Mở ngành học mới Sư phạm Công nghệ
Đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới và thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ GD&ĐT vừa cho phép trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mở ngành học mới Sư phạm Công nghệ từ năm 2018.
Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới giáo viên Công nghệ sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao.
PGS.TS Phùng Gia Thế, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho biết, cùng với Toán và Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông – xu hướng giáo dục được coi trọng tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì môn Công nghệ ở trường phổ thông lại càng đóng vai trò quan trọng.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Công nghệ là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn Công nghệ là môn học dành cho các học sinh có xu hướng lựa chọn ngành học thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đội ngũ giáo viên cho môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung ngành đào tạo Sư phạm công nghệ vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.
Được sự đồng ý của Bộ GD&ĐT, từ năm 2018, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh đào tạo ngành Sư phạm công nghệ nhằm nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội với 60 chỉ tiêu với các tổ hợp xét tuyển: A01: Toán, VẬT LÍ, Tiếng Anh; A02: Toán, VẬT LÍ, Sinh học; D08: Toán, SINH HỌC, Tiếng Anh; D90: Toán, KHOA HỌC TỰ NHIÊN, Tiếng Anh.
Video đang HOT
Theo ông Thế, sinh viên học ngành sư phạm Công nghệ, sinh viên tốt nghiệp ngoài việc giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông, mà còn có khả năng đảm nhiệm các công việc tương tự ở các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng nghề.
Hồng Hạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Tuyển sinh Đại học 2018: Những ngành học mới đón cách mạng 4.0
Những ngành học mới hứa hẹn sẽ là những công việc "hot" trong vòng 4-5 năm tới được các trường đại học đón đầu mở ngành tuyển sinh và coi đó là một trong những chiến lược hút sinh viên mùa thi đại học, cao đẳng 2018.
Nhiều ngành học mới được các trường mở ra trong mùa tuyển sinh năm nay.
Các chương trình đào tạo mới tuyển sinh năm 2018 gồm Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Robot, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Khoa học Thông tin Địa không gian, Sư phạm tiếng Đức, Quản trị Trường học... Theo đại diện nhà trường, đây đều là những ngành đào tạo đón đầu nhu cầu nhân lực trong cách mạng 4.0 sắp tới.
Năm 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tuyển sinh trên 8.500 chỉ tiêu theo học 104 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, tiên tiến, tài năng bậc đại học thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Khoa học Xã hội, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Giáo dục, Luật học, Y - Dược.
Về phương án xét tuyển, ĐHQGHN xét tuyển với thí sinh sử dụng dựa trên kết quả kì thi THPT quốc gia, kết quả thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức, chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level, kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ). Đây cũng là năm đầu tiên ĐHQGHN xét tuyển đối tượng sử dụng kết quả SAT đăng ký vào ĐHQGHN.
Cùng với 6 chương trình đào tạo mới kể trên, nhiều chương trình đào tạo truyền thống được chuyển đổi theo hướng mô hình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết các chương trình đào tạo đều có sử dụng tổ hợp xét tuyển bài thi ngoại ngữ nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết để thí sinh theo học tốt các chương trình đào tạo đáp ứng vị trí việc làm trình độ quốc tế sau khi tốt nghiệp.
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN cho biết, so với năm trước đây, năm 2018 trường tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên ngành và xuyên ngành nhằm cũng cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 trong thời gian tới.
Bên cạnh công tác tuyển sinh trong nước, ĐHQGHN sẽ đẩy mạnh hoạt động thu hút và xét tuyển đối với các sinh viên quốc tế theo học các chương trình đào tạo chất lượng cao, chuẩn quốc tế trong năm 2018.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh dự kiến thêm 6 ngành mới tuyển sinh năm 2018 bao gồm Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Quản lý xây dựng, Năng lượng tái tạo, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Sư phạm công nghệ.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh năm nay dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu bậc Đại học và 500 chỉ tiêu bậc Cao đẳng. Ngoài các ngành đã có năm nay trường có một ngành mới là Khoa học chế biến món ăn.
Tương tự, Trường ĐH Sài Gòn cũng có thêm chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh tiểu học (bậc ĐH).
ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh dự kiến mở thêm 2 ngành mới: Ngôn ngữ Hàn Quốc và Việt Nam học...
Việc có thêm những ngành đạo tạo mới sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn cho các thí sinh trong mùa tuyển sinh 2018.
Dựa trên danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực chính thức có hiệu lực, trong năm 2018, danh mục ngành đào tạo ĐH sẽ có sự xuất hiện của trên 100 ngành mới. Như vậy lượng ngành mới tăng khoảng 40% so với danh mục năm 2010. Thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển.
Theo danh mục các ngành đào tạo Đại học vừa ban hành, hiện có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010).
Theo Baotintuc.vn
Giảng viên đại học đang phải cạnh tranh với "ông thầy internet" Hệ sinh thái học tập rộng khắp với vô số "ông thầy internet" làm việc không mệt mỏi, sẵn sàng chia sẻ thông tin, tri thức với người học. Tư duy giáo dục truyền thống như "đến trường" điểm danh mới là "đi học", không đến trường là "không đi học" đã không còn đúng nữa... trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0....