Môi giới BĐS thời khó: Gọi điện chưa kịp nói đã bị cúp máy, “mừng quýnh” khi khách lỡ gọi điện nhầm
Trong lúc thị trường khó khăn, nhiều môi giới BĐS không thể nói chuyện được với khách hàng.
Bởi, gọi điện chưa kịp nói gì, khách đã thông báo “không có nhu cầu”.
Khách hàng lỡ gọi nhầm vào zalo, chị Hạnh “mừng quýnh” liền gọi lại ngay nhưng đầu dây bên kia không bốc máy. Nghĩ khách đang quan tâm đến sản phẩm BĐS chị giới thiệu trước đó, nữ môi giới này liền nhắn tin “một tràng” vào zalo cho vị khách này. Một lúc sau, nhà đầu tư kia nhắn lại: “Xin lỗi vì gọi điện nhầm”. Vừa hụt hẫng, vừa buồn, chị Hạnh chia sẻ: “Lúc này chỉ cần một khách quan tâm đến sản phẩm mình đăng bán là hi vọng lắm luôn”.
Tìm khách hàng thời điểm khó khăn không hề dễ dàng với môi giới BĐS. Nhiều môi giới ý thức được việc gọi điện thoại là làm phiền khách hàng, thậm chí vi phạm luật. Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/10/2020 cấm các hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng; gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng…
Thế nhưng, nhiều môi giới vẫn phải lựa chọn cách “làm phiền khách hàng liên tục”. Càng lúc thị trường khó khăn, số cuộc gọi của môi giới với khách hàng càng tăng lên. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công thì rất ít. Nhiều môi giới cảm thấy nản khi chưa kịp nói câu gì khách hàng đã cúp điện thoại “đến rụp” hoặc liên tục phải nghe câu “anh/chị không có nhu cầu”.
Nhiều môi giới BĐS khó khăn khi tiếp cận khách hàng trong bối cảnh thị trường biến động.Ảnh: HV
Đã mấy tháng nay, anh H, một môi giới doanh nghiệp khá lo lắng vì không bán được sản phẩm nào. Nguy cơ “tự đào thải” là rất lớn. Do công ty đang triển khai một dự án đất nền tại khu vực tỉnh ven Tp.HCM, anh H phải liên tục gọi điện để chào các khách hàng cũ đã từng mua dự án trước đó của công ty. Tuy nhiên, tỉ lệ gọi để nói được chuyện với khách hàng rất ít. Trong khi số lần bị “từ chối tiếp chuyện” lên đến 80-90%. Theo anh H, đa số khách hàng nói “không có nhu cầu”, hoặc cúp máy “rụp” dù chưa nói gì về dự án. “Để có được khách hàng chịu nhắn tin lại quan tâm sản phẩm là khá hiếm ở giai đoạn này”, nam môi giới này cho biết.
Video đang HOT
Ghi nhận cho thấy, hiện nhiều sàn môi giới BĐS đã cắt giảm nhân sự, cắt lương hoặc các môi giới làm việc không lương (tức không lương cơ bản, bán được sản phẩm nào, ăn hoa hồng sản phẩm đó). Tỉ lệ môi giới bị cắt giảm/tự đào thải hoặc xin nghỉ việc đang có dấu hiệu tăng lên thời gian gần đây. Nhiều môi giới không thể bám trụ với nghề, kiếm việc khác để làm thêm vào giai đoạn thị trường khó khăn.
H là người cuối cùng trong team rời Tp.HCM để về quê khi team sales của môi giới này đã về trước đó gần hết. Không bán được sản phẩm suốt mấy tháng qua, không được hưởng lương cứng khiến team của môi giới này chấp nhận câu chuyện nghỉ việc, qua Tết nguyên đán tính tiếp. Theo H chia sẻ, hiện việc tiếp cận khách mua khá khó khăn. Những người có nhu cầu thì không được vay ngân hàng khiến họ gặp khó. Vì thế, thay vì “xuống tiền” ở giai đoạn này, họ có xu hướng chờ đợi qua năm hoặc đến khi ngân hàng “nới room” cho vay thực sự.
Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R&D DKRA Vietnam cho rằng, sức cầu thị trường giảm mạnh, với lãi suất cho vay mua BĐS trên 12%/năm như hiện nay nhà đầu tư e dè, thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS. Ngay cả việc nhiều nhà đầu tư có dòng thu nhập tốt muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư tuy nhiên việc tiếp cận được nguồn vốn vay hiện nay cực kỳ khó khăn khi “room” tín dụng bị hạn chế.
“Người bán” kẹt vốn, cắt lỗ để bán thu hồi vốn. Người mua thấy lãi suất cao e ngại, nếu có nhà đầu tư chấp nhập lãi suất cao để vay lại khó tiếp cận nguồn vốn do hết “room”. Với vòn luẩn quẩn như hiện nay, việc thị trường rơi tự do trong thời gian đến điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có những biện pháp kịp thời”, ông Thắng nhấn mạnh.
Thị trường gặp khó đồng nghĩa với doanh nghiệp, nhà đầu tư, môi giới BĐS đều rơi vào khó khăn. Theo một số chuyên gia, thị trường BĐS đang ở giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, ai đủ mạnh, chuyên nghiệp sẽ tồn tại “vượt bão” khó khăn.
Nhà đầu tư bất động sản… thất nghiệp ngày càng nhiều
Chủ tịch HoREA: Đến lúc doanh nghiệp bất động sản cầu thị, giảm giá thật
Thị trường bất động sản gần như "đóng băng" khi số lượng căn hộ mở bán, lượng giao dịch tụt dốc và giá bán hạ nhiệt.
Tuy nhiên, nhiều phân khúc giá vẫn còn neo cao, với mức vượt quá tầm tay của người có nhu cầu ở thực.
Khu vực phía đông TP.HCM tập trung nhiều dự án bất động sản - Ảnh: NGỌC HIỂN
Doanh nghiệp đã giảm giá bất động sản thực chất chưa?
Tại cuộc làm việc với TP.HCM mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng giá bất động sản vẫn neo như lúc bình thường sẽ không tốt cho thị trường. Theo Thủ tướng, cần giảm giá bất động sản và Nhà nước quản lý chặt hơn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 28-11, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho biết giá bất động sản thời gian qua neo cao, có nguyên nhân do giá bị thổi lên quá cao.
Theo ông Châu, cả thị trường sơ cấp từ chủ đầu tư bán ra lẫn thứ cấp mua đi bán lại đều cao, căn hộ vừa túi tiền đã biến mất trong khi có quá nhiều căn hộ dạng cao cấp với những căn lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Do đó, chỉ khi đối diện với vấn đề "sống còn", doanh nghiệp mới chấp nhận giảm giá khi tăng khuyến mãi, chiết khấu lên đến 40-50% khi thanh toán ngay bởi hiện không ít doanh nghiệp đang chịu sức ép về dòng tiền, thanh khoản.
"Giờ doanh nghiệp không có tiền mặt, không có tính thanh khoản thì đối diện với những nguy cơ to lớn nên đành phải dùng những giải pháp như năm 2009 đã thực hiện là giảm đến 50% giá bán", ông Châu nói.
Tuy vậy, ông Châu chỉ rõ trước đó có hiện tượng giá bất động sản bị đẩy lên quá cao, bây giờ phải giảm xuống và "câu hỏi đặt ra là đã thực chất hay chưa?".
Theo ông Châu, thời điểm này doanh nghiệp phải hết sức cầu thị, thực hiện theo kinh nghiệm cha ông đã đúc kết là "thà bán lỗ để cắt lỗ" còn hơn càng đeo theo, càng lỗ to dẫn đến "mất vốn, sập tiệm". Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhấn mạnh việc giảm giá này phải đi vào thực chất, không nên giảm giá theo kiểu đẩy lên rồi tung ra các ngày giảm giá chẳng thực chất.
Giải pháp căn cơ là phải hỗ trợ cho người mua nhà để ở và loại trừ những người đầu cơ. Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng đối với những căn hộ lớn đang tồn kho, cần chia thành căn hộ nhỏ để giảm giá bán, tăng chiết khấu cho người mua để những người có nhu cầu ở thực mua được nhà với giá mềm hơn.
Căn hộ "đất vàng" Thủ Thiêm giảm giá
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam - cho biết giá thị trường bất động sản ở TP.HCM vẫn neo cao do ngay từ khâu mặt bằng, pháp lý, nguyên vật liệu tăng và nguồn cung ra thị trường cũng hạn chế. Ngay cả đối với những căn hộ cao cấp đã được chào bán mức giá 400-500 tỉ đồng/căn, theo ông Kiệt, đến nay vẫn neo ở mức giá này và không có dấu hiệu giảm giá khi hướng đến phân khúc cao cấp.
Tuy vậy, ông Kiệt cho hay thị trường vẫn có một số dự án giảm giá khi mới đây một dự án tại khu "đất vàng" Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) đã bất ngờ hạ giá.
Cụ thể, ông Kiệt cho biết với những dự án cùng vị trí, chủ đầu tư mở bán trước đây đưa ra mức giá 8.000-10.000 USD/m, thậm chí có dự án ngay trong khu này cũng mới chào bán giá 14.000 USD/m. Tuy nhiên, có dự án nằm ở vị trí đắc địa tại khu này nhưng trong đợt mở bán vào cuối tuần trước chỉ chào bán với giá từ 5.600-7.000 USD/m.
"Điều này cho thấy có những chủ đầu tư đã chấp nhận điều chỉnh lợi nhuận để triển khai thành công, chấp nhận giảm giá để bán được hàng", ông Kiệt nói.
Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản lớn ở TP.HCM thừa nhận rằng giá đất bây giờ có sự chênh lệch quá cao so với thực tế. Vị giám đốc này dẫn chứng có những dự án ở Đồng Nai, Hưng Yên giá lên đến 100-150 triệu đồng/m trong khi so với các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM thì giá đó quá khập khiễng.
Theo vị này, hiện giá bất động sản ở các đô thị lớn như TP.HCM vẫn neo ở mức cao, nếu giảm giá người dân có thể đổ dòng tiền vào mua nhưng điều này rất khó cho doanh nghiệp. "Có những mức giá đất đẩy quá cao, người ta nhìn vào đó để làm "thước đo". Giờ áp với thực tế để thay đổi giá bán theo chiều hướng giảm, các doanh nghiệp có thể sẽ không đưa ra cụ thể mức giảm, mà giảm có kỹ thuật, tức là thay thế bằng những ưu đãi hoặc những tính toán khác", vị này nói.
Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo gỡ khó cho thị trường bất động sản để tăng nguồn cung nhà ở Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Xây dựng tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản 14944/UBND - VP về việc thúc đẩy thị trường bất động sản phát...