Mới đầu năm học, rình rập chục khoản thu
Mặc dù đã được hướng dẫn thu các khoản theo quy định, nhưng Trường THCS Tiến Lộc ( huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vẫn thu cả chục khoản ngoài quy định.
Theo phản ánh của phụ huynh, năm học 2019-2020, nhà trường đã lập danh sách lên tới 16 khoản thu, trong đó chiếm tới một nửa các khoản nằm ngoài quy định.
Ví dụ như: Các khoản thu tự phục vụ học sinh gồm, tiền nước uống 50.000 đồng (đ); tiền hồ sơ đầu cấp 30.000đ; tiền thuê dọn vệ sinh, mua giấy, dụng cụ vệ sinh 50.000đ; bổ sung thực hành 50.000đ; bảo dưỡng, bảo trì máy tính 100.000đ.
Ngoài ra còn có khoản thu xã hội hóa giáo dục như: làm nhà để xe, tu sửa nhỏ cơ sở vật chất 100.000đ; tiền trả nợ cũ 300.000đ…
Trường THCS Tiến Lộc
Phụ huynh ở đây cho biết, các khoản thu “tự phục vụ học sinh” được nhà trường giải thích là thỏa thuận, nhưng thực tế là nhà trường tự lập danh sách rồi phổ biển cho phụ huynh phải đóng theo.
“Về phần xã hội hóa giáo dục, nhà trường cào bằng, ấn định 2 khoản chúng tôi phải nộp tới 400 nghìn đồng”, một phụ huynh bức xúc nói.
Cũng theo phụ huynh này, việc nhà trường vận động xã hội hóa 100 nghìn đồng để tu sửa cơ sở vật chất, làm nhà để xe thì còn có thể chấp nhận được. Nhưng khoản tiền trả nợ cũ 300 nghìn đồng, chúng tôi không biết nhà trường xây cái gì, làm cái gì.
Danh sách các khoản thu của trường THCS Tiến Lộc
“Năm nào các cháu cũng phải đóng cả chục khoản, đủ các loại tiền đóng góp sửa chữa, xây dựng… nhưng có thấy nhà trường làm cái gì đâu”, một phụ huynh nói.
Theo các phụ huynh, đợt họp phụ huynh vừa qua các cô giáo chủ nhiệm đã phổ biến các khoản thu trên, đồng thời cũng đã có phụ huynh nộp tiền cho cô giáo chủ nhiệm rồi.
Video đang HOT
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Quang Anh, Hiệu trưởng trường THCS Tiến Lộc thừa nhận các khoản thu trên là dự kiến thu của nhà trường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nhà trường chưa thông báo thu bất cứ một khoản gì.
Còn thông tin, phụ huynh đã nộp cho cô giáo chủ nhiệm, vấn đề này ông sẽ nắm lại.
Ông Anh cũng thừa nhận các khoản thu “tự phục vụ học sinh” là những khoản nhà trường xây dựng trên tinh thần “thỏa thuận” không nằm trong quy định.
Ông Anh thừa nhận danh sách dự kiến các khoản thu trên là của nhà trường
Về việc cào bằng quỹ xã hội hóa giáo dục 300 nghìn trả nợ cũ của nhà trường và 100 nghìn đồng làm nhà để xe, tu sửa nhỏ cơ sở vật chất, ông Anh lý giải, đây là khoản vận động xã hội hóa thì theo tinh thần tự nguyện.
“Sở dĩ có con số cụ thể trên là do phụ huynh hỏi bao nhiêu nên nhà trường áng con số vào như vậy”, ông Anh nói.
Ông Nguyễn Văn Luệ, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết, trước đó trường THCS Tiến Lộc cũng đã có văn bản gửi huyện về các khoản thu trên, tuy nhiên huyện đã chỉ đạo không đồng ý.
“Giờ nghe thông tin trường này vẫn tổ chức thu như vậy, tôi sẽ giao cho phòng giáo dục kiểm tra, làm rõ ngay, nếu đúng như phản ánh, sẽ xử lý nghiêm đối với hiệu trưởng này”, ông Luệ cho biết.
Lê Dương
Theo vietnamnet
Trả lại tiền xã hội hóa, Hiệu trưởng Tiểu học Vĩnh Phong 4 chỉ mắc lỗi văn bản?
Hiệu trưởng lập tờ trình căn cứ trên công văn đã hết hiệu lực để trình ủy ban ký nhằm thu tiền "xã hội hóa giáo dục" trái quy định chỉ sai về thể thức văn bản?
Trường trả lại tiền "xã hội hóa giáo dục" thu trái quy định
Ngày 07/9, Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) có cuộc họp với đại diện các cơ quan chức năng và giáo viên.
Cuộc họp đề cập đến vấn đề huy động nguồn "xã hội hóa giáo dục năm học 2019-2020".
Liên quan đến vụ việc, ngày 15/08, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đề cập vấn đề Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 đã dùng văn bản hết hiệu lực trình Ủy ban thông qua việc thu tiền phụ huynh.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 nói văn bản này chỉ sai về mặt thể thức. (Ảnh: H.L)
Cụ thể, ngày 12/08, cô Trịnh Ngọc Thùy Mai - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 đã lập tờ trình số 03/TTr-THVP4 trình Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Phong về việc huy động nguồn "xã hội hóa giáo dục năm học 2019-2020".
Để lập tờ trình xin huy động nguồn xã hội hóa giáo dục năm học 2019-2020, cô Trịnh Ngọc Thùy Mai đã căn cứ vào 03 cơ sở pháp lý, gồm: "Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học; Căn cứ công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng, quản lý các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục- đào tạo".
"Căn cứ các hội nghị họp Ban chi ủy, Hội đồng nhà trường, hội nghị họp phụ huynh các lớp đầu năm học 2019-2020", tờ trình thể hiện rõ.
Nội dung của tờ trình đề nghị, xin phép Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Phong cho chủ trương để nhà trường được huy động từ cha mẹ học sinh 120 ngàn đồng/học sinh lấy kinh phí làm mái che.
Cô Thùy Mai có đề nghị, giảm (không thu) đối với học sinh nghèo, cận nghèo.
Riêng các gia đình có 3 con theo học tại trường thì chỉ phải thực hiện đóng góp 1 em.
Tờ trình số 03/ TTr-THVP4 ngày 12/08/2019 đã được Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Phong phê duyệt và cho phép thực hiện.
Toàn bộ tờ trình được cung cấp rộng rãi đến toàn trường và được giáo viên chủ nhiệm thực hiện thu ngay.
Tuy nhiên, cô Thùy Mai dựa trên công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lập tờ trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bãi bỏ kể từ ngày 27/10/2017.
Chưa từng tổ chức cuộc họp đầu năm nhưng vẫn biết nhận được sự đồng tình?
Theo phản ánh của giáo viên nhà trường, căn cứ pháp lý được hiệu trưởng Thùy Mai trích dẫn để trình như : "Căn cứ các hội nghị họp Ban chi ủy, Hội đồng nhà trường" hoàn toàn không đúng vì trong thực tế, nhà trường chưa hề có các cuộc họp như đã dẫn làm căn cứ nói trên.
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh thông tin về việc làm nói trên của Hiệu trưởng trường tiểu học Vĩnh Phong 4, các tổ chức có liên quan của địa phương đã xác nhận vấn đề và cho biết sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý.
Nhưng, trong diễn biến mới nhất tại phiên họp ngày 07/09/2019, cô Thùy Mai - Hiệu trưởng nhà trường đã khẳng định trong cuộc họp:
Bà Thùy Mai nói: "Nếu thu từ học sinh không đủ thì vận động trong tập thể giáo viên và xin mạnh thường quân"."Ban đại diện cha mẹ học sinh họp, tính thu mỗi em 100 ngàn đồng, nhưng sau khi tính toán phải trừ những gia đình em nghèo, cận nghèo hoặc gia đình có 2 đến 3 em học chung một trường chỉ thu 1 em thì không đủ đâu vào đâu. Ban đại diện đã bàn bạc và thống nhất chung là 120 ngàn/học sinh."
Để chứng minh việc làm của mình có sự đồng thuận của tập thể giáo viên nhà trường, hiệu trưởng Thùy Mai cho biết thêm: "Thậm chí, trong phiên họp hội đồng, giáo viên cho là các mảng đóng góp khác của học sinh không đủ xài nên xin tui cho thu thêm nữa" .
Cô Thùy Mai phân tích: "Thu như vậy là được phụ huynh học sinh đồng tình cao, không có ai phản ứng gì hết vì làm mái che là làm cho cái chung".
Đối với vấn đề lập tờ trình số 03/TTr-THVP4 để trình Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong về việc huy động nguồn "xã hội hóa giáo dục năm học 2019-2020", hiệu trưởng Thùy Mai cho rằng: "Tôi nhận đây là tôi sai về thể thức văn bản, còn việc chỉ đạo trả lại tiền là chỉ đạo của cấp trên".
Mặc dù sự việc đã quá rõ ràng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm nên đã tạo ra nhiều sự bức xúc ngay trong nội bộ lãnh đạo nhà trường.
Cách phát ngôn của cô Thùy Mai trong buổi họp ngày 07/9 đã khiến nhiều giáo viên tỏ ra bất bình.
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Phụ huynh 'choáng váng' với các khoản thu đầu năm học Dù ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu đã có văn bản chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm khi năm học mới 2019-2020 chưa bắt đầu, song sau ngày khai giảng, phụ huynh không khỏi "choáng váng" với hàng loạt khoản thu, số tiền lên đến hàng triệu đồng. Ngành Giáo dục Bạc Liêu đã ban hành các văn bản chấn chỉnh...