Mở rộng vành đai công nghiệp phía nam, khan hiếm nhà ở xã hội
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, góp phần tạo nên “bát giác kim cương” của tương lai, TP.HCM đang ngày càng thu hút người lao động, khiến nhu cầu nhà ở xã hội tăng cao.
Nam châm hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực lớn
Sự phát triển của TP.HCM không chỉ là bước tiến thịnh vượng của các tập đoàn lớn mà còn là sự phát triển của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đúng với trọng tâm kế hoạch về một vùng đất “đầu tàu” đầy năng động và đột phá, vành đai công nghiệp phía nam TP.HCM vơi hang chuc nghìn nhà xương cua cac doanh nghiêp, chủ yếu là trong nươc, tai Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phu… hinh thanh tư nhiên, đã tạo nên sự phát triển manh me cho khu vực, kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, các ngành công nghiệp cùng nhau kết nối, đan xen tự nhiên trên quy luật phát triển cung cầu của thị trường, tạo ra sự bổ khuyết hài hoà và hợp lý. Sự kết nối này sẽ thông qua những đầu mối chính nằm ở khu vực phía nam thành phố, trong đó bao gồm kết nối chuyển giao công nghệ, mô hình sản xuất, các nguồn cung ứng, kết nối hậu cần và giao thông.
TP.HCM và 7 tỉnh thành sẽ trở thành bát giác kim cương (ảnh: Tạp chí kiến trúc)
Đặc biệt, khu vực Bình Chánh với sự phát triển của hạ tầng giao thông liên vùng, trung tâm hậu cần (logistic) ơ ga Tân Kiên kết nối miền Tây trên tuyến tau cao tốc va tuyến Metro 3A trong tương lai cũng sẽ mở ra những đầu mối kinh tế quan trọng. Trong thời gian tới, hứa hẹn sẽ có đến hàng nghìn xí nghiệp, nhà máy, các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam mọc lên dày đặc tại vùng đất giàu tiềm năng này.
Sự vận động và chuyển dịch tại vành đai công nghiệp phía nam nói chung và Bình Chánh nói riêng sẽ thu hút vốn đầu tư lớn, cùng nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ vận hành và phát triển. Những đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ sư, các chuyên gia kỹ thuật, đội ngũ lãnh đạo, giám sát từ trong và ngoài nước sẽ quy tụ về đây, góp phần tạo nên diện mạo mới cho một vùng kinh tế sôi động bậc nhất cả nước.
Cùng sự phát triển bùng nổ về công thương là việc đầu tư vào phát triển đồng bộ hạ tầng xã hội, ví dụ như khu nhà ở cho nhân viên văn phong, công nhân, kỹ sư, chuyên gia… đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó là hệ thống trường học, trường dạy nghề, các phương tiện, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm, y tế, sức khoẻ… phục vụ cho đời sống hằng ngày.
Video đang HOT
Hạ tầng xa hôi đồng bộ với vành đai kinh tế mới sẽ tạo sư thu hut cho đội ngũ nhân lưc manh, phat triên san xuât, thương mai dich vu.
Nhu cầu lớn về nhà ở xã hội
Tại TP.HCM, nhu cầu về nhà ở hợp lý hiện rất lớn, nhưng trong giai đoạn 2016 -2019, chỉ có khoảng 14 dự án nhà ở xã hội với quy mô 10.255 căn hộ được đưa vào sử dụng, trong khi nhu cầu thực tế là gấp 10 lần, khoảng 134.000 căn.
Nhà ở xã hội là cú hích để phát triển kinh tế ở vành đai công nghiệp phía nam TP.HCM
Có thể thấy nhu cầu nhà ở xã hội đang trở thành “cơn khát” của TP.HCM, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng, tạo động lực phát triển cho vành đai sản xuất công nghiệp ở phía nam thành phố, nhất là các trung tâm sản xuất lớn như Bình Tân, Bình Chánh.
Tuy nhiên đến hiện nay, các quỹ đất mà TP.HCM dành cho nhà ở xã hội cũng đang hiếm và khó tìm được nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số vốn lớn để làm hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển trở thành đô thị nhà ở xã hội kiểu mẫu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế khu vực phía nam TP.HCM.
Dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 946 nghìn tỷ đến cuối tháng 6
Tính đến hết tháng 6/2020, dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 946,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.
Tại Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai các nhiệm vụ quan trọng 6 tháng cuối năm, ông Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) cho biết, tính đến hết tháng 6/2020, dư nợ tín dụng đạt 946,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.
Nguồn vốn huy động thị trường 1 tại 30/6/2020 tăng hơn 21 nghìn tỷ đồng so với 2019; cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển dịch tích cực trong các tháng quý II.
VietinBank đã chủ động điều tiết cân đối vốn trong 6 tháng đầu năm và sẽ tiếp tục kiên định điều hành theo hướng tăng cường huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, thay thế nguồn chi phí cao. Đồng thời, tận dụng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát chi phí vốn tổng thể, tạo nguồn lực và cơ sở để giảm lãi suất cho vay trong các tháng cuối năm.
Ngoài ra, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ của VietinBank cũng có sự tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với hoạt động quản trị rủi ro, VietinBank đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát chất lượng danh mục, thu hồi, xử lý nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong hạn mức được giao.
Đối với khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, VietinBank đã hỗ trợ hạ lãi suất lên tới 2%, trung bình ở mức 0,6%/năm cho gần 9 nghìn khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất lên tới hơn 242 nghìn tỷ đồng; cơ cấu gốc và lãi cho hơn 8,4 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, lãi của gần 1,7 nghìn khách hàng.
Đồng thời, VietinBank cũng hỗ trợ tối đa cho khách hàng để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh với tổng doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch lên tới trên 184 nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ cho biết, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, tác động lớn tới nền kinh tế trong suốt thời gian qua nhưng 6 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh của VietinBank vẫn có những kết quả tích cực.
Đặc biệt, ngay sau khi thực hiện quá trình giãn cách xã hội, nền kinh tế - xã hội đã dần đi vào ổn định, bình thường hoá thì các hoạt động của VietinBank đã có những sự cải thiện rõ nét.
Trong quý III và quý IV/2020, VietinBank triển khai các nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, triển khai chiến lược Chuyển đổi mô hình tăng trưởng của VietinBank.
Theo đó, chiến lược gồm 3 phần: Chuyển đổi mô hình dựa vào tăng trưởng quy mô là chính để tạo ra lợi nhuận chuyển sang duy trì tốc độ tăng trưởng quy mô hợp lý đồng thời tập trung cải thiện chất lượng hiệu quả hoạt động. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường khả năng liên kết chặt chẽ giữa các phân khúc khách hàng. Chuyển đổi theo hướng phục vụ khách hàng bằng những SPDV cụ thể sang những giải pháp tài chính toàn diện.
Nhà băng cũng tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, bứt phá mạnh mẽ ngay trong những tháng đầu quý III ngay khi nền kinh tế phục hồi trở lại; tiếp tục phát triển khách hàng, khai thác triệt để hiệu quả tệp khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở 4 vùng kinh tế trọng điểm để tạo ra giá trị cao hơn.
Tăng cường quản lý rủi ro, quản lý, thu hồi và xử lý nợ. Thúc đẩy các giải pháp đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng nhằm cải thiện chất lượng phê duyệt tín dụng.
Xử lý hai khoản dư nợ lớn gần 300 tỷ đồng với loạt tài sản bảo đảm
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) vừa thông báo xử lý khoản nợ của CTCP Thép Việt Thái tính đến hết ngày 31/5/2020 là 105 tỷ đồng.
Trong đó, dư nợ gốc bằng VNĐ là hơn 37 tỷ đồng, còn USD là 327.652 USD. Còn dư nợ lãi là 54,5 tỷ đồng và 250.440 USD.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là 30 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hà Nội, Hoà Bình, 1 hệ thống máy móc thiết bị.Giá bán theo thỏa thuận.
Ngoài ra, VietinBank cũng xử lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 2 thửa đất số 1389 và 1393 thuộc tờ bản đồ số 05 tọa lạc tại Trung tâm thương mại phức hợp Cần Thơ center-3, 29 ha, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ. Giá tài sản là 190 tỷ đồng.
Tin kinh tế 6AM: WB dự báo suy giảm kinh tế thế giới ở mức kỷ lục; Giá USD tiếp tục giảm mạnh MobiFone Thừa Thiên Huế bị phạt do bán SIM đã kích hoạt sẵn; Toyota chính thức ra mắt "bộ ba" Toyota Hiace. Toyota Granvia Land và Cruiser Prado thế hệ mới... Giá USD tiếp tục giảm mạnh Sáng 10/6, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.222 VND/USD, giảm tiếp 10 đồng so với phiên liền trước. Tỷ...