Mỗi người Việt mất 1,59 triệu đồng vì virus máy tính
Thiệt hại do virus máy tính gây ra tại Việt Nam trong năm 2020 vượt 1 tỷ USD, theo đó, mỗi người dùng máy tính mất 1,59 triệu đồng.
Chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav, thực hiện tháng 12/2020, cho thấy, người dùng máy tính tại Việt Nam chịu thiệt hại kỷ lục – hơn 23,9 nghìn tỷ đồng – vì virus máy tính trong một năm.
Thiệt hại này được tính dựa trên mức thu nhập của người sử dụng và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do các trục trặc gây ra bởi virus máy tính. “Trung bình, mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam bị thiệt hại 1.594.000 đồng trong năm vừa qua. Với ít nhất 15 triệu máy tính đang được sử dụng trên cả nước, thiệt hại do virus gây ra trong năm lên tới hơn 1 tỷ USD”, đại diện Bkav chia sẻ.
Covid-19 là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ tấn công mạng tăng năm qua, bên cạnh sự gia tăng của các hình thức tấn công vào giao dịch ngân hàng.
Theo Bkav, khi Covid-19 bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chuyển sang làm việc tại nhà. Nhiều đơn vị buộc phải mở hệ thống để nhân viên truy cập và làm việc từ xa. Kẻ xấu có cơ hội khai thác lỗ hổng, tấn công, đánh cắp thông tin. Công ty an ninh mạng này cho biết, tại Việt Nam, nhiều trang thương mại điện tử, một số nền tảng giao hàng trực tuyến có nhiều người sử dụng, đã bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu trong năm 2020.
Ngoài ra, theo trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ( NCSC), khi sinh hoạt của người dân được thực hiện trên Internet, các hình thức lừa đảo trên môi trường mạng cũng gia tăng theo.
Một “điểm nóng” khác là tấn công vào giao dịch ngân hàng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Cách thức chính của hacker là lừa người dùng cài phần mềm gián điệp trên điện thoại để đọc trộm tin nhắn OTP, thực hiện giao dịch bất hợp pháp.
Video đang HOT
Hồi tháng 9/2020, tài khoản của một người dùng tại TP HCM đã chuyển cho tài khoản khác 406 triệu đồng mà chủ tài khoản không biết. Theo các chuyên gia bảo mật, hacker có thể đã đọc trộm thông tin đăng nhập cũng như tin nhắn OTP của người này, sau đó kích hoạt tính năng chuyển tiền trên một thiết bị khác. Vì vậy, kẻ xấu có thể thực hiện giao dịch, nhận thông báo từ ngân hàng mà chủ tài khoản không hề biết.
Năm 2010, hệ thống giám sát virus của Bkav đã phát hiện hơn 15.000 phần mềm gián điệp trên điện thoại di động. Điển hình là phần mềm VN84App, lây nhiễm hàng nghìn smartphone tại Việt Nam.
Một hình thức tấn công nguy hiểm khác là tấn công “chuỗi cung ứng” (Supply Chain Attack) cũng được ghi nhận tại Việt Nam. Thay vì nhắm mục tiêu trực tiếp vào nạn nhân, tin tặc tấn công vào các nhà sản xuất phần mềm mà nạn nhân sử dụng, cài mã độc vào phần mềm ngay từ khi xuất xưởng. Một khi nạn nhân tải hoặc cập nhật phần mềm phiên bản mới từ nhà sản xuất, mã độc sẽ được kích hoạt, hacker có thể dễ dàng xâm nhập thành công vào các hệ thống được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều cơ quan, tổ chức quan trọng trong nước trở thành mục tiêu của hình thức tấn công này trong năm qua.
2020 cũng là năm bùng bổ của mã độc tàng hình W32.Fileless với ít nhất 800 nghìn máy tính tại Việt Nam bị nhiễm, tăng gấp đôi so với năm 2019. Loại mã độc này không có file nhị phân trên ổ cứng máy tính, nên dễ dàng qua mặt hầu hết các phần mềm diệt virus trên thị trường – vốn cần mẫu nhận diện để phát hiện virus.
Trong chiến dịch rà soát và bóc gỡ mã độc năm 2020 do NCSC thực hiện với 1,2 triệu máy tính được rà quét, tỷ lệ máy tính nhiễm mã độc chiếm hơn 30%.
Theo các chuyên gia về an toàn thông tin, doanh nghiệp cần thiết lập môi trường kết nối an toàn bằng các giải pháp, như SSL, VPN; đồng thời cần đánh giá an ninh hệ thống, đánh giá phần mềm, trước khi công khai ra Internet. Doanh nghiệp phải cài đặt phần mềm diệt virus, tường lửa, hệ thống giám sát và thường xuyên cập nhật bản vá cho hệ điều hành.
Người dùng cần cảnh giác khi làm việc từ xa; cài đặt phần mềm diệt virus; không tải và cài những phần mềm không rõ nguồn gốc; thường xuyên cập nhật bản vá phần mềm, hệ điều hành; không chia sẻ hay truy cập các đường link lạ.
Máy tính sẽ dự đoán được tương lai gần
Giới khoa học đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra máy tính lượng tử, phục vụ cho mọi nhu cầu hằng ngày của con người trong tương lai.
Những nghiên cứu gần đây liên quan đến thuật toán lượng tử thuộc 2 nhóm nghiên cứu sinh độc lập đã thu hút người đọc trên arXiv . Nội dung của chúng xoay quanh việc tận dụng các thuật toán thông minh để giải phương trình vi phân phi tuyến.
Thuật toán lượng tử là thuật toán chạy bằng mô hình thực tế của tính toán lượng tử. Trong đó, mô hình tính toán thông qua mạch lượng tử được sử dụng phổ biến nhất.
Nếu nhìn các bài nghiên cứu này dưới góc nhìn khoa học, chúng ta có thể kết luận rằng đây là tiền đề cho một chiếc máy tính có thể "đóng băng thời gian", nhằm xử lý các vấn đề cần có lời giải ngay lập tức.
Phương trình tuyến tính là thứ mà máy tính cổ điển có thể giải một cách nhanh chóng thông qua một vài phép toán nhị phân đơn giản. Nhưng phương trình vi phân phi tuyến thường quá khó nhằn, thậm chí bất khả thi để giải kể cả với chiếc máy tính truyền thống mạnh nhất hiện tại.
Máy tính lượng tử có thể là đáp án cho việc giải quyết các vấn đề cực kỳ phức tạp mà máy tính ngày nay chưa làm được.
Khi máy tính giải quyết một bài toán về phương trình vi phân phi tuyến, về cơ bản chúng đang dự đoán tương lai.
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo hoạt động trên các máy tính truyền thống có thể bắt được hình ảnh một quả bóng đang bay giữa không trung và có đủ thông tin để dự đoán quỹ đạo bay của nó. Ta có thể thêm nhiều quả bóng nữa, và máy tính vẫn có thể thực hiện tốt tác vụ trên.
Tuy nhiên ở một quy mô lớn hơn với số lượng cá thể lớn hơn nhiều lần, máy tính truyền thống có thể bị vượt ngưỡng xử lý và sẽ không thể dự đoán đúng những tác vụ như vậy. Theo lý giải của nhà nghiên cứu lượng tử Andrew Childs, đó là lý do chúng ta không thể dự đoán chính xác được thời tiết.
Tuy nhiên, máy tính lượng tử không tuân thủ các quy tắc nhị phân. Thay vì xử lý từng tác vụ như máy tính cổ điển, chúng có thể xử lý tất cả cùng một lúc. Điều này có nghĩa, chúng có thể xừ lý các vấn đề khó hơn như dự đoán vị trí của mọi vật thể trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Điều này có ý nghĩa như thế nào với nhân loại? Máy tính cổ điển đã hiện đại hóa đời sống con người một cách đáng kể. Sự xuất hiện của chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống chúng ta. Vậy chúng ta cần thêm máy tính lượng tử để làm gì?
Khi đề cập đến khả năng đóng băng thời gian của máy tính lượng tử, nó không có nghĩa là cho thời gian thực dừng lại, mà đơn giản là ta đang nói đến một chiếc máy tính đủ mạnh để có thể chạy những thuật toán mang cấp độ phân tử với độ chính xác cao và gần như không có thời gian chờ.
Để đơn giản hóa vấn đề, ta có thể tưởng tượng, trong tương lai, khi bị hàng tá mảnh vỡ kính bắn về phía mình. Thì ngay trong thời khắc kính vỡ, máy tính lượng tử đã có đủ thông tin cũng như dự đoán được quỹ đạo, điểm rơi của từng mảnh kính và lập tức điều khiển drone chặn chúng lại tránh làm con người bị thương. Đó là điều nằm ngoài khả năng của một chiếc máy tính cổ điển ngày nay.
Điều đó cho thấy trong một tương lai gần, máy tính lượng tử sẽ hoạt động liên tục trong thời gian thực, giải quyết các vấn đề phát sinh ngay thời khắc chúng vừa xảy ra và nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng của xã hội.
Panasonic và Grab triển khai công nghệ Nanoe X làm sạch không khí Panasonic Việt Nam vừa công bố hợp tác với Grab cùng triển khai ứng dụng công nghệ Nanoe X, một giải pháp làm sạch không khí đồng thời có thể ức chế virus. Thiết bị phát Nanoe X có thể gắn được trên xe hơi Trong dự án hợp tác này, Panasonic và Grab sẽ cùng kết hợp để nhấn mạnh tầm quan...