“Mổ xẻ” nguyên nhân khiến bạo lực học đường tràn lan
Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM: “Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em không gần gũi, chia sẻ”.
PGS.TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳng định: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị “nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. Chính người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ ở trẻ”.
Học sinh dễ bị “đầu độc” bởi những trò game bạo lực. (Ảnh minh họa)
Nhiều ý kiến khác cho rằng giáo dục trong nhà trường hiện thiên về dạy chữ hơn dạy làm người. Một số giáo viên vẫn chưa gương mẫu, có những hành vi xúc phạm, xâm hại học sinh. Hiện tượng đối xử không công bằng làm các em bức xúc rồi trở nên quậy phá như một cách lấy lại cân bằng.
Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.
TS. Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ thành phố, chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”.
Video đang HOT
TS Đinh Phương Duy phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vân Sơn)
Theo TS. Đinh Phương Duy, biện pháp tốt nhất để “tiêu diệt” tận gốc nạn bạo lực ở trẻ cần thiết phải kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó cần nghiên cứu bài bản tâm sinh lý lứa tuổi của học trò ngày nay, những nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp với các em trong một điều kiện xã hội mới.
Còn TS. Bích Hồng nhấn mạnh: “Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con và trực tiếp bảo vệ con mình bằng cách trang bị cho các em có được những kỹ năng sống cơ bản. Cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của trẻ”. Cũng theo TS Bích Hồng thì, tránh việc đưa những trẻ quá cá biệt vào các Trung tâm giáo dưỡng vì “cần nhìn thẳng vào vấn đề để thấy rằng chúng ta cần cảm hóa chứ không phải trừng phạt.”
Theo ý kiến của ông Lê Ngọc Trung, trợ lý thanh niên Trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi, thì: Nhà trường cần phải nắm được danh sách các học sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em. Gia đình cần làm bản cam kết giáo dục nghiêm chỉnh con em mình tại nhà.
Những gia đình có con em vi phạm cần thiết phải xử lý hành chính. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh của từng gia đình có con em đang theo học tại các trường trên địa bàn.
Theo kênh 14
Teen chuốc phiền vì dùng "dế" vô tội vạ trong giờ học
Vô tư xài dế trong giờ học.
Hầu như trong nội quy của trường nào cũng có điều "lệnh" cấm teen mình dùng điện thoại di động trong giờ học. Nhiều trường còn nghiêm khắc không cho phép các bạn mang điện thoại tới trường. Nhưng cấm là chuyện cấm, còn teen có thể "tách" khỏi dế iu hay không lại là chuyện khác.
Huy, THPT HHT cho biết: "Mang điện thoại đi học mà bị thầy cô giám thị nhìn thấy là "chít" ngay nhưng bọn mình... "sá" gì. Chỉ cần cẩn thận một chút, kín đáo một chút là được. Nhiều thầy cô cũng châm chước cho tụi mình, không làm "căng" chuyện này lắm". Nếu teen chỉ dừng ở mức có đem di động tới trường và dùng sao cho kín đáo một chút, khéo khéo và phù hợp một chút thì đã chẳng có điều gì để nói. Đáng buồn là nhiều bạn dùng dế một cách vô tư tới quá trớn. "Nhiều người như đang khoe điện thoại vậy. Thỉnh thoảng lại léo nhéo nhạc chuông trong giờ, khi thì gọi thật, khi thì nhá máy, toàn chuyện không đâu!"- Minh Anh trường HBT phản ánh.
Có điện thoại rồi, chốc chốc lại "canh me" xem có tin nhắn hay cuộc gọi nào không, làm sao chú ý học được. Cô bạn cho biết thêm, tình trạng các teen dùng máy vô ý thức đã tới mức khó chịu trong lớp của mình. Chẳng có việc gì cũng lôi điện thoại ra nhí nhoáy. Nếu "buồn" thì còn đeo tai nghe nhạc, nhắn tin, nhá máy trêu đùa nhau, mặc kệ thầy cô đang giảng bài hay bạn bè đang tập trung làm bài tập.
"Bây giờ, viết giấy truyền tay nhau trong giờ học lỗi thời rồi. Nhắn tin, nhá máy nhau bằng điện thoại cả!" Quân, THPT ML than thở. Trường Quân là một trường ở ngoại ô Hà Nội nhưng lớp Quân cũng đã "phủ sóng" điện thoại gần hết. Có bạn nhà khó khăn cũng cố nằn nì bố mẹ mua điện thoại cho dùng, viện đủ lý do này nọ. Mà thực chất cũng chỉ là đua đòi cho bằng người. Có máy rồi dùng đúng nghĩa thì ít, nghịch ngợm trêu đùa nhau thì nhiều!
Chiếc điện thoại vốn dĩ là đồ vật rất hữu ích, nhưng vì cách sử dụng rất "vô duyên" của một bộ phận không nhỏ teen mà điện thoại đã bị gắn cho những cái ác cảm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tai nạn và những hậu quả khó lường
Khỏi cần nói nhiều thì teen cũng thừa biết dùng điện thoại tào lao có thể mang đến những phiền toái khó chịu như thế nào. Cả một đống chuyện âm thầm xảy ra với chiếc điện thoại bên dưới bục giảng. Loay hoay nghĩ cách "che mắt" thầy cô khi nhắn tin, liều lĩnh chui xuống gầm bàn nghe máy...
Chuyện địên thoại reo chuông trong giờ vì teen quên tắt nhạc là chuyện thường như cơm bữa. Nếu thầy cô dễ tính, teen có thể được bỏ qua, còn không bị tịch thu điện thoại, chờ phụ huynh đến giải quyết.
Ngọc, một teen từng hai lần bị thu điện thoại thở than: "Một lần quên không tắt âm, thằng bạn trêu nhá máy trong giờ. Chuông loé xoé đúng lúc thầy giám thị đi qua. Thế là... tạch.! Lần nữa đang loay hoay nhắn tin hỏi một câu tiếng Anh trong giờ kiểm tra, xui xẻo bị cô dạy Ngoại ngữ "bắt tại trận" Nhưng dường như hai lần bị "xử lý" ấy vẫn chưa khiến Ngọc sợ. Cô nàng vẫn vung vẩy chiếc dế yêu trong tay, loa mở hết cỡ một bài hát được yêu thích trong giờ... tự truy bài.
"Khó chịu lắm khi giờ truy bài mà mấy bạn đó cứ mở nhạc nhẽo um xùm, í ới gọi nhau. Điện thoại có gì lạ đâu mà... ham."- Hằng, một nhân cùng lớp khe khẽ phàn nàn. Chỉ phàn nàn để đấy thôi chứ chẳng thay đổi được gì, bởi tất cả nằm trong ý thức của nhiều bạn nữa.
Những hậu quả dễ thấy của việc dùng điện thoại thì bày ngay trước mắt. Bài giảng không tiếp thu được trọn vẹn, lời thầy cô như gió thoảng qua tai. Những giờ học cứ thế trở thành vô nghĩa, lãng xẹt chỉ vì cách dùng dế rõ là... vớ vẩn!
Dùng điện thoại bừa bãi chính là teen tự làm hại mình và gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Dùng điện thoại một cách lịch sự và chỉ khi thực sự cần thiết khi ở trường, đó mới là teen thông minh. Hãy cân nhắc một chút với những chút vui vẻ "nhất thời" so với những phiền toái có thể chuốc vào thân vì sử dụng di động bừa bãi teen nhé.
Đến trường học cách...ngủ Làm thế nào để đối mặt với một teen hay cằn nhằn, cau có và gắt gỏng ? Đừng đổ lỗi cho hormone hay sự chống đối của tuổi trẻ, hãy gửi teen đó đến Trường học dạy cách ngủ. Đây là những gì mà phụ huynh nhận được khi gặp phải vấn đề khó khăn với con cái. Những teen này sẽ...