Mộc Châu (Sơn La): Dân nườm nượp đi xem lễ hội Hết Chá
Sáng nay (23.3) tại nhà văn hóa bản Áng 1 (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã diễn ra Lễ hội Hết Chá. Việc tổ chức lễ hội, nhằm cầu mong tổ tiên, sư phụ phù hộ, độ trì cho con cháu dân bản sức khỏe, bình an, mọi công việc đồng đều xuân sẻ và thuận lợi. Tạo nên 1 nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái nơi rẻo cao Tây Bắc.
Lễ hội Hết Chá là phong tục tập quán tâm linh có từ lâu đời của đông bào dân tộc Thái xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính quyền địa phương và người dân đã cùng nhau sưu tầm và phục dựng lại lễ hội cho con cháu đến muôn đời sau. Từ năm 2008 đến nay, khi mùa hoa ban bung nở sắc trắng, hoa mạ ánh vàng thì lễ hội Hết Chá tưng bừng diễn ra và dần trở thành lễ hội thường niên của bà con dân tộc nơi đây.
Lễ hội Hết Chá diễn ra tại nhà văn hóa bản Áng 1, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Chia sẻ với PV Dân Việt về Lễ hội Hết Chá, ông Hoàng Văn Mín, thầy mo ở bản Áng 1, xã Đông Sang cho biết: Lễ hội này có từ thời ông bà tổ tiên để lại. Lúc bấy giờ, người Thái rất nghèo không có tiền mua thuốc chữa bệnh, phải thường đến nhờ thầy mo chữa bệnh.
Thầy mo dùng mẹo và cúng nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân bản. Mang ơn thầy mo, nhiều người sau khi khỏi bệnh đã xin được làm con nuôi của ông. Cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết) con cháu mang lễ vật đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm… Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.
Đông đảo du khách thập phương đến tham gia trải nghiệm lễ hội.
“Đồng thời, Lê hội Hết Chá còn là dịp để người dân tạ ơn trời đất, thần linh và đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, dân bản ấm no hành phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới may mắn, phát lộc phát tài. Nhiều đôi trai gái bén duyên, nên nghĩa vợ chồng cũng từ Lễ hội Hết Chá này”- ông Mín cho biết thêm.
Lễ hội Hết Chá được chia làm 2 phần: Phần lễ để mọi người tỏ lòng thành kính với bậc cha nuôi có công ơn cứu chữa mình, tạ ơn đất trời và thân linh; phần hội gồm các hoạt động mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái ở thời kỳ dựng bản, dựng mường, xây dựng đời sống mới.
Video đang HOT
Các thầy mo cúng tế thần linh, trời đất cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa mạng bội thu đến với bà con dân bản.
Bà Lường Thị Lót, bản Áng 2, xã Đông Sang cho hay: Bà con trong bản đã chuẩn bị trước vải thổ cẩm, vải bông, lương thực, thực phẩm… phân công nhiệm vụ củ thể cho từng nhóm. Đàn ông lên rừng chặt tre dựng cây nêu hay còn gọi là cây vạn vật.
Phụ nữ ghép trống, đẽo thuyền, làm hoa, đan các con vật chim chóc, muông thú đan bằng tre nhuộm màu đỏ, vàng, xanh để treo lên cây nêu. Cây nêu trong ngày lễ hội phải to, đẹp, thẳng, dài hơn 3m, không bị nứt nẻ. Thân cây đục 5 tầng lỗ để cắm các cành tre treo hoa, ve sầu, quả còn… Gốc cây nêu ghép 4 thanh gỗ làm thành chân đế, đan 4 phên xếp thành hình vuông và quây vải thổ cẩm của đồng bào Thái tự dệt, bên cạnh đặt 2 chum rượu cần.
Đồng bào dân tộc Thái múa duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rồn rã, tạo nên bầu không khí vui tươi.
Trong lễ hội Hết Chá còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn như, bắt cá, lên rừng hái măng, tập cho trâu cày… Điều đặc biệt trong lễ hội còn diễn ra màn kịch nam giả nữ, nữ giả nam để tái hiện những nghề nghiệp, những nét sinh hoạt vô cùng phong phú và bình dị, mang đặc trưng của cư dân lúa nước.
Đan xen vào đó là một số tiết mục kịch câm dí dỏm, sinh động, phê phán những thói hư tật xấu, khích lệ những cái hay cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày của bà con. Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra những điều xòe uyển chuyển, duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rồn rã, âm thanh trầm bổng của đội nhạc như đang vẫy chào và mời gọi khách khứa đến chung vui cùng ngày hội.
Lễ hội Hết Chá còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn như, bắt cá, lên rừng hái măng, tập cho châu cày… khơi gợi nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái.
Bà Đinh Thị Hường,Trưởng phòng văn hóa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Việc tổ chức Lễ hội Hết Chá, không chỉ giúp bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, mà còn góp phần thu hút khách dụ lịch trong và ngoài nước đến với cao nguyên Mộc Châu khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của bà con.
Ngoài ra, đến với lễ hội du khách còn được tham gia vào các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc và hoạt động văn hóa văn nghệ. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cuộc thi ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Đông Sang. Tất cả đã tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền đến tham gia và trải nghiệm.
Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách địa phương và khách du lịch nước ngoài tìm hiểu, tham quan.
Theo Danviet
Cất bằng đại học về trồng dâu tây, làm du lịch, lãi 700 triệu/năm
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, khác với bạn bè trang lứa tìm cơ hội việc làm ở thành phố, cử nhân kinh tế Vũ Văn Lực quyết định về bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), thực hiện hoài bão làm nông nghiệp với nghề trồng dâu tây kết hợp làm du lịch sinh thái. Hiện, anh Lực đã sở hữu 4 ha dây tây, sau trừ chi phí mỗi năm thu lãi 700 triệu đồng.
Ngay từ nhỏ, anh Lực đã có ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành kỹ sư nông nghiệp. Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp THPT năm 2009, theo lời khuyên của bố mẹ, Lực lại đăng kí thi và đỗ trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Trong thời gian học đại học, 1 lần tình cờ, Lực đọc được trên mạng Internet nói về mô hình trồng dâu tây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Niềm đam mê với nông nghiệp trong Lực bỗng trỗi dậy. Cậu vừa học, vừa mày mò trồng thử rồi thực sự thích thú lúc nào chẳng hay với giống cây trồng mới này.
Anh Lực đang theo dõi quá trình phát triển của vườn dâu tây.
Năm 2013, tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, thay vì nộp đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước hoặc các công ty, doanh nghiệp ở thành phố lớn như chúng bạn, chàng cử nhân Vũ Văn Lực lại quyết định theo đuổi ước mơ làm giàu từ trồng dâu tây. Với suy nghĩ đã làm là phải chắc ăn, Lực lặn lội vào Đà Lạt học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ các nhà vườn trồng dâu tây bằng cách xin làm thuê cho họ. Sau 2 năm làm thuê, Lực đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng dâu tây và quyết định quay về cao nguyên Mộc Châu lập nghiệp.
Để tăng năng xuất sản lượng dâu tây, anh Lực xây dựng thêm nhà kính, hệ thống nước tưới nhỏ giọt cho vườn dâu tây.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Lực cho biết: Lúc tôi quyết định trồng dâu tây ở nhà, bà con lối xóm cũng bàn ra, tán vào không ít, bởi từ xưa tới nay, chưa có ai đưa cây dâu tây về trồng ở Mộc Châu. Nhưng tôi bỏ ngoài tai tất cả lời dị nghị đó, quyết tâm thực hiện ước mơ của mình đến cùng. Tôi dùng số tiền tích cóp được trong thời gian làm thuê, sau đó vay mượn thêm anh em, bạn bè thân thiết rồi đầu tư thuê đất, mua giống về trồng thử 1.000 m2 dâu tây.
Vườn dâu tây của anh Lực luôn phát triển tươi tốt, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật vào trồng trọt.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, trồng và chăm sóc, vườn dâu tây của Lực phát triển xanh tốt. Sau 3 tháng đã cho thu những trái ngọt. Vụ đầu tiên Lực đã thu lãi gần 30 triệu đồng, với kết quả này đã giúp anh Lực mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng dâu tây. Đến nay, anh Lực đã có vườn dâu tây rộng 4 ha độc nhất vô nhị trên cao nguyên Mộc Châu.
Với ý trí dám nghĩ, dám làm, anh lực đã làm chủ vườn dâu tây rộng 4ha.
Theo kinh nghiệm của anh Lực, dâu tây thuộc loài cây ôn đới, rất phù hợp với vùng đất và khí hậu ở huyện Mộc Châu. Dâu tây dễ trồng, dễ chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, trồng sắn. Trồng dâu tây không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật nhưng phải là người chịu khó, chuyên cần thì mới có thu nhập cao. Khâu quan trọng, quyết định đến sự thành bại của dâu tây, đó là chọn giống. Cây giống phải là những cây khỏe mạnh, khi làm đất phải đảm bảo độ tơi xốp, đất đã làm sạch, bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của dâu tây...
Để tăng năng suất, sản lượng và tiết kiệm chi phí chăm sóc, anh Lực đầu tư xây dựng nhà kính,hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt theo công nghệ ISAREL. Tùy theo thời tiết mà anh điều chỉnh lượng nước tưới cũng như lần tưới phù hợp. Nếu trời nắng thì tưới từ 3 - 4 lần/ngày, còn trời mưa thì anh tưới ít hơn.
Nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và thưởng thức dâu tây ngay tại vườn của anh Lực.
Anh Lực cho biết: Tôi trồng dâu tây theo hướng nông nghiệp sạch và kết hợp làm du lịch, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản nên vườn dâu của tôi thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Với đặc điểm quả đỏ, mọng, thơm ngon, giống dâu tây Fragaria và Chipi do tôi trồng, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao. Đặc biệt là khách du lịch thập phương đến tham quan, trải nghiệm ở vườn đều mua với số lượng lớn sau khi ra về. Năm 2018, tôi thu hơn 1,2 tỷ đồng từ 4 ha dâu tây. Sau khi trừ chi phí các khoản như giống, phân bón và công chăm sóc, thu hái... tôi lãi gần 700 triệu đồng.
Anh Lực xây dựng thêm cơ sở để đón khách du lịch đến tham quan và thưởng thức dâu tây.
Không chỉ giỏi về phát triển kinh tế, anh Lực còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Thành quả của Lực khiến nhiều người ngỡ ngàng, nể phục, được cấp ủy, chính quyền cơ sở đánh giá cao...
Theo Danviet
Sơn La: Công bố xã 22 đạt chuẩn nông thôn mới 2018 Sáng nay 26.12, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Dự buổi lễ công bố có lãnh đạo các ban ngành địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân đến tham dự, tạo nên bầu không khí sôi nổi trên cao nguyên. Đông Sang là xã...