Mới có 48 tỉnh, thành phố triển khai năm học mới, trong đó có hơn 11.000 trường dạy trực tuyến
Thông tin từ Bộ GD-ĐT, cả nước tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022, đã có 14.010 trường tổ chức học trực tiếp, 11.419 trường tổ chức học trực tuyến, 8.719 trường chưa tổ chức dạy học.
Thông tin từ Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022, đã có 14.010 trường tổ chức học trực tiếp, 11.419 trường tổ chức học trực tuyến, 8.719 trường chưa tổ chức dạy học. Hầu hết các địa phương tập trung ưu tiên dạy học cho các lớp cuối cấp (lớp 9 và lớp 12).
Số giáo viên, học sinh thuộc diện F0, F1 còn nhiều, chưa kể số giáo viên, học sinh đang ở các khu cách ly y tế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy và học ở một số địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình.
Hiện cả nước vẫn còn nhiều trường học chưa thể triển khai năm học mới.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất, “lớp 1, lớp 2 thì dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm”.
Trước mắt giáo viên không thực hiện kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
Trong cuộc họp giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với Bộ Giáo dục – Đào tạo và các Đài truyền hình ngày 8-9, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, cần quan tâm tới phương thức dạy trên truyền hình dù tương tác kém hơn học trực tuyến nhưng khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với những gia đình nghèo. Với các học sinh còn nhỏ thì học trên truyền hình là giải pháp thậm chí tốt hơn học trên điện thoại di động.
Các ý kiến cho rằng để phủ hết các khối lớp, môn học phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ. Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Đài Truyền hình kỹ thuật số, Truyền hình Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục chú trọng giảm tải khi thiết kế các chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”; có hướng dẫn chi tiết việc tổ chức giờ giảng trực tuyến tránh hình thức, hời hợt hoặc quá căng thẳng; lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, đặc biệt là các kiến thức cơ bản về phòng chống dịch trong môi trường giáo dục và trong xã hội.
Phó Thủ tướng lưu ý, việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định tất cả những địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp thì Bộ sẽ có điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh, không để các em thiệt thòi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nỗ lực bảo đảm công bằng trong giáo dục, không chỉ giữa các vùng miền mà cả những nơi có dịch và không có dịch, nhất là đối tượng học sinh nghèo ở vùng có dịch; vận động, kêu gọi cộng đồng, xã hội hỗ trợ trang thiết bị, công cụ học tập cho học sinh nghèo trong điều kiện có dịch bệnh. Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng bảo đảm đường truyền phục vụ cho dạy, học trực tuyến.
Một số ý kiến đề xuất thêm các phương thức khác nhau để đưa nội dung giảng dạy đến học sinh qua USB, sóng phát thanh, trên các nền tảng số,… Mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến học sinh với chất lượng tốt nhất, ở mọi nơi, mọi lúc.
Giáo viên '3 tại chỗ' để dạy học trực tiếp ở Nghệ An
Đây là một giải pháp được huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thực hiện sau khi quyết định cho học sinh trở lại trường.
Ngày 8/9, 74 trường tiểu học, THCS và nhiều trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương đã đón học sinh trở lại. Quyết định được đưa ra sau hơn 2 tuần huyện này thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và nay chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 19.
Bước vào năm học mới, có hơn 60 giáo viên đang sinh sống ở các vùng dịch và đang phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Để đảm bảo bố trí đủ giáo viên, các giáo viên này sẽ ở lại trường theo hình thức "3 tại chỗ".
Tại Trường THCS Thanh Giang hiện có 10/21 giáo viên trong diện này. Trong đó, có những trường hợp, cả hai vợ chồng đều phải ở lại trường vì gia đình đang sinh sống tại huyện Nam Đàn - địa phương vẫn đang thực hiện Chỉ thị 16.
Giáo viên ở lại trường để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19.
Thực hiện "3 tại chỗ", có cô giáo phải đưa con nhỏ 4 tuổi lên trường cùng mẹ. Chồng chị đang công tác tại miền Nam, các cháu lớn hơn phải nhờ ông bà chăm sóc.
Theo các giáo viên, những ngày sống xa gia đình nhiều vất vả, khó khăn nhưng để đảm bảo phòng chống dịch và an toàn cho bản thân, gia đình và cả học trò,họ đều ủng hộ và chia sẻ việc này.
Các cô giáo nấu ăn tại trường.
Huyện Mê Linh: Rà soát, đánh giá, bảo đảm hiệu quả giảng dạy trực tuyến Hơn 40.000 học sinh cấp tiểu học, THCS thuộc huyện Mê Linh quản lý được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị phục vụ học tập trong những ngày đầu bước vào năm học mới. Trải qua 3 ngày đầu tiên ngành GD&ĐT của huyện Mê Linh thực hiện giảng dạy - học tập bằng hình thức trực tuyến....