Mỗi năm, người Việt chi 3 tỷ USD cho du học
Hiện có hơn 110.000 du học sinh ở 47 quốc gia với mức học phí từ 30.000-40.000 USD mỗi năm. Tổng cộng, người Việt mỗi năm chi khoảng 3 tỷ USD để có được nền giáo dục quốc tế.
Đó là một trong những nội dung báo cáo đáng chú ý được nêu tại Diễn đàn doanh nghiệp VN (VBF) 2015 ở Hà Nội ngày 1/12, quy tụ nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ở VN.
Sinh viên VN tham gia một chương trình giao lưu tại ĐH Konkuk (Hàn Quốc). Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhóm công tác giáo dục và đào tạo của VBF cho biết điều 24 của Nghị định 73 hạn chế tỷ lệ học sinh Việt Nam 10%, 20% được phép đăng ký học tại các trường quốc tế tại VN, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người Việt ra nước ngoài du học.
VBF chỉ ra rằng, hạn chế tỷ lệ 10% và 20% học sinh VN được phép học tại trường quốc tế được tính trên số lượng học sinh nước ngoài của trường sẽ không thể thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại các tỉnh thành ở VN.
Ngoài ra, nếu các cơ sở giáo dục không có học sinh nước ngoài học tập thì cũng sẽ không được tuyển học sinh VN vào học. Thực tế là hầu hết các tỉnh thành trừ Hà Nội và TP HCM có rất ít người nước ngoài đến làm việc và sinh sống, do đó hầu như không có học sinh nước ngoài đăng ký học.
“Nếu theo tỷ lệ hạn chế nêu trên sẽ không có học sinh VN được phép tiếp cận với trường quốc tế dù có nhu cầu. VBF đề xuất Chính phủ nên bỏ điều khoản hạn chế này để học sinh VN có nhiều cơ hội tiếp cận với trường quốc tế ngay tại VN thay vì phải đi nước ngoài”, báo cáo nêu.
VBF cho biết việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh gặp khó khăn do khan hiếm nguồn cung trong thị trường VN vì trong thực tế rất ít giáo viên tiếng Anh người nước ngoài có trình độ cử nhân ngôn ngữ học hoặc giảng dạy tiếng Anh (theo yêu cầu của Nghị định 73).
Video đang HOT
Do đó, VBF đề xuất sửa đổi Nghị định 73 để cho phép tuyển dụng giáo viên tiếng Anh có trình độ cử nhân trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu (không nhất thiết phải trong ngành ngôn ngữ học hoặc giảng dạy tiếng Anh), miễn là họ là người nói tiếng Anh bản địa; và giáo viên tiếng Anh bán thời gian hoặc theo mùa vụ sử dụng một giấy phép lao động để giảng dạy tại nhiều trường học hoặc trung tâm ngoại ngữ.
Quá nhiều giấy phép
Nghị định 73, ban hành năm 2012 nhằm thay thế Nghị định 06, áp dụng cho các dự án đầu tư nước ngoài và hợp tác trong giáo dục và đào tạo ở VN bao gồm các trường đại học, trường học có vốn đầu tư nước ngoài và các trường mẫu giáo, chương trình bán du học, và các văn phòng đại diện của các tổ chức giáo dục nước ngoài.
Tuy nhiên, nhóm công tác VBF cho biết Nghị định 73 phức tạp hơn so với nghị định 06 trước đây với yêu cầu 03 loại giấy phép, cụ thể là: Giấy phép đầu tư, sau đó là giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Điều này áp dụng ngay cả khi thành lập chi nhánh của một tổ chức đã được cấp phép. Rất nhiều thủ tục giấy tờ lặp đi lặp lại trong các quá trình và yêu cầu nhiều đánh giá của nhiều cục, vụ liên quan, dẫn đến việc lãng phí thời gian cho các nhà đầu tư/các tổ chức và các cơ quan cấp giấy phép.
“Các nhà đầu tư mới vào Việt Nam, cũng như các nhà đầu tư hiện tại, cảm thấy rằng rất khó để vượt qua tất cả các thủ tục cấp phép phức tạp. Ngoài ra, điều này mâu thuẫn với những chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội về Luật đầu tư (tức là đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư)”, nhóm công tác nêu.
Theo Q.Trung – Q.V.Kình/Tuổi Trẻ
'Người Việt chưa thể giỏi tiếng Anh hơn Thái Lan'
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, bảng xếp hạng trình độ tiếng Anh người Việt đứng thứ 5 châu Á chỉ mang tính tham khảo.
Tổ chức giáo dục EF Education First (Thụy Sĩ) vừa công bố bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ 2015. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia về khả năng tiếng Anh, trên cả Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.... Trình độ tiếng Anh của người Việt đứng thứ 5 châu Á, sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Hàn Quốc.
So với năm 2014, Việt Nam đã tăng 4 bậc trong xếp hạng của EF (năm 2014, Việt Nam đứng thứ 33).
Lớp học tiếng Anh miễn phí của "thần đồng" Đỗ Nhật Nam cho các em nhỏ. Ảnh: Hoàng Anh.
Đánh giá chưa toàn diện
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, người nhiều năm gắn bó ngành giáo dục cho rằng, đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo. "Xếp hạng Việt Nam trên Nhật Bản còn có cơ sở xem xét, nhưng hơn Thái Lan thì không thể", ông Nhĩ khẳng định.
Cụ thể, theo nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, Thái Lan có chương trình dạy tiếng Anh phổ thông cơ bản, nhiều địa phương có thể trao đổi bằng ngoại ngữ này. Tại các hội nghị quốc tế, đoàn đại biểu Thái Lan nói tiếng Anh rất chuẩn.
Ông Nhĩ nhận xét, dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng trình độ tiếng Anh của người Việt chưa thể đạt "đẳng cấp" như bảng xếp hạng đánh giá. Phổ điểm của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua cho thấy, 74.151 thí sinh đạt 2,25 điểm môn tiếng Anh, cũng phần nào nói lên thực trạng học ngoại ngữ trong giới trẻ.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, trẻ em nên học tiếng Anh từ bậc mầm non đến đầu cấp tiểu học là hiệu quả nhất. Hiện nay, học sinh lên lớp 3 mới học môn này là quá muộn.
Chia sẻ quan điểm bảng xếp hạng dựa trên khảo sát chưa toàn diện, cô Thảo Nguyên, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, nói khảo sát của EF là bài kiểm tra trên mạng, chủ yếu ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, không tiến hành ở vùng núi. Bài kiểm tra khá dễ đối với học sinh thành thị.
"Đối tượng của khảo sát là học sinh khá, có kiến thức tốt, sử dụng mạng Internet thành thạo, nên kết quả không mang tính bao quát", cô Thảo Nguyên nói. Theo nữ giáo viên, trong quá trình giảng dạy, luyện thi IELTS, cô thấy trình độ của học sinh ở mức trung bình.
"Đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo hoặc có giá trị trong tương lai. Còn thời điểm hiện tại, khả năng tiếng Anh của người Việt chưa đều giữa các khu vực và môi trường sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế", Nguyễn Mai Phương - giáo viên dạy tiếng Anh online nói.
Nặng về ngữ pháp
Cô Thảo Nguyên nhận xét thêm, các bạn trẻ học tiếng Anh thường không đầu tư cho nghe, nói mà tập trung ngữ pháp. Vì ít tương tác nên khi gặp tình huống giao tiếp, các em thường phản ứng chậm.
"Tiếng Anh của giới trẻ tương đối khả quan và ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều thứ cần cải thiện" là ý kiến của thầy Ninh Bắc, giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo ông Bắc, ở các trường không chuyên, tư duy giáo dục còn cũ, kiểm tra ngữ pháp là chính nên hiệu quả thực tế không cao. Các em học xong là quên ngay chứ không rèn thành kỹ năng.
Còn cô Mai Phương nhận định, nhiều người không học được tiếng Anh vì bỏ ra quá nhiều thời gian cho ngữ pháp mà quên đi yếu tố từ vựng và sử dụng ngôn ngữ. Không có môi trường tiếp xúc, sử dụng tiếng Anh thường xuyên nên việc học tập dễ đi vào lối mòn.
Cô Nguyễn Loan, giảng viên tiếng Anh tại một tổ chức giáo dục quốc tế, khuyên: "Học sinh, sinh viên Việt Nam nên chú trọng khả năng nghe và nói nhiều hơn, từ đó tăng cường khả năng phản ứng trong giao tiếp".
Education First (EF) là công ty giáo dục quốc tế chuyên về đào tạo ngôn ngữ, các chương trình trao đổi văn hóa. Công ty được thành lập năm 1965, có trụ sở tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ. Hiện EF có 40.000 nhân viên và 500 văn phòng, trường học ở hơn 50 quốc gia.
Báo cáo của EF EPI xếp hạng 70 quốc gia từ nguồn dữ liệu của 910 nghìn người trưởng thành học tiếng Anh trên toàn thế giới.
Theo Zing
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố học bổng du học ngắn hạn cho sinh viên (Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam ) Hôm nay, 23/11, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo tìm kiếm ứng viên cho chương trình học bổng Global Undergraduate Exchange Program (Global UGRAD), năm học 2016 - 2017. Với học bổng này, sinh viên theo học một học kỳ không lấy bằng tại một trường đại học ở Hoa Kỳ. Chương trình mở...