Mới lạ mâm cơm cuối tuần từ quả sa kê
Với việc sử dụng sa kê làm nguyên liệu chính cho mâm cơm trưa, chắc chắc bữa cơm cuối tuần sẽ không hề đơn điệu mà cứ đượm lại mãi hương vị đặc sắc khó quên.
Mâm cơm cuối tuần đa dạng với canh sa kê, sa kê chiên, hải sản, thịt chiên. Ảnh: Hòa Phạm
Sa kê là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, thanh nhiệt lại tốt cho sức khỏe, chế biến thành nhiều món ngon như canh sa kê nấu sườn non. Vị bùi, bở tơi của sa kê quyện lẫn với vị ngọt từ nước hầm xương, dậy mùi rau thơm và hành lá hứa hẹn trở thành món ăn đặc biệt và hấp dẫn.
Nên chọn mua những trái sa kê còn xanh, quả to, nở gai, vừa chín tới. Đồng thời, cần tránh mua những trái sa kê quá chín vì dễ bị bở, không ngon miệng. Khi chọn sườn non nên chọn sườn nạc, ít hoặc không có mỡ. Có sụn là sườn non ăn rất ngon. Để giúp sa kê trắng, nên thêm khoảng 1 muỗng canh muối hoặc một chút phèn chua vào thau để sa kê bớt mủ và không bị đen.
Sa kê hầm với xương heo tạo nên một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng và có tác dụng giải nhiệt tốt. Vị ngọt của nước hầm xương quyện cùng vị bùi của sa kê sẽ khiến người ăn bị chinh phục hoàn toàn bởi món canh này.
Quả sa kê to nấu canh không hết, có thể mang đi nhúng bột chiên là có ngay món sa kê chiên giòn rụm điểm xuyết thêm cho bữa ăn. Nếu với món canh, sa kê cần cắt miếng hơi dày để khi nấu không bị bở, thì với món chiên, sa kê càng thái mỏng thì lúc chiên càng giòn và ngon hơn. Sa kê chiên với lớp vỏ vàng ươm, bên trong thì bùi bùi cùng hương thơm đặc trưng của sa kê, chấm kèm với tương ớt tạo hương vị cay nồng giúp món ăn thêm đúng điệu.
Kết hợp với món canh sa kê sườn non có thể ăn kèm với món mặn là thịt quay và đĩa rau khoai luộc, giàu chất xơ và đạm. Nếu “thèm” hải sản thì chọn ngay món cua hấp và bổ sung tráng miệng hoa quả là vừa vặn cho mâm cơm tròn vị đủ món cho bữa trưa cuối tuần.
Gợi ý thực đơn thịnh soạn cho ngày nghỉ lễ: Toàn món quen mà lạ, cả nhà gắp không muốn ngừng đũa
Những món ăn quen thuộc sẽ trở nên lạ miệng hơn với cách chế biến mới mẻ chính là lựa chọn tuyệt vời trong mâm cơm gia đình dịp nghỉ lễ này.
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là một trong những ngày lễ được nhiều người mong chờ. Vào dịp này, một số gia đình lựa chọn đi du lịch. Một số khác lại xả stress bằng cách gặp gỡ bạn bè hoặc nấu nướng 1 bữa thịnh soạn cho gia đình.
(Ảnh minh họa)
Và nếu bạn thuộc tuýp "hay ăn" thì chờ gì không "lăn vào bếp" ngay? Dưới đây là gợi ý thực đơn đủ đầy, ngon lành cho ngày nghỉ lễ. Dù toàn món quen thuộc nhưng với cách chế biến biến tấu 1 chút đảm bảo các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy mới mẻ, gắp không muốn ngừng đũa!
Cùng tham khảo thực đơn 6 món ngon lành mà đơn giản dưới đây nhé!
Sườn cháy tỏi cả nhà nhâm nhi
1. Nguyên liệu
- Sườn 700g
- Muối 7g
- Hành khô 1 củ
- Gừng 2 lát
- Tỏi 55g
- Bột ngũ vị hương, tiêu, ớt bột, hành lá mỗi thứ một ít
- Nước 50ml.
2. Cách làm
- Ướp sườn: 700g sườn rửa sạch. Tiếp đó, chặt miếng vừa ăn rồi dùng giấy ăn thấm khô. Cho 50g nước, 2 nhánh tỏi, 1 củ hành khô, 2 lát gừng, một nhúm hành lá vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Thêm 7g muối và phần nước vừa xay vào đảo đều, ướp trong vòng 15 phút.
- Chiên tỏi: Cho tỏi đã băm nhỏ vào chảo dầu nóng 100 độ C. Chiên trên lửa nhỏ đến khi chín vàng thì vớt tỏi ra để nguội.
- Chiên sườn cháy tỏi: Vẫn dùng chảo dầu vừa chiên tỏi, cho sườn đã ướp vào chảo dầu tỏi ở nhiệt độ 160 độ C dưới lửa vừa trong khoảng 5 phút. Chiên từ từ trong khoảng 5 phút. Khi chuyển màu hoàn toàn, vớt sườn đã ướp ra.
Sau đó, cho lửa to hơn khi dầu đạt 180 độ C, cho sườn trở lại chảo và chiên ngập dầu trong 3 phút. Lúc này sườn đã chín hoàn toàn. Gắp sườn ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu.
- Trộn sườn đã chiên: Trong một nồi khác, đổ một ít dầu đã chiên tỏi vào, thêm lượng thích hợp bột ngũ vị, muối, bột tiêu, ớt bột sau đó cho sườn vào đảo đều. Cuối cùng thêm tỏi phi đảo lại lần nữa cho tỏi quyện vào với sườn. Xếp sườn ra đĩa rồi rắc một chút hành lá băm nhỏ lên là xong.
3. Thành phẩm
Sườn cháy tỏi vừa thơm, ngon, bắt mắt hứa hẹn sẽ là món ăn thú vị trong mâm cơm ngày nghỉ lễ Độc lập.
Video đang HOT
T ôm chiên "không lối thoát" giòn rụm, cắn miếng đã đời
1. Nguyên liệu cho món tôm chiên
- Tôm sú 300g
- Giò sống 200g
- Hạt hạnh nhân 50g
- Bột chiên giòn, bột bắp
- Gia vị: Hạt nêm, hạt tiêu.
2. Cách làm
- Làm sạch tôm: Tôm sú rửa sạch với nước. Sau đó, lột vỏ, loại bỏ phần chỉ tôm, để lại phần đuôi tôm. Có thể khử mùi tanh của tôm bằng rượu pha loãng.
- Chế lớp bọc tôm: Trộn 200g giò sống với 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay, 1 muỗng canh bột bắp.
- Bọc tôm: Cho 3-5 thìa canh bột chiên giòn ra bát, trộn đều cùng 100ml nước lọc. Sau đó, bọc phần giò sống đã trộn ở trên quanh tôm, chỉ chừa lại phần đuôi.
- Lăn tôm qua bột: Cho tôm lăn qua hỗn hợp bột chiên giòn vừa trộn, rồi nhúng vào bát hạt hạnh nhân để hạt bám vào lớp vỏ bột chiên giòn.
- Chiên tôm: Cho phần tôm đã phủ giò và hạt hạnh nhân vào nồi chiên không dầu. Xịt 1 lớp dầu mỏng lên. Chiên tôm 2 lần: Lần 1 chọn mức nhiệt 200 độ trong 20 phút, lần 2 chọn mức nhiệt 180 độ C trong 10 phút.
3. Thành phẩm
Món tôm chiên giòn rụm, thơm, bùi hứa hẹn sẽ rất được lòng mọi người. Bạn có thể chuẩn bị thêm rau sống và nước chấm hoặc tương ớt pha sốt mayonnaise để ăn kèm.
Gà hấp bằng nồi áp suất đơn giản, nhàn thân
1. Nguyên liệu
- Gà 1 con
- Nước tương 75ml
- Dầu hào 15ml
- Rượu nấu ăn 5ml
- Gừng 1 củ
- Một chút mật ong
- Vài cây hành lá.
2. Cách làm
- Làm sạch gà. Sau đó, cho vào thố rồi thêm nước tương, dầu hào, rượu nấu ăn, mật ong vào bóp đều, thêm vài lát gừng và vài cây hành lá vào trong bụng gà. Ướp gà khoảng 2 giờ.
- Xếp gừng thái lát xuống đáy nồi, thêm vài cây hành lá cuộn lại lên trên.
- Đặt gà đã ướp vào và bỏ thêm gia vị.
- Đậy nắp nồi áp suất, đun ở lửa vừa cho đến khi van giảm áp trên nồi áp suất dao động mạnh thì vặn nhỏ lửa, nấu thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp. Xả hết hơi trong nồi áp suất rồi mở nắp nồi.
- Lấy gà ra đĩa, đổ nước sốt hấp gà lên trên là xong.
3. Thành phẩm
Món gà hấp bằng nồi áp suất giữ trọn được vị ngọt của gà nhưng lại đậm đà nhờ tẩm ướp gia vị.
Canh ngao mùng tơi ngon mát, không tanh
1. Nguyên liệu
- Mùng tơi 1 mớ
- Ngao 1kg
- Hành khô 2 củ
- Gia vị: muối, mì chính.
2. Cách làm
- Làm sạch ngao: Nên ngâm ngao ít nhất 30 phút với nước vo gạo, ớt để ngao nhả bùn, đất ra. Sau đó, rửa thật sạch.
- Luộc ngao: Cho ngao vào nồi, đổ ngập nước. Luộc tới khi ngao mở vỏ ra là được. Vớt ngao ra rổ. Chắt nước luộc vào một tô lớn, phần nước cuối hay có cặn thì bỏ đi. (Có thể để cả ngao và vỏ hoặc nhặt riêng phần ngao và nấu).
- Sơ chế rau mùng rơi: Nhặt rau, làm sạch và thái nhỏ, để ráo.
- Nấu canh ngao: Phi thơm hành khô đổ thêm nước luộc ngao vào. Khi canh đã sôi, cho ngao vào tiếp đến là rau mồng tơi, khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
3. Thành phẩm
Canh ngao thanh mát, rất thích hợp cho những ngày mùa hè.
Nộm sứa thanh mát, chống ngán
1. Nguyên liệu
- Sứa 200-300g
- Xoài xanh 1 quả
- Cà rốt 1 củ
- Hành tây 1 củ
- Lạc rang 50g
- Rau thơm: Rau kinh giới, rau răm, rau mùi tàu... mỗi loại 1 bó nhỏ
- Tỏi 1 củ
- Ớt tươi 2 quả
- Chanh 2-4 quả
- Gia vị: Mắm, đường kính 2-3 thìa canh
- Muối hạt, muối ăn 1/2 thìa cà phê.
2. Cách làm
- Sơ chế sứa: Rửa qua sứa 2-3 lần với nước. Sau đó, cho sứa vào bát cùng nước cốt của 1 quả chanh và khoảng 1/2 thìa cà phê muối hạt, dùng tay nhào sứa thật kỹ trong khoảng 2-3 phút rồi rửa sạch sứa với nước một lần nữa. Đổ sứa ra rổ cho ráo nước.
- Chần sứa qua nước sôi: Cho sứa vào chần trong nước sôi 100 độ C khoảng 2-3 phút. Chần xong, vớt sứa thả ngay vào 1 bát nước đá lạnh để sứa giữ được độ giòn. Ngâm sứa khoảng 8-10 phút rồi vớt sứa ra và để ráo nước.
- Sơ chế củ quả: Xoài và cà rốt nạo vỏ, rửa sạch và bào thành dạng sợi dài.
- Hành tây bóc vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn. Các loại rau thơm rửa sạch, băm nhỏ. Tỏi và ớt băm nhuyễn.
- Pha nước trộn nộm: 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường kính, 2 thìa canh nước lọc, 2 thìa canh nước cốt chanh, 1/3 thìa cà phê muối ăn cùng phần tỏi ớt đã băm nhuyễn. Trộn đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Trộn nộm sứa: Cho sứa vào bát cùng xoài, cà rốt, hành tây, lạc rang và các loại rau thơm đã cắt nhỏ vào bát. Đổ phần nước mắm đã pha vào và trộn đều. Lưu ý, vắt thật kỹ phần sứa để loại bỏ hết phần nước sứa đã ngấm trong quá trình sơ chế.
3. Thành phẩm
Bày nộm sứa ra bát/ đĩa và trang trí. Món nộm này vừa bổ mà lại cực kì hữu ích cho những ai đang muốn giảm cân.
Lặc lè luộc chấm muối vừng
1. Nguyên liệu
- Quả lặc lè (có nơi gọi là mướp nhật): 700g
- Muối 50g
- Muối vừng
2. Cách làm
- Làm sạch: Lặc lè cắt bỏ 2 phần đầu và rửa sạch. Sau đó cắt đôi hoặc ba vừa ăn, để ráo.
- Luộc: Cho 1 lượng nước vừa đủ vào đun sôi, bỏ thêm 1 chút muối. Chờ sôi sục thì bỏ lặc lè vào. Nếu muốn ăn giòn thì sau khoảng 1 phút vớt lặc lè ra đĩa. Còn muốn ăn mềm hơn thì nấu kĩ. Sau cùng, vớt ra đĩa, chấm cùng muối vùng hoặc xì dầu đều được.
3. Thành phẩm
Lặc lè luộc thanh mát lại bổ dưỡng. Dù cách làm đơn giản nhưng món ăn này cũng giúp chống ngán hiệu quả, giúp cân bằng lại mâm cơm nhiều đồ dầu mỡ.
Mâm cơm cuối tuần toàn món ngon Bà nội trợ tranh thủ ngày cuối tuần trổ tài làm mâm cơm nhiều món ngon, bổ dưỡng cho gia đình nhé. Cá thu sốt cà chua Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu: 300g cá thu 3 quả cà chua Hành ngò, thì là Hành, tỏi, ớt sừng Gia vị: đường, bột ngọt, muối, hạt nêm, tương cà Cách làm: Nguyên...