MobiFone góp phần đẩy mạnh phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam
MobiFone là một trong 6 đơn vị ký kết triển khai tích hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.
Sáng ngày 16/06/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, đồng thời công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn). Ông Dư Thái Hùng – Giám đốc Trung tâm Trung tâm Công nghệ thông tin vinh dự đại diện MobiFone tham gia Hội nghị lần này.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trực tiếp chủ trì và chỉ đạo chương trình. Tham dự Hội nghị còn có đại biểu lãnh đạo đơn vị thuộc các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các ngành kinh tế có nhu cầu về thương mại số; lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu trong nước.
6 đơn vị CeCA tương lai (trong đó có MobiFone) các doanh nghiệp công nghệ đã ký kết triển khai tích hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam, xây dựng hạ tầng thúc đẩy thương mại điện tử an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật.
Video đang HOT
Đại diện MobiFone, ông Dư Thái Hùng – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone đã lên thực hiện “Lễ bấm nút ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam” cùng Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân -Thứ trưởng Bộ Công Thương; Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số và đại diện các CeCa khác. Bên cạnh đó, buổi lễ cũng đánh dấu sự phát triển của hợp đồng điện tử eContract do nhà mạng MobiFone cung cấp khi đây là một những đơn vị đầu tiên được ký hợp đồng hợp tác với Cục Thương mại điện tử. Kết thúc Hội nghị, đại diện MobiFone cùng các đại diện CeCa khác đã trình bày về những ứng dụng mà hợp đồng điện tử đem lại cho doanh nghiệp cũng như giải đáp một số thắc mắc mà các doanh nghiệp đưa ra.
Hợp đồng điện tử eContract của MobiFone có đầy đủ các tính năng của các loại hình hợp đồng điện tử trên thị trường hiện nay khi đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí KHÔNG: Không phí in ấn, không phí chuyển phát, không phí lưu kho, không phụ thuộc không gian địa lý, không phụ thuộc thời gian, không rủi ro thất lạc, không gián đoạn thời gian. Ngoài những ưu điểm đó, MobiFone còn hỗ trợ nhiều hình thức ký số: Thiết bị USB Token và SIM PKI, remote signing và ký ảnh giúp cho khách hàng cho thể linh hoạt trong việc chọn hình thức. Một điểm đáng chú ý của giải pháp chính là MobiFone eContract có thể áp dụng hầu hết tất cả loại hợp đồng trên thị trường hiện nay bao gồm: Hợp đồng lao động; Hợp đồng trao đổi/ mua bán; Hợp đồng thuê khoán; Hợp đồng cung cấp dịch vụ; Hợp đồng xây dựng; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng thương mại, dịch vụ.
Việt Nam sắp có Hiệp hội Blockchain
Hiệp hội mới ra đời có thể thúc đẩy việc đưa ra hành lang pháp lý liên quan đến blockchain, đóng góp cho nền kinh tế số Việt Nam.
Sáng 29/4, hình ảnh văn bản về quyết định thành lập của đơn vị có tên Hiệp hội Công nghệ Chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) được đăng tải trên mạng.
Trao đổi với PV , ông Hà Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ xác nhận văn bản trên là do Bộ Nội vụ phát hành.
Quyết định thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành.
Theo quyết định này, Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam từ ngày 27/4. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động. Hiệp hội này chịu sự quản lý của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan.
Ông Phan Đức Trung, đại diện thành viên Ban vận động của Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết đơn vị này dự kiến tổ chức đại hội vào tháng 5/2022. Khi đó, hiệp hội sẽ bầu ra ban lãnh đạo và công bố các tài liệu liên quan.
Tuy đang ở khâu chuẩn bị và chưa chốt danh sách các thành viên tham gia, đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng thành phần sẽ đa dạng và có chọn lọc để tránh bị hiểu nhầm thành cộng đồng token.
"Đây là một hiệp hội công nghệ, do đó việc tập hợp các thành viên chúng tôi sẽ ưu tiên những người có kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên nhiều khía cạnh", ông Phan Đức Trung cho biết.
Ông Trung cũng chia sẻ Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ tập trung vào hợp tác quốc tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, chuyển giao và đánh giá chính sách liên quan đến blockchain với các hiệp hội, cơ quan, ngành nghề chuyên môn khác.
"Hiện hành lang pháp lý cho blockchain chưa có, nhưng đang được rất nhiều cơ quan quản lý quan tâm ở góc độ khác như an toàn thông tin, tiền mã hoá, tài sản số, thuế... Tôi tin là sự ra đời của hiệp hội, với các thành viên chuyên sâu và đa dạng, sẽ giúp các cơ quan chức năng tham mưu được các chính sách có lợi cho nền kinh tế số của Việt Nam", ông Phan Đức Trung cho biết.
Trước đó, Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU) cũng được lập dưới hình thức câu lạc bộ, trực thuộc Hội truyền thông số (VDCA).
Trong tháng 4, cũng có tới 2 đơn vị mang tên Liên minh Blockchain Việt Nam được ra đời. Công ty TNHH Liên Minh Blockchain Việt Nam ra mắt vào ngày 19/4 là doanh nghiệp xã hội, hoạt động phi lợi nhuận với mục tiêu kết nối, thúc tiến hợp tác, đổi mới sáng tạo của ngành chuỗi khối trong nước và trên thế giới.
Trong khi đó, Liên minh blockchain Việt Nam (VBU), được ra mắt ngày 21/4, hoạt động theo hình thức câu lạc bộ, trực thuộc Hội truyền thông số VDCA. VBU được giới thiệu là tổ chức có vai trò tư vấn, tham mưu cho các cơ quan quản lý nhằm xây dựng chính sách, khung pháp lý về Blockchain, tài sản số, tiền số tại Việt Nam.
Chuyển đổi số gặp khó vì thiếu nhân lực chuyên môn Chuyển đổi số mới bắt đầu tại Việt Nam nên dù nhận nhiều sự quan tâm, đầu tư, lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, đặc biệt ở mảng nhân sự kỹ thuật cao. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ...