Mỗi ngày xuất được 2.000 con heo sang Campuchia
Sau thời gian un ứ và khủng hoảng giá trong nước, một số công ty Việt Nam bắt đầu xuất heo sang Campuchia – một lối thoát khả dĩ sau khi thị trường Trung Quốc đóng cửa.
Theo ông Nguyễn Văn Mấy – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Tây Ninh, hiện mỗi ngày trên địa bàn tỉnh tiêu thụ hơn 2.000 con heo thịt (sản lượng đạt trên 200 tấn). Trong đó, một nửa số lượng heo xuất sang thị trường Campuchia bằng đường tiểu ngạch, trọng lượng 100 – 103 kg/con.
Thu mua heo tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Video đang HOT
Chữa cháy!
Trong khi đó, theo Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, trung bình mỗi tuần Đồng Nai tiêu thụ gần 70.000 con heo. Ngoài thị trường chính là TP.HCM, Đồng Nai còn xuất heo sang một số tỉnh của Campuchia, trung bình mỗi ngày xuất khoảng 2.000 con heo.
Theo đánh giá chung của ngành nông nghiệp các tỉnh có heo sang thị trường Camphuchia, lượng heo xuất sang Campuchia chủ yếu từ các công ty thu mua ở các trang trại chăn nuôi heo theo hướng an toàn, heo từ các hộ nhỏ lẻ… không có cửa chen chân vào thị trường này. Mặc khác, việc xuất heo sang thị trường Campuchia cũng chỉ mang tính thời vụ, nên chưa thu hút được nhiều công ty, thương lái tham gia.
Ông Phan Khắc Dũng – một thương lái thu mua heo tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, năm nay số lượng heo xuất sang thị trường Campuchia tương đối nhiều. “Thật ra, hàng năm heo Việt Nam cũng có xuất đi Campuchia, nhưng một năm chỉ được vài tháng, số lượng rất khiêm tốn và giá bán chỉ ở mức thấp, lợi nhuận không đáng kể nên đã lâu rồi tôi không tham gia thu mua heo xuất sang thị trường này”, ông đánh giá.
Kênh tiêu thụ đáng kể
Đánh giá của Chi cuc Chăn nuôi – thu y Đông Nai cho thấy, tuy thị trường Campuchia là thị trường nhỏ nhưng sắp tới sẽ là kênh tiêu thụ rất đáng quan tâm trong giai đoạn khó khăn về đầu ra trong chăn nuôi như hiện nay. Tuy nhiên, sau thời gian xuất heo sang thị trường Campuchia vừa qua, có thể thấy rằng, không chỉ thị trường Trung Quốc mà cả thị trường Campuchia cũng ưu tiên chọn heo từ các công ty lớn, đảm bảo về chất lượng an toàn.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện các trại chăn nuôi tư nhân nhỏ lẻ hầu như chưa tham gia vào thị trường xuất heo đi Campuchia. Có thể thấy, ngoài việc lợi nhuận còn khiêm tốn, thì chất lượng heo đã khiến một số công ty thu mua heo ngán ngại heo của nông hộ. Sắp tới thị trường xuất khẩu heo sẽ siết chặt hơn về tiêu chuẩn. Trong đó, heo có thương hiệu về uy tín chất lượng sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc cạnh tranh.
Cũng theo ông Đoán, trong giai đoạn chăn nuôi khó khăn này, người chăn nuôi không nên lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn được xem xét đầu tiên để được tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Hiện, ồng Nai đã xây dựng được gần 30 trang trại heo đạt chuẩn VietGAP và hơn 600 hộ chăn nuôi heo với quy mô dưới 100 con cũng đã được Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi (Lifsap) ồng Nai công nhận đạt chuẩn.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn – Phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, hiện toàn tỉnh đã có 8 trang trại chăn nuôi heo. Mỗi trang trại khoảng 2.200 con được công nhận cơ sở an toàn vệ sinh dịch bệnh. 10 trang trại được cấp giấy chứng nhận VietGap. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh sẽ có 30 trang trại được công nhận VietGap. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở chăn nuôi heo chứng minh được nguồn gốc, sản phẩm sạch, hướng tới mở rộng xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
Theo Danviet