Mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và năng lực trí não
Hai nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng việc duy trì tốt sức khỏe tim mạch có thể giúp chúng ta bảo vệ năng lực trí não khi về già.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp giúp kịp thời phát hiện vấn đề tim mạch.
Trong nghiên cứu đầu tiên công bố trên Tạp chí PLOS Medicine, các chuyên gia tại Viện Karolinska (Thụy iển) đã theo dõi sức khỏe tim mạch và não bộ của 1.449 người Phần Lan từng tham gia vào một nghiên cứu quy mô lớn tiến hành trong giai đoạn 1972-1988. Sau thời gian này có 744 trường hợp còn sống, không bị chứng mất trí nhớ và được tiếp tục theo dõi đến năm 2008.
Sức khỏe tim mạch của người tham gia được đánh giá từ giai đoạn trung niên cho đến cuối đời dựa trên 6 yếu tố nguy cơ – bao gồm 3 yếu tố về hành vi (tình trạng hút thuốc, hoạt động thể chất, chỉ số khối cơ thể) và 3 yếu tố sinh học (đường huyết lúc đói, tổng lượng cholesterol, huyết áp).
Khi so sánh với nhóm có kết quả đánh giá ở mức “kém” về khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch tại thời điểm tuổi trung niên, các chuyên gia nhận thấy nhóm đạt kết quả đánh giá ở mức “vừa” và nhóm đạt kết quả ở mức “lý tưởng” đã tương ứng giảm 29% và 48% nguy cơ mất trí nhớ. Tương tự, hai nhóm bảo vệ sức khỏe tim mạch ở mức “vừa” và mức “lý tưởng” trong cả giai đoạn tuổi trung niên và cuối đời cũng lần lượt giảm 75% và 86% nguy cơ bị sa sút trí tuệ, so với nhóm thực hiện ở mức độ “kém”.
Video đang HOT
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện trên chứng tỏ việc duy trì sức khỏe tim mạch suốt đời – đặc biệt là bằng cách không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng hợp lý – có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già. “Nói chung, thứ gì tốt cho tim thì cũng tốt cho não. Tim và não kết nối chặt chẽ với nhau khi con người già đi. Vì vậy, tim khỏe thúc đẩy não khỏe và bảo tồn chức năng não, từ đó làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ”, đồng tác giả Chengxuan Qiu cho biết.
Còn trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim Mỹ, các nhà khoa học ở ại học Liên bang Minas Gerais (Brazil) nhấn mạnh tình trạng huyết áp tăng cao ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể đẩy nhanh tốc độ suy giảm khả năng nhận thức.
ể đưa ra cảnh báo trên, họ đã phân tích dữ liệu liên quan đến huyết áp và chức năng nhận thức của hơn 7.000 người Brazil có tuổi trung bình là 59. Trong thời gian theo dõi 4 năm, người tham gia được kiểm tra khả năng ghi nhớ, chức năng điều hành và nói chuyện lưu loát.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy tăng huyết áp liên quan đến tình trạng suy giảm hoạt động nhận thức nhanh hơn từ tuổi trung niên trở lên. Ngoài ra, tình trạng suy giảm nhận thức cũng xảy ra bất kể một người bị tăng huyết áp trong bao lâu, nghĩa là huyết áp cao xuất hiện dù trong thời gian ngắn cũng ảnh hưởng đến chức năng não. Trước phát hiện mới, các tác giả cho rằng việc kiểm soát tốt huyết áp ở bất kỳ tuổi nào cũng giúp làm giảm hoặc ngăn chặn nguy cơ suy giảm nhận thức.
Lâu nay, huyết áp cao được coi là “sát thủ thầm lặng” đối với sinh mệnh của bệnh nhân, do tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng. Do vậy, mọi người cần thường xuyên theo dõi huyết áp để phòng ngừa các biến cố tim mạch.
Tiến sĩ Ryan Townley, chuyên gia thần kinh học tại ại học Kansas (Mỹ), cho biết có nhiều phương pháp giúp điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các thay đổi về lối sống, bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế ngồi lâu, ngủ đủ giấc, giảm mỡ thừa và không hút thuốc.
Tiếng ồn khiến người già suy giảm nhận thức
Người lớn tuổi nếu sống trong khu vực có tiếng ồn trên 10dBA thì tỉ lệ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ cao hơn 36%.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người lớn tuổi sống trong khu vực nhiều tiếng ồn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh alzheimer và các dạng khác của chứng suy giảm trí tuệ cao hơn. Người lớn tuổi nếu sống trong khu vực có tiếng ồn trên 10dBA thì tỉ lệ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ cao hơn 36%.
Công trình khoa học này là một trong số ít các nghiên cứu dịch tễ học đã xem xét ảnh hưởng của các loại tiếng ồn công cộng như: tiếng phát ra từ các phương tiện giao thông, các công trường hay các nguồn tương tự đối với sự suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Ảnh minh họa
PGS Jennifer Weuve - Chuyên gia dịch tễ học, Đại học y tế cộng đồng Boston (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu nhưng đã có nhiều tín hiệu cho thấy cần chú ý đến khả năng tiếng ồn ảnh hưởng đến nhận thức".
Các nhà khoa học cũng xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chủng tộc, hoạt động thể chất, tình trạng kinh tế xã hội và cho thấy chúng đều có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ.
Sau khi tính đến nhiều yếu tố khác, nghiên cứu chỉ ra người lớn tuổi nếu sống trong khu vực có độ ồn trên 10dBA vào ban ngày thì tỉ lệ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ cao hơn 36% và khả năng mắc alzheimer cao hơn 29%.
Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày.
Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương.
10 phút mỗi ngày cho điều này đủ giảm mỡ máu, cân nặng Tác động bất ngờ lên mức insulin, mỡ máu, đường huyết và chỉ số khối cơ thể đã được ghi nhận khi các tình nguyện viên giảm bớt vài phút nằm hoặc ngồi mỗi ngày. Các nhà khoa học từ Đại học Oulu và Khoa Y học Thể dục và Thể thao của Viện Deaconess (Phần Lan) đã nghiên cứu trên 3.443 tình...