uống cốc nước. Nước có thể thúc đẩy acid béo tự do trong cơ thể bài tiết ra ngoài, giảm bớt độc tố.
2. Viêm sắc tố
Khi tức giận, số lượng lớn huyết dịch chạy dồn về não bộ, vì vậy ô xy trong huyết dịch sẽ giảm bớt, độc tố tăng lên nhiều. Độc tố sẽ kích thích mao mạch, lỗ chân lông, gây ra các chứng viêm xung quanh lỗ chân lông với nhiều mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các viêm sắc tố.
Khuyến nghị: khi gặp phải việc không vui, có thể hít thở sâu, hai tay giơ ngang để điều tiết trạng thái cơ thể, đưa độc tố đẩy ra ngoài.
3. Đẩy nhanh suy thoái tế bào não
Đại lượng huyết dịch chạy dồn về não cũng sẽ làm cho áp lực của huyết quản não tăng lên. Lúc này trong huyết dịch hàm chứa độc tố nhiều nhất, ô xy ít nhất, không
khác gì một "vị thuốc độc" cho não.
Khuyến nghị: gặp phải việc không vui có thể hít thở sâu, hai tay giơ ngang để điều tiết trạng thái cơ thể, đưa độc tố đẩy ra ngoài.
4. Viêm loét dạ dày
Tức giận sẽ làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn và trực tiếp tác dụng vào tim và trên huyết quản, làm cho lưu lượng máu trong dạ dày đường ruột giảm thấp, nhu động chậm, ăn uống kém, khi nghiêm trọng còn gây ra viêm loét dạ dày.
Khuyến nghị: Mỗi ngày mát-xa nhiều phần dạ dày, giảm nhẹ triệu chứng.
5. Cơ tim thiếu ô xy
Đại lượng huyết dịch chảy về đại não và phần mặt sẽ làm cho huyết dịch cung ứng cho tim giảm bớt từ đó dẫn đến cơ tim thiếu ô xy. Tim để đáp ứng nhu cầu cơ thể, chỉ
có cách làm việc gấp lên nhiều lần, từ đó làm cho nhịp tim không đập nhịp nhàng.
Khuyến nghị: cố gắng luôn mỉm cười và nhớ lại những việc vui vẻ, có thể làm cho tim đập khôi phục lại nhịp, để huyết dịch lưu động đều đăn hơn.
6. Gây ra cường giáp
Tức giận làm cho hệ thống nội bài tiết rối loạn, làm tăng hormon tuyến giáp trạng bài tiết, thời gian lâu dài sẽ gây ra cường giáp.
Khuyến nghị: ngồi xuống thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở sâu.
7. Tổn thương phổi
Khi tâm trạng tức giận, hô hấp sẽ vội vàng, thậm chí xuất hiện hiện tượng hoán đổi khí quá độ. Bao phổi không ngừng khuếch trương, không có thời gian thu co, tức là không có được thư giãn và nghỉ ngơi nên có, từ đó nguy hại đến sức khỏe của phổi.
Khuyến cáo: chuyên tâm, hít thở sâu và nhẹ nhàng thở ra 5 lần, làm cho bao phổi có được nghỉ ngơi.
8. Tổn hại hệ thống miễn dịch
Khi tức giận, đại não sẽ ra mệnh lệnh cho cơ thể chế tạo ra một loại chất cortisol do cholesterol chuyển hóa thành. Loại chất này nếu tích lũy trong cơ thể quá nhiều sẽ gây
chướng ngại cho sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm cho sức đề kháng cơ thể thấp đi.
Khuyến nghị: Hồi nhớ về những việc tốt của mình trong quá khứ, cố gắng hết sức đề bình hòa tâm trạng.
Dương Hằng
Theo xinhuanet
Phòng tránh bệnh ung thư vú, một bước đơn giản - Phần 2 Năm 2010, bệnh ung thư vú đã tấn công gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới. Chỉ có 1/3 trường hợp mắc bệnh có thể sống sót, với điều kiện được phát hiện và điều trị sớm. Đừng đánh đu với cơ hội mong manh ấy và hãy bắt đầu tiến hành những thay đổi rất nhỏ và đơn giản trong cuộc...