Mỗi năm lỗ hơn 40 tỷ đồng tiền in sách giáo khoa?
Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, 3 năm trở lại đây, mỗi năm NXB lỗ hơn 40 tỷ đồng tiền in sách giáo khoa.
Lãnh đạo Nhà xuất bản GDVN đang giải thích về việc in sách giáo khoa
Trao đổi với báo chí chiều ngày 21/9, về một số vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, ông Lê Hoàng Bách Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, trong doanh thu và lợi nhuận bán sách giáo khoa (SGK), 3 năm trở lại đây của NXB đều lỗ.
Ông Bách dẫn chứng, tại “ Báo cáo Kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 tại NXBGDVN” ngày 26/01/2018 của Kiểm toán Nhà nước, doanh thu SGK năm 2015 là 656,6 tỷ đồng; kết quả kinh doanh mảng SGK: lỗ 43,8 tỷ đồng; Doanh thu SGK năm 2016 là 735,2 tỷ đồng; kết quả kinh doanh mảng SGK: lỗ 43,3 tỷ đồng;
Tại báo cáo tài chính năm 2017 đã được kiểm toán độc lập kiểm toán số liệu: doanh thu SGK: 703,9 tỷ đồng, lỗ 38,14 tỷ đồng.
Lãnh đạo NXB giải thích, do chi phí đầu vào của SGK tăng cao, trong khi gia ban không thay đôi nên du NXBGDVN đã tìm va thưc hiên nhiêu biện pháp để tiết kiệm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khac nhưng doanh thu phat hanh SGK vân không thê đủ bù đắp chi phí, dân đên hoạt động xuất ban phat hanh SGK luôn bị lỗ.
NXBGDVN đa sư dung cac nguôn thu khac đê bu đăp lô cua hoạt động xuất ban phat hanh SGK mỗi năm trên dưới 40 tỉ đồng. Điều này đã được các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra của Tổng cục Thuế… kiểm tra, xác nhận và kiên nghi NXBGDVN co giai phap khăc phuc, han chê viêc bu đăp lô cho hoat đông xuât ban phat hanh SGK.
Theo quy định hiện hành thì SGK là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Theo đó, gia ban SGK không thay đôi trong 8 năm qua (tư năm 2011 đên nay).
Trong khi đó, cac khoan chi phi đâu vao cua hoat đông xuât ban, phat hanh SGK đêu biên đông tăng, tư yêu tô chi phi nguyên nhiên vât liêu (giấy in, chi phí điện, nước, xăng dầu…), chi phi nhân công, tiên công in tra cac nha in…, chi phi vân chuyên… đêu tăng mạnh qua các năm.
Lãnh đạo NXB phân trần, toàn bộ các chi phí in ấn và phát hành SGK, NXBGDVN phải tự hạch toán, tự cân đối; hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó NXBGDVN là doanh nghiệp nên phải đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2017 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh trong năm đều tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, doanh thu thuần trong năm 2017 của NXB Giáo dục đạt 1.111,1 tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp 240,9 tỷ đồng, tăng tương ứng.
Với kết quả kinh doanh như trên, đến cuối 2017, NXB Giáo dục đang có khoảng 171,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Kế hoạch trong năm nay của đơn vị này là 1.180 tỷ đồng tổng doanh thu, doanh thu thuần đạt 1.130 tỷ đồng. Lãi trước thuế 82 tỷ đồng và lãi sau thuế 74,6 tỷ đồng.
Cần phân biệt rõ sách giáo khoa với sách tham khảo
Về việc phản ánh “SGK thay đổi hàng năm”, ông Lê Hoàng Bách, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục VN cho biết, sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành, SGK không được chỉnh sửa nội dung nếu không được Bộ GĐ&ĐT phê duyệt. Bất kì chỉnh sửa nội dung nào đều phải thông qua Hội đồng quốc gia thẩm định SGK xem xét và Bộ trưởng phê duyệt. Vì vậy, nội dung sách được giữ ổn định từ khi biên soạn bộ sách (2002-2008) đến nay.
Trong trường hợp có những thay đổi lớn về quản lí Nhà nước hoặc những phát hiện mới trong khoa học có ảnh hưởng sâu rộng cần phải điều chỉnh liên quan đến kiến thức trong SGK một số môn học, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo chỉnh sửa, cập nhật nội dung.
Đối với vấn đề sách giáo khoa và sách tham khảo trong bộ sách mà phát hành bán cho học sinh hiện nay, phụ huynh không biết sách nào chính thống, sách nào không chính thống? ông Bách cho rằng, phụ huynh cần phân biệt rõ SGK và sách tham khảo.
“SGK là do Bộ GD&ĐT ban hành sử dụng thống nhất trong toàn quốc, thông thường bao gồm sách học sinh và sách giáo viên. Sách tham khảo là mảng sách giúp học sinh thực hành, luyện tập thêm về kiến thức, kĩ năng. Sách tham khảo được học sinh chọn mua theo nhu cầu luyện tập và mở rộng kiến thức trên tinh thần tự nguyện. Đây là mảng sách ngoài NXBGDVN thì còn được nhiều NXB khác xuất bản” – ông Bách bày tỏ.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Có cần nhiều bộ sách giáo khoa
Theo PGS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) cần phải có đội ngũ nắm được tâm lý học sinh và không cần quá nhiều bộ SGK mà nên tập trung vào chất lượng.
Việc biên soạn SGK cần phải có đội ngũ nắm được tâm lý học sinh. Ảnh minh họa.
3 khó khăn
Khẳng định một chương trình, nhiều SGK là một chủ trương mở, giúp cải thiện chất lượng SGK, PGS Phạm Tất Dong cho rằng một số nước trên thế giới đã thực hiện điều này. Đây là một tiến bộ trong giáo dục bởi đã tính đến điều kiện văn hóa khác nhau của từng vùng một trong mỗi quốc gia để có các bộ sách SGK khác nhau.
Ví dụ bộ sách văn học và ngôn ngữ ở miền Bắc đôi khi không phù hợp lắm với miền Nam. Hoặc đôi khi sự phát triển về kinh tế, du lịch của mỗi vùng miền khác nhau, SGK có thể quy định phần cứng, phần mềm khác nhau, nó rất tiện dụng.
Thứ hai, trong điều kiện minh bạch, các nhóm thi đua với nhau để đưa ra các sách tốt nhất thì tốt thôi, không vấn đề gì cả. Thời kỳ đó, các chuyên gia giáo dục thấy hợp lý nên đề xuất và Quốc hội biểu quyết nên đưa vào Nghị quyết.
Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã quy định một chương trình, nhiều bộ SGK. Nhưng gần đây lại có những ý kiến đặt lại vấn đề muốn một chương trình, một bộ SGK. Điều này không có gì mâu thuẫn bởi khi triển khai, gặp phải những vấn đề phát sinh thì phải xem xét lại để thay đổi nếu cần thiết.
Bởi từ Nghị quyết đến triển khai không đơn giản nếu chúng ta không lường trước được khó khăn, thậm chí là tiêu cực từ đó sẽ ra. Sẽ khó chứ không dễ giải quyết.
Lấy ví dụ, Quốc hội đồng ý đưa 1 chương trình nhiều SGK kèm theo 1 ý thế này, nơi nào muốn sử dụng sách nào thì tự chọn. Như vậy, sẽ khó ngay trong quản lý. Ngay ở Hà Nội mỗi trường dùng 1 SGK thì sao? Hay mỗi tỉnh, thành phố dùng 1 loại, còn nếu trường nào dùng sách nào cũng được, miễn khi thi đảm bảo được học vấn chung của chương trình chuẩn. Đấy cũng là một cách. Dẫu vậy các nhà quản lý sẽ khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc in ấn SGK, có tổ chức nào bao quát, đánh giá được từng cuốn SGK đã chuẩn về mặt chương trình, nội dung chuẩn mực chưa? Như vậy, đòi hỏi đội ngũ kiểm định chắc chắn. Các SGK đưa ra phải đạt những chuẩn như nhau mà chưa bao giờ chúng ta đưa ra chuẩn như thế nào.
Còn nếu bảo tùy thích thì mỗi người mỗi ý. Cũng phải lường trước là trường muốn dạy con tôi bằng quyển SGK này nhưng tôi thích quyển kia, số lượng in bao nhiêu cho vừa, số lượng khó tính quá, gây ra in thừa, in thiếu... Ví dụ sách SGK của GS Hồ Ngọc Đại chỉ có 1 quyển là sách Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục mà tham gia vào thì không đúng. Muốn tham gia là phải có một bộ sách tương ứng với cả chương trình quy định. Vừa rồi, gần 50 tỉnh triển khai riêng sách Tiếng Việt này, tôi thấy như vậy là khập khiễng. Vì sao? Vì nếu để tập đọc thì cũng có nhiều cách.
SGK hay sách tham khảo?
PGS Phạm Tất Dong cho biết, ông đã trực tiếp hỏi nhiều giáo viên, trong đó có người bạn đời của ông cũng là giáo viên lâu năm thì nhận được ý kiến là một chương trình nhiều SGK, đó là xu hướng chung và cũng rất hay. Nhưng hay nhất vẫn là một bộ SGK, nhiều bộ sách tham khảo. Chẳng hạn, SGK chính thống in quyển lịch sử thế này, ngoài ra giáo viên có thể đọc thêm các sách khác. Và hay nhất vẫn là sách tham khảo lấy ở một số nước, chẳng hạn tham khảo môn Toán cùng cấp ở các nước khác đang dạy ra sao?...
"Khi tôi là sinh viên khoa Toán của Trường ĐH Sư phạm, tôi luôn lên thư viện đọc rất nhiều sách toán của ĐH Bách khoa, ĐH Tổng hợp, ĐH Kinh tế quốc dân, để mình mở mang kiến thức nhưng vẫn đảm bảo kiến thức của chương trình toán của sư phạm. Đó là chính bởi sau này mình sẽ dạy chương trình đó"- ông Dong nói.
Vì vậy, quan điểm của PGS Phạm Tất Dong là nên 1 quyển SGK chính thống để không có gì đó "gợn gợn" về mặt nội dung. Còn ai muốn viết sách tham khảo thì cứ viết, sẽ có những nhóm xin viết sách. Những nhóm chưa đủ năng lực họ sẽ không tham gia vì viết SGK khó lắm. Còn sách tham khảo thì cũng nhiều vấn đề đặt ra, thầy giáo không đủ thời gian để dạy tất cả mà những bộ sách tham khảo này sẽ giúp cho học sinh hiểu biết thêm. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số hiện nay, cách này có thể cũng hơi lạc hậu thật. Học sinh khai thác trên mạng thì sẽ biết thêm được rất nhiều kiến thức cần thiết.
Là người từng ở cơ quan chỉ đạo viết SGK ở đợt cải cách năm 1979, ông Dong cho biết có nhiều GS đầu ngành, nhiều giáo viên kỳ cựu có đủ kinh nghiệm để viết sách bộ sách đó. Nay nếu để chỉ một nhóm nhỏ viết thì khó, có thể gây tốn kém.
"Tôi chưa hiểu phương pháp của Bộ sẽ làm sao? Nếu Quốc hội đồng ý một chương trình nhiều SGK thì ngay khi giải trình phải nói rõ các tổ chức cá nhân khác nhau tham gia viết SGK thì quy trình như thế nào? Những chuẩn nào cần bảo đảm. Cuốn nào được dùng, cuốn nào không được dùng, vì không phải nhóm nào cũng đủ tiền thuê chuyên gia viết sách".
Lo ngại lợi ích nhóm
Bày tỏ lo ngại về lợi ích nhóm khi triển khai viết SGK, PGS Phạm Tất Dong cho hay: "GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình GDPT mới đây đã trả lời báo chí rằng trong khi chờ đợi ban hành chương trình, có nhà xuất bản đã tổ chức viết trước, sau đó sẽ chỉnh sửa. Như vậy, chẳng phải đã đón đầu trước rồi? Nhưng trên thực tế, làm sao họ biết chương trình được duyệt như thế nào mà viết? Sẽ nghi ngờ có tay trong chứ?".
Để phá thế độc quyền nhà xuất bản, đây là ý rất hay, nhưng SGK đưa ra để làm gì? Để học sinh đáp ứng được nhu cầu về phẩm chất năng lực như chương trình đưa ra. Các nhóm viết phụ thuộc vào nhà xuất bản. Nếu giữa họ có những ràng buộc nào đó thì độc quyền đúng là sẽ chuyển sang lợi ích nhóm, người nhiều người ít tất sinh ra đấu đá.
Từng nhóm nhỏ viết sách, trong khi mô hình nhân cách thu gọn trong từng bài học. Từng ấy bài học mới tạo nên nhân cách của một người học trò. Nếu SGK chỉ cần hơi chệch một chút thì hệ lụy sẽ rất nguy hiểm, là thế hệ học trò sẽ phải gánh chịu.
Bên cạnh đó, việc biên soạn SGK cần phải có đội ngũ nắm được tâm lý học sinh và không cần quá nhiều bộ SGK mà nên tập trung chất lượng.
Thu Hương
Theo daidoanket
Chuyên gia hiến kế đẩy lùi bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa Do sách giáo khoa còn tồn tại 5 năm nữa, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục đề xuất bù đắp bằng sách tham khảo, chương trình ngoài giờ. Chiều 14/9, tại hội thảo "Lồng ghép giới trong sách giáo khoa phổ thông" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận một số vấn đề...