Mối liên hệ giữa khả năng sinh sản và nơi ở
Một nghiên cứu mới tại Mỹ về mối liên hệ giữa khả năng sinh sản và nơi ở cho thấy, tại một số nơi có mức sống thấp, việc sinh con sẽ khó khăn hơn những nơi có mức sống cao.
Nơi ở liên quan tới khả năng sinh sản
Nghiên cứu này diễn ra trong sáu năm (từ 2013 đến 2019) bao gồm hơn 6.000 người, từ 21 đến 45 tuổi. Đây là những cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai mà không cần sự trợ giúp y tế . Trong từng năm, cứ tám tuần một lần, mỗi người phải báo cáo về hành trình làm cha mẹ của họ, đồng thời nhập dữ liệu địa lý.
Video đang HOT
Sau đó, các nhà nghiên cứu phân tích các khu vực theo chất lượng cuộc sống cùng một số yếu tố, chẳng hạn như tỷ lệ việc làm, trình độ giáo dục, khả năng tiếp cận nhà ở và thậm chí cả phương tiện tài chính. Họ đưa ra kết luận rằng ở những khu vực ít được quan tâm nhất, thì khả năng thụ thai (hay khả năng sinh sản) giảm đáng kể, từ 19 đến 21%. Các nhà nghiên cứu thậm chí có thể xác định rằng các khu dân cư có hoàn cảnh khó khăn đã chứng kiến tỷ lệ này giảm từ 23 đến 25%, so với các khu vực có mức sống cao hơn.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Bằng mọi cách đảm bảo đời sống cho giáo viên
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên lưu ý, phải bằng mọi cách đảm bảo được đời sống của giáo viên bởi họ đã cống hiến hết mình cho ngành giáo dục của thành phố.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022- 2023 do Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức ngày 25/8, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên lưu ý, phải bằng mọi cách đảm bảo được đời sống của giáo viên bởi họ đã cống hiến hết mình cho ngành giáo dục của thành phố.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ tại hội nghị
"Nếu để tình trạng giáo viên gặp khó, phải bươn chải cho đời sống thì không thể yên tâm giảng dạy", ông Nên nói và cho rằng, cần tạo một môi trường học tập tốt để học sinh cảm nhận được mỗi ngày các cháu đi học là một ngày vui, thấy ý nghĩa của việc đến trường.
Người đứng đầu Thành phố cũng nhắc nhở đến toàn ngành giáo dục về tính trung thực của việc học và cố gắng thay đổi, trau dồi mình mỗi ngày để có phương pháp dạy học phù hợp hơn.
"Phải chịu khó lắng nghe thì sẽ thấy các cháu nghĩ gì. Phải nghĩ tới con đường đổi mới, bắt đầu từ cái gì, theo hướng nào để thực hiện tính trung thực", ông Nên nói và nhấn mạnh đến việc nói thật, làm thật, chấm điểm thật, phải làm sao để gạn được những giả dối, chọn cái trung thực.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2021- 2022, ngành giáo dục TP gặp vô vàn khó khăn nhưng cả ngành giáo dục đã nỗ lực quyết tâm rất cao để vượt qua những thách thức lớn, thực hiện nhiệm vụ kép của ngành. Đó là vừa đảm bảo an toàn chống dịch, vừa hoàn thành kết quả năm học với chất lượng cao.
Ở học kì 1 của năm học 2021- 2022, học sinh không thể đến trường trong khi TP thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nhưng không dừng học. Đây là thử thách mới chưa từng có nhưng ngành giáo dục TP.HCM đã nhanh chóng chủ động thích ứng, triển khai đồng bộ, hiệu quả những giải pháp, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, cả ngành giáo dục đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, giữ được thành tích trong kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, đặc biệt là trong kì thi Olympic quốc tế 2022.
Gần 40% học sinh TPHCM đạt học lực giỏi
Sở GD&ĐT TPHCM vừa công bố kết quả thống kê về kết quả học tập của học sinh THPT năm học 2021-2022, số liệu cập nhập đến ngày 23/7.
Theo đó, trong tổng hơn 180.000 học sinh THPT của TP HCM năm học 2021-2022, có gần 68.000 em đạt học lực giỏi (chiếm gần 38%), trong đó khối 12 chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 45%.
Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh: Khởi đầu cho một trào lưu giáo dục mới Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh ra đời được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Trường quốc tế đầu tiên tại Bắc Ninh Ngày 16/7/2022, tại Khu đô thị Him Lam Green Park, thành phố Bắc Ninh, Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh đã chính thức khánh thành và đi vào...