Mới chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay gói tín dụng 16.000 tỷ
Tại buổi họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2020 ngày 22/9, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, mới chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn theo gói tín dụng 16.000 tỷ đồng.
Các cơ quan liên quan đang phủ xem xét sửa một số điều kiện của Nghị quyết 42 giúp doanh nghiệp vay vốn. Ảnh: Internet
Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ đã quy định người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Sau đó, NHNN đã ban hành quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15.
Video đang HOT
Tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 16.000 tỷ đồng với lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, lãi suất tái cấp vốn quá hạn là 0%/năm.
Tuy nhiên, đến nay, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, nhưng doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này.
Đại diện NHNN chia sẻ thêm, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động là do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ đã khống chế tốt dịch đợt 1, các doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục 1 tháng nên không đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.
Trước đó, để thực hiện theo Nghị quyết 42, NHNN đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
Nhưng với tình trạng như trên, ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang được giao làm đầu mối trình Chính phủ xem xét sửa một số điều kiện tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn.
Được biết, theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, điều kiện để doanh nghiệp vay vốn bao gồm: có từ 20%, hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Gói 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% chưa được giải ngân
Doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngày 22/9 tại họp báo kết quả hoạt động ngân hàng quý 3, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước thông tin, đến nay mới chỉ có một doanh nghiệp được phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay gói 16.000 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động.
Như vậy, đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nào vay gói 16.000 tỷ đồng trong chương trình cho vay lãi suất 0% đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Vụ tín dụng các ngành kinh tế, ngay sau khi có quyết định, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã khống chế tốt dịch đợt 1, các doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục một tháng nên không đủ điều kiện được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.
"Thủ tướng Chính phủ vừa họp với các địa phương trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có một số sửa đổi Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có sự điều chỉnh, chúng tôi tin rằng gói hỗ trợ này sẽ được đẩy nhanh tiến độ giải ngân và triển khai hiệu quả," ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.
Theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, thì điều kiện để doanh nghiệp vay vốn bao gồm: có từ 20%, hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019./.
Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19? Những đối tượng theo Nghị quyết của Chính phủ được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19. Mức hưởng cao nhất 1,8 triệu đồng/người/tháng. Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do...