Mỗi học sinh Hà Nội được đăng ký 13 nguyện vọng vào lớp 10 công lập
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020 – 2021 của Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép một học sinh có thể được đăng ký đến 13 nguyện vọng dự tuyển và 7 nguyện vọng trúng tuyển vào trường THPT công lập.
Mỗi học sinh Hà Nội được đăng ký tới 13 nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập – ẢNH NGỌC THẮNG
13 nguyện vọng dự tuyển, 7 nguyện vọng trúng tuyển
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020 – 2021 do sở GD-ĐT Hà Nội ban hành, nêu rõ: khi đăng ký dự tuyển, một học sinh có thể được đăng ký tối đa 13 nguyện vọng vào trường THPT công lập.
13 nguyện vọng này gồm: 7 nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau, 2 nguyện vọng vào trường THPT không chuyên, 2 nguyện vọng song bằng tú tài, 2 nguyện vọng chương trình song ngữ tiếng Pháp. Các nhóm nguyện vọng này là độc lập với nhau.
Vì vậy, theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội, sau khi công bố kết quả thi và điểm chuẩn, một học sinh có thể có từ 0 đến tối đa 7 nguyện vọng trúng tuyển vào các trường THPT công lập. Chưa kể nguyện vọng vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính, THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.
Sở GD-ĐT Hà Nội quy định việc xác nhận nhập học là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các học sinh có nguyện vọng được tiếp tục học ở bậc học cao hơn. Sau khi công bố kết quả thi và điểm chuẩn, trong trường hợp học sinh có nhiều nguyện vọng trúng tuyển, học sinh có nguyện vọng học tại nguyện vọng trúng tuyển nào, phải xác nhận nhập học từ ngày 3 – 5.8.
Được đổi nguyện vọng trúng tuyển
Sở GD-ĐT Hà Nội quy định, đối với với trường THPT công lập, học sinh có thể lựa chọn hình thức xác nhận nhập học trực tuyến hoặc trực tiếp.
Video đang HOT
Đối với hình thức trực tuyến, trong thời gian tuyển sinh (từ ngày 3 – 5.8), học sinh được quyền thay đổi nguyện vọng đã trúng tuyển nếu học sinh có nhiều nguyện vọng trúng tuyển.
Đến 24 giờ ngày 5.8, tài khoản sổ liên lạc điện tử của học sinh sẽ được hệ thống tự động khóa chức năng xác nhận nhập học, học sinh không thể xác nhận nhập học hoặc thay đổi nguyện vọng đã trúng tuyển nữa.
Sau ngày 5.8, Sở GD-ĐT sẽ khóa hệ thống phần mềm xác nhận nhập học và tiến hành thống kê lượng học sinh đã xác nhận nhập học ở từng trường, thông báo số lượng học sinh thừa, thiếu so với chỉ tiêu.
Đối với các trường THPT chuyên, THPT công lập: nếu số học sinh đã xác nhận nhập học sau ngày 5.8 còn nhiều so với chỉ tiêu, Sở GD-ĐT sẽ xem xét để duyệt điểm chuẩn bổ sung.
Với hình thức nhập học trực tiếp, thời gian quy định là từ ngày 12 – 15.8. Học sinh nộp bản sao phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 – 2021 tại trường có nguyện vọng trúng tuyển. Sau khi được nhà trường cập nhật vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh và xác nhận nhập học, tài khoản của học sinh sẽ được hệ thống tự động khóa. Nhà trường in giấy báo xác nhận nhập học cho học sinh.
Trong thời gian tuyển sinh trực tiếp, nếu học sinh muốn đổi nguyện vọng đã trúng tuyển phải liên hệ với nhà trường để hủy nhập học trước khi xác nhận nhập học ở nguyện vọng mới.
Nộp đăng ký dự tuyển chậm nhất ngày 12.6
Học sinh nộp phiếu đăng ký dự tuyển chậm nhất vào ngày 12.6 tại trường nơi đang học lớp 9. Từ ngày 18.6 đến ngày 20.6, học sinh xem danh sách dự tuyển tại các cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học (thí sinh tự do, thí sinh tỉnh ngoài xem tại phòng giáo dục và đào tạo nơi thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển).
Học sinh kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân, nguyện vọng đăng ký, điểm ưu tiên… nếu có sai sót đề nghị cơ sở giáo dục sửa chữa kịp thời.
TPHCM: 30.000 học sinh "rớt" lớp 10 công lập, vẫn... tha hồ chỗ học
Trong cuộc đua vào lớp 10 công lập tại TPHCM năm học 2020-2021 sẽ có khoảng 30.000 học sinh không trúng tuyển. Tuy nhiên, dù không đỗ trong kỳ thi này, các em vẫn có nhiều lựa chọn để học tiếp.
Theo công bố của Sở GD&ĐT TPHCM, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm nay sẽ diễn ra vào ngày 16-17/7/2020 với chỉ tiêu gần 67.000 học sinh ở lớp 10 của các trường công lập.
Trong khi đó, thành phố có gần 97.000 học sinh lớp 9, dự kiến sẽ tốt nghiệp THCS năm học này. Như vậy, sẽ có khoảng 30.000 học sinh sẽ không trúng tuyển vào lớp 10 công lập.
Nhiều năm qua, việc "rớt" khỏi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là nỗi ám ảnh, lo lắng của rất nhiều học sinh, phụ huynh. Đây được xem là kỳ thi rất căng thẳng với học sinh ở TPHCM.
Ở giai đoạn cuối cấp ở bậc THCS, học sinh bắt đầu chạy đua ôn thi từ trong nhà trường, luyện thi bên ngoài các trung tâm, thuê gia sư về kèm cặp.
Học sinh THPT tại một trường ngoài công lập tại TPHCM
Vậy nhưng, thực tế, việc "rớt" lớp 10 không đồng nghĩa với việc con đường học hành của các em phải gián đoạn. Học sinh "rớt" khỏi lớp 10 công lập luôn có nhiều lựa chọn để tiếp tục việc học theo hướng khác.
Các em có thể lựa chọn học tập tiếp ở các trường THPT dân lập, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục từ xa (GDTX) hay các trường cao đẳng, trung cấp, hoặc đi du học tùy điều kiện, nhu cầu.
Theo công bố hệ thống trường lớp của TPHCM, các trường nghề, Trung tâm GDTX-GDNN, tư thục năm học 2020-2021 tại TPHCM có hàng chục ngàn chỉ tiêu, dư sức đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh thành phố.
Các mô hình giáo dục này ngày càng chuyển biến, phát triển đáp ứng nhu cầu đang dạng của học sinh cũng như thị trường nguồn nhân lực.
Năm nay, TPHCM có 10 Trung tâm GDTX, GDNN của thành phố tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. Chỉ riêng 2 Trung tâm GDNN-GDTX quận 4, quận 11 tăng thêm 400 chỉ tiêu ở mỗi trường.
Tại quận 5, ngoài 60 chỉ tiêu tuyển sinh của Trung tâm GDNN-GDTX quận, còn có 350 chỉ tiêu của Trung tâm GDTX Chu Văn An.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An cho biết, ngoài 10 môn văn hóa, năm học 2020-2021, trường phối hợp với các trường nghề tổ chức học miễn phí cho tất cả học sinh chương trình trung cấp nghề với 3 môn Quản trị mạng máy tính, Thiết kế thời trang và Chăm sóc sắc đẹp.
Hình thức này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các em ngay khi đang học phổ thông. Sau 3 năm theo học tại trường, các em vừa có bằng tốt nghiệp THPT vừa có bằng trung cấp nghề, có thể theo học tiếp hoặc có thể bước ngay vào thị trường lao động.
Trường cũng kết nối với nhiều doanh nghiệp, với chính phụ huynh của trường là các chủ cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển người... để làm cầu nối trong giới thiệu việc làm cho học sinh.
Ngoài ra, hệ thống trường THPT ngoài công lập ở TPHCM tiếp tục phát triển mạnh khi nhiều trường tăng chỉ tiêu, mở thêm cơ sở. Học phí cũng rất đa dạng để học sinh lựa chọn theo hoàn cảnh từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu. Trong đó, năm học này, nhiều trường áp dụng các chính sách tăng chỉ tiêu, giảm học phí để thu hút thêm học sinh.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, các trường ngoài công lập tuyển sinh lớp 10 theo phương thức xét tuyển, không được tổ chức thi tuyển hoặc kiểm tra trình độ dưới bất cứ hình thức nào.
Các trường này xét tuyển học sinh đang học tại các trường THCS hoặc các trung tâm GDTX; các cơ sở giáo dục thường xuyên tại TPHCM hoặc các tỉnh, thành khác nhưng Sở GD&ĐT lưu ý, ưu tiên nhận học sinh tốt nghiệp tại THCS tại TPHCM.
Tại không ít trường cao đẳng, trung cấp nghề, ngay sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh có thể tiếp cận để học đa dạng các ngành nghề theo theo sở thích. Nhiều nơi các em được đào tạo nghề miễn phí, bên cạnh việc học nghề có thể học thêm văn hóa phổ thông để lấy bằng THPT để sau học tiếp lên đại học nếu có nhu cầu.
Học sinh không đậu THPT công lập nên chọn hướng đi nào? Nếu không đủ khả năng đỗ trường công hay tiềm lực tài chính vào trường tư, học sinh tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn mô hình giáo dục trung cấp. Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, do thời gian nghỉ dịch kéo dài nên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ được tổ chức trong hai ngày 16/7 và 17/7, trễ...