Mở rộng hoạt động tại Việt Nam, Kasikornbank muốn thành ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu khu vực.
Ngân hàng Kasikornbank ( KBank) của Thái Lan đang thúc đẩy kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam để trở thành ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu khu vực.
Quốc kỳ Thái Lan và cờ của Kasikornbank. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, KBank – với mục tiêu đầu tư hơn 2,7 tỷ baht (khoảng 75 triệu USD) củng cố mạng lưới dịch vụ trong nhóm AEC 3 (các nước ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc), đã cam kết mở rộng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam để phục vụ khách hàng trên tất cả các phân khúc với các dịch vụ kỹ thuật số đa dạng. Đối với thị trường Việt Nam, KBank đặt mục tiêu cho vay khoảng 20 tỷ baht (560 triệu USD) và thiết lập mạng lưới khách hàng cá nhân là 1,2 triệu người vào năm 2023.
Giám đốc điều hành KBank Kattiya Indaravijaya đánh giá, sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế ASEAN đang hướng tới một tương lai tươi sáng. Bên cạnh sự phục hồi về kinh tế, ASEAN còn được được biết đến với thị trường rộng lớn với tỷ lệ người trẻ ngày càng tăng – động lực chính thúc đẩy mở rộng nền kinh tế. Bà Kattiya lưu ý thêm rằng, nền kinh tế của ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng hướng tới cuộc sống kỹ thuật số.
Trong khi đó, Chủ tịch KBank Pipit Aneaknithi nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN nhờ tiềm năng thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Sau dịch COVID-19, Việt Nam đang duy trì sự ổn định của nền kinh tế và nợ công ở mức dưới 60% GDP. Ông Pipit Aneaknithi nói thêm, Việt Nam cũng có triển vọng đầy hứa hẹn và sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030, hướng tới trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao vào năm 2045.
Video đang HOT
Chính sách của Chính phủ Việt Nam là thúc đẩy đất nước trở thành một trung tâm công nghệ mới của châu Á. Việt Nam có dân số gần 100 triệu người và tương đối trẻ, phần lớn trong độ tuổi lao động, tầng lớp trung lưu cũng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong vòng 3 năm tới, dự kiến tiêu thụ nội địa tại Việt Nam sẽ tăng 7%/ năm. Ngoài ra, chi tiêu qua các nền tảng kỹ thuật số ngày càng phổ biến ở Việt Nam, bằng chứng là hơn 50% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.
Ông Pipit khẳng định, KBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các “giải pháp sản phẩm số” hoàn chỉnh cho tất cả các phân khúc khách hàng, đồng thời có kế hoạch tiếp tục mở rộng sang các sản phẩm và dịch vụ mới.
KBank hiện có mạng lưới dịch vụ tại 16 quốc gia, trong đó bao gồm tất cả các quốc gia AEC 3. Chi nhánh mới nhất thành lập ở nước ngoài được chính thức khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ngày 5/8.
Vắc xin COVID-19 của Nhật thử nghiệm ở Việt Nam và chuyển giao công nghệ
Hãng dược Shionogi của Nhật sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin COVID-19 ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác trong tháng này, giám đốc điều hành (CEO) Isao Teshirogi xác nhận vào ngày 1-11.
Ông Teshirogi, CEO của Shionogi, đặt mục tiêu đưa vắc xin COVID-19 của hãng vào danh sách được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt sử dụng khẩn cấp - Ảnh chụp màn hình Nikkei Asia
Ông Teshirogi, giám đốc điều hành của Hãng dược Shionogi, cho biết Việt Nam đồng ý phối hợp thử nghiệm lâm sàng để đổi lấy việc chuyển giao công nghệ.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 là bước cuối cùng để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của vắc xin trước khi được cấp phép. Người tham gia thử nghiệm được chia thành hai nhóm, một nhóm tiêm vắc xin của Shionogi và số còn lại tiêm giả dược để so sánh.
Shionogi đang là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển vắc xin ngừa COVID-19 tại Nhật, theo báo Nikkei Asia. Vắc xin của công ty sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp, tương tự công nghệ mà các hãng dược lớn như Novavax, Sanofi và GSK đang sử dụng.
Công ty Nhật Bản cũng tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong nước với loại vắc xin đang phát triển. Theo Nikkei Asia, các cuộc thử nghiệm tại Nhật sẽ kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc xin này so với các vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZenaca đang lưu hành.
Nhà sản xuất cũng sẽ đánh giá mức độ an toàn nếu vắc xin được sử dụng như mũi tiêm nhắc lại. Shionogi hy vọng sẽ được các cơ quan quản lý Nhật chấp thuận và bắt đầu cung cấp vắc xin này tại Nhật vào cuối tháng 3 năm sau.
Shionogi cũng đang phát triển một loại thuốc điều trị COVID-19 đường uống và bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2, 3 tại Nhật Bản từ tháng 9 vừa qua.
Các thử nghiệm điều trị ở Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc và Vương quốc Anh dự kiến sẽ bắt đầu sớm trong tháng này. Hơn 90% số tình nguyện viên là người nước ngoài do số ca mắc COVID-19 tại Nhật đang giảm xuống dưới 300 ca/ngày, ông Teshirogi giải thích.
Vị CEO của Shionogi kỳ vọng sẽ thu được các thông tin hữu ích khi thử nghiệm tại Singapore. Quốc gia này khá tương đồng với Nhật về tỉ lệ tiêm chủng nhưng đang chứng kiến số ca nhiễm mới từ 3.000 - 4.000 ca/ngày.
Thuốc điều trị của Shionogi tập trung vào việc ức chế protease, một loại enzym cần thiết cho quá trình nhân đôi của virus SARS-CoV-2. Thuốc của Hãng dược Merck (Mỹ) thì nhắm vào polymerase của virus, một loại enzym khác được sử dụng để tạo ra các bản sao của virus.
Shionogi đặt mục tiêu nộp đơn xin phê duyệt sử dụng thuốc điều trị tại Nhật vào cuối năm nay.
Việt - Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác giải quyết biến đổi khí hậu Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joe Biden nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ, trong đó có hợp tác về tài chính công nghệ để giải quyết các vấn đề khí hậu. Tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 1/11 trong khuôn khổ Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh...