“Móc túi” đỉnh cao như Apple
Người dùng iPhone bỏ trung bình 138 USD mỗi năm vào app.
Trung bình, người dùng iPhone bỏ ra 138 USD cho ứng dụng vào năm 2020, theo thông tin từ hãng nghiên cứu ứng dụng Sensor Tower. Con số này tăng 38% so với năm 2019. Trong nhiều năm qua, loại ứng dụng được mua nhiều nhất vẫn là game.
Nói không sai khi App Store chính là con gà đẻ trứng vàng của Apple. Số tiền người dùng iPhone tại Mỹ chi cho App Store tăng đều đặn qua từng năm. Chẳng hạn, năm 2015 tổng mức chi của người dùng chỉ là 33 USD/năm. Sang năm kế tiếp, mức này tăng thêm 42% và tiếp tục tăng thêm. Trong 5 năm qua, mức tăng chi tiêu của người dùng iPhone tại Mỹ cho app chưa bao giờ thấp hơn 23%.
Không chỉ người dùng iPhone Mỹ sẵn sàng móc hầu bao cho ứng dụng, thống kê cho thấy số tiền người dùng chi cho phần mềm iOS và Android đạt 111 tỷ USD trong năm 2020, tăng 30% so với năm 2019. Xu hướng này tiếp tục tăng. Theo báo cáo của App Annie, số tiền người dùng chi cho ứng dụng đạt mức cao kỷ lục trong quý đầu 2021.
Video đang HOT
Mức chi cho ứng dụng trên App Store liên tục tăng trong những năm gần đây.
Trong năm 2020, khi nhiều công ty điêu đứng vì đại dịch thì một số dịch vụ của Apple hưởng lợi lớn. Hàng triệu người dùng Mỹ dành cả năm 2020 ở trong nhà để tuân thủ quy định giãn cách xã hội. iPhone, iPad với game và các ứng dụng giải trí nằm trong các thú vui tiêu khiển của họ. Do đó, mức chi cho game, ứng dụng tăng mạnh.
Trong đó, game vẫn là nguồn thu chính. Cụ thể, mức chi cho game di động trên mỗi thiết bị chứng kiến tốc độ tăng bùng nổ trong năm 2020, từ 53,8 USD năm 2019 lên 76,8 USD năm 2020. Mức tăng ghi nhận là 43%. Trong khi đó, số chi tiêu cho các ứng dụng giải trí tăng lên 10,2 USD, mức tăng là 26%.
138 USD cho ứng dụng mỗi năm là con số cực lớn. Nên nhớ, người dùng đã phải bỏ xấp xỉ cả nghìn USD cho những chiếc iPad hay iPhone trước đó.
Tải nhầm ví tiền ảo giả mạo trên App Store, người đàn ông bị lừa mất số bitcoin trị giá 600.000 USD
Người đàn ông này cho biết sai lầm của mình là tin rằng các ứng dụng được Apple kiểm duyệt là an toàn.
Một chủ sở hữu tiền điện tử tên là Phillipe Christodoulou đã phát hiện ra một ứng dụng mà anh đã cài đặt trên iPhone của mình là giả mạo vào tháng 2 vừa qua, khi kiểm tra khoản tiết kiệm của mình. Ứng dụng, được cho là một sản phẩm đồng hành của nhà sản xuất thiết bị lưu trữ tiền điện tử Treznor, hóa ra lại không hề có mối liên kết nào với công ty này.
Sai lầm đã khiến anh phải trả giá đắt. Christodoulou tuyên bố anh đã mất 17,1 bitcoin, có trị giá khoảng 600.000 USD vào thời điểm đó. Ứng dụng giả mạo này đã chuyển toàn bộ số tiền điện tử cho những kẻ lừa đảo đứng phía sau.
Tuy nó đã được liệt kê trong App Store dưới thương hiệu Treznor, tuy nhiên công ty chuyên sản xuất ví lạnh này cho biết họ không tạo ra bất kỳ ứng dụng nào cho các sản phẩm phần cứng của mình. Và những tên trộm đã lợi dụng lỗ hổng này để tạo ra ứng dụng và lưu trữ nó trên App Store vào tháng 1, với mục đích ăn cắp tiền.
Theo Christodoulou, ứng dụng nói trên có gần 5 sao dựa trên các bài đánh giá, chính điều này đã giúp anh đủ tin tưởng vào ứng dụng để tải nó xuống. Sau sự cố kể trên, anh cho biết mình đã không còn lòng tin vào Apple, bởi công ty đã xem xét một cách hời hợp và cho phép ứng dụng này xuất hiện trong App Store.
"Họ đã phản bội lòng tin mà tôi dành cho họ", Christodoulou nói. "Apple không đáng bị bỏ qua vì điều này."
Theo Apple, ứng dụng đã vào được App Store bằng cách thay đổi mục đích sau khi được chấp nhận vào cửa hàng. Ứng dụng ban đầu được giới thiệu là một ứng dụng "mật mã" và nó "không liên quan đến bất kỳ loại tiền điện tử nào". Apple đã cho phép nó xuất hiện trong App Store từ ngày 22/1.
Sau đó, ứng dụng đã chuyển đổi mục đích thành ví tiền điện tử, một động thái mà Apple không cho phép. Sau khi được Treznor thông báo về ứng dụng giả mạo, Apple đã rút nó khỏi App Store và cấm nhà phát triển, nhưng ngay sau đó là một ứng dụng có tên Treznor khác lại xuất hiện trên App Store.
Về cơ bản, ban đầu Apple đã cấm các ví điện tử xuất hiện trên App Store, nhưng sau đó đã cho phép chúng vào năm 2014, đồng thời đặt ra nhiều hạn chế về cách các ứng dụng này hoạt động. Tuy nhiên, hiện có nhiều cách để mua tiền điện tử từ iPhone và các phần cứng khác của Apple.
"Niềm tin của người dùng là nền tảng lý do tại sao chúng tôi tạo ra App Store và chúng tôi chỉ làm sâu sắc hơn cam kết đó trong những năm qua", đại diện Apple cho biết. "Trong một số trường hợp hạn chế khi bọn tội phạm lừa đảo người dùng, chúng tôi sẽ nhanh chóng hành động chống lại những kẻ này cũng như để ngăn chặn những vi phạm tương tự trong tương lai."
Apple cho biết họ đã xóa khoảng 6.500 ứng dụng tương tự khỏi App Store vào năm 2020 vì có "các tính năng ẩn hoặc không có giấy tờ", nhiều trong số đó là ứng dụng lừa đảo.
Christodoulou không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi vụ lừa đảo này. 5 người dùng đã báo cáo các vụ trộm thông qua ứng dụng trên iOS với tổng trị giá 1,6 triệu USD. Các ứng dụng Treznor giả mạo trên Android cũng được cho là đã đánh cắp tổng cộng 600.000 USD.
Apple xóa nhầm ứng dụng trên App Store Apple mới đây gửi lời xin lỗi đến nhà phát triển của ứng dụng ngôn ngữ bản địa Sm'algyax sau khi "nhà táo" xóa ứng dụng này khỏi cửa hàng ứng dụng App Store. Người dùng lo ngại về chất lượng kiểm duyệt ứng dụng của Apple trong thời gian gần đây Theo MacRumors , Brendan Eshom, một thành viên của cộng đồng...