Mở mộ cổ, phát hiện di vật khiến chuyên gia không dám nhìn thẳng: Gan lì cũng phải sợ!
Di vật này được tạo ra với cái giá là tính mạng của con người.
Trong mắt thiên hạ, người Hung Nô luôn được biết đế là một dân tộc du mục ở phương bắc rất hùng mạnh. Thậm chí Tần Thủy Hoàng không ngần ngại chi tiền bạc, vật lực để xây dựng Vạn Lý Trường Thành, chỉ để chống lại người Hung Nô.
Theo “Tiểu sử của người Hung Nô” thì họ là hậu duệ của nhà Hạ. Sau sự sụp đổ của vương triều, con cháu người Hạ chạy về phía bắc và thành lập các bộ lạc. Theo thời gian, họ đi chinh phạt những khu lân cận và hình thành tộc người Hung Nô.
Phong tục tập quán sinh hoạt của tộc người này khác với người Hán. Họ thích cưỡi ngựa trên đồng cỏ, ăn thịt uống rượu, đi ủng có móng guốc.
Tuy nhiên, người Hung Nô cũng có nét tương đồng với người Hán về nghi thức chôn cất. Sau khi một người qua đời, họ cũng có lễ tang và được chôn cất cẩn thận. Sử ký” và “Hán Thư” có ghi lại rằng người Hung Nô sớm hình thành phong tục an táng.
Người Hung Nô được tái hiện lại qua các tác phẩm điện ảnh. Hình ảnh: Sohu.
Theo đó, nếu là quý tộc thì có nô lệ và mỹ nữ hiến tế cùng, nếu là đại phu thì ngoài vợ và thê thiếp còn có các cận thần, có khi lên đến hàng trăm người. Có thể thấy, nghi thức chôn cất tế lễ của người Hung Nô cũng không kém gì Trung Nguyên thời bấy giờ.
Vào những năm 1920, những ngôi mộ cổ liên quan đến người Hung Nô đã được phát hiện ở Mông Cổ và Tân Cương ở TQ. Trong đó có một di vật trong lăng mộ khiến các nhà khảo cổ kinh hãi không dám nhìn thẳng. Rốt cuộc đó là gì mà ngay cả các chuyên gia cũng phải kinh hãi?
Theo đánh giá sơ bộ, dù ngôi mộ này đã trải qua hàng nghìn năm, nhưng nó vẫn được bảo quản rất tốt. Vì không có chữ viết nên các chuyên gia không thể tìm ra danh tính của chủ nhân ngôi mộ dựa trên văn bia.
Ngoài một số lượng lớn vàng bạc châu báu trong lăng mộ, 68 bím tóc lớn cũng được tìm thấy tại hiện trường. Những bím tóc này đều là của phụ nữ. Có thể thấy những người này rất có thể là nạn nhân hiến tế cho chủ nhân ngôi mộ lúc bấy giờ.
Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng những người này đều là tù binh chiến tranh của người Hùn Nô, cổ họng của họ đã bị cắt đứt. Điều đáng nói ở đây là người Hung Nô không dùng phụ nữ tộc mình để chôn cất mà cướp bóc từ các khu vực láng giềng. Hầu hết những nạn nhân là người Hán, và có một số từ các khu vực phía Tây.
Ngoài những người được chôn cất, trong lăng mộ cũng tìm thấy “ly uống rượu bằng đầu người”. Điều này thậm chí còn kinh hoàng hơn cả những người bị hiến tế kia. Theo tài liệu, người Hung Nô rất thích uống rượu, do đó, ly uống rượu của họ cũng được chú ý hơn cả.
Không giống như những người ở vùng đồng bằng thích sử dụng những chiếc ly rượu tinh xảo, người Hung Nô thích uống với những chén rượu làm bằng đầu người.
Theo ghi chép trong “Biên bản lịch sử của người Hung Nô” thì “sau khi đánh bại kẻ thù cũ của họ là Nguyệt Chi, họ đã sử dụng đầu lâu của Vua Nguyệt Chi làm bình uống rượu”. Có thể thấy rằng phong tục của tộc người này quả thực vô cùng tàn nhẫn. Những di tích họ để lại vẫn khiến người đời sau phải khiếp sợ!
Huyết ngọc xuất hiện trong mộ cổ, mặt chuyên gia lập tức đổi sắc, sợ hãi không nói nên lời
Cứ ngỡ đó là báu vật, không ngờ thứ tìm thấy này lại khiến các nhà khảo cổ phải toát mồ hôi lạnh!
Khảo cổ học là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Trong lăng mộ của các hoàng đế và quý tộc thời xưa, hầu hết đều có các cơ quan mật để ngăn có kẻ xâm phạm, vì vậy khi tiến vào trong sẽ gặp không ít trắc trở.
Khách quan mà nói, khảo cổ là một nghề rất khắt khe. Công việc này yêu cầu người ta phải có kiến thức lịch sử và vô vùng gan dạ. Nhìn chung, các nhà khảo cổ đã quen với những việc kỳ quái. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ: Một mảnh huyết ngọc từ mộ cổ Mao Sơn đã khiến các nhà khảo cổ học "không sợ trời, không sợ đất" phải đổ mồ hôi lạnh.
NGỌN NÚI THIÊNG TRONG TRUYỀN THUYẾT
Vào những năm 1980, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở Mao Sơn, Giang Tô, Trung Quốc. Lúc đó, một bác nông dân đang cuốc đất làm ruộng thì bỗng dưng lớp đất bị sụp xuống.
Sau khi cảnh sát và các chuyên gia đến nơi, mọi người mới biết hố sập là do một ngôi mộ cổ. Sự xuất hiện này khiến người ta ái ngại là vì ở đây có những truyền thuyết đã được lưu truyền trong dân gian.
Trên thực tế, nơi đây đúng là vùng đất khai sinh ra Đạo giáo Mao Sơn. Có thông tin cho rằng Mao Sơn đã bị phá hủy ba lần và được xây dựng lại hai lần. Sau này, Đạo giáo hoàn toàn biến mất. Mặc dù vậy, dấu ấn của họ vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng.
Ngôi mộ cổ trong ở Mao Sơn. Hình ảnh: Sohu.
Trong các đạo sĩ có một người tuyên bố rằng rằng hậu thế dù đi khắp nơi vẫn sẽ quay về Mao Sơn để an táng. Do sự tồn tại của truyền thuyết và những bí ẩn tồn tại trong suốt lịch sử, người thường chưa bao giờ dám tùy tiện tiến vào các ngôi mộ ở Mao Sơn.
Trong hàng trăm năm qua, có rất nhiều ngôi mộ cổ gần Mao Sơn, nhưng chưa ai khai quật chúng.
VẬT THỂ LẠ KHIẾN CÁC CHUYÊN GIA KINH HÃI
Xét về độ phức tạp của ngôi mộ cổ Mao Sơn, cấu trúc của nó khá đơn giản. Thêm vào đó, diện tích lăng mộ khá nhỏ, bên trong không có các di vật văn hóa quý giá.
Đúng lúc công việc khảo cổ trên ngôi mộ cổ Mao Sơn sắp kết thúc, một người trong đoàn đã vô tình tìm thấy thứ "màu đỏ" ở dưới chân. Người này lập tức cầm lên và phát hiện thật ra đó là một viên ngọc bội cỡ quả trứng. Họ thấy miếng ngọc này có màu đỏ, tròn và bóng, chất lượng khá tốt.
Các chuyên gia tiến hành khai quật ngôi mộ tại Mao Sơn. Hình ảnh: Sohu.
Khi đó, mọi người đang suy đoán thân phận của chủ nhân lăng mộ, sắc mặt của một chuyên gia đột ngột chuyển biến. Là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, ai cũng cảm nhận được sự sợ hãi này: Hóa ra đây chính là loại huyết ngọc trong truyền thuyết!
Tuy nhiên, thật kỳ lạ khi những chuyên gia khảo cổ vốn không tin vào ma quỷ nhưng lại sợ một miếng ngọc huyết. Điều gì đang xảy ra?
TRUYỀN THUYẾT VỀ MIẾNG HUYẾT ngọc RỢN NGƯỜI
Người xưa thường cho rằng, ngọc có thể bảo vệ chủ nhân những lúc nguy cấp. Nhưng huyết ngọc lại là vật phẩm đặc biệt chỉ dành cho người đã khuất. Ở thời cổ đại, huyết ngọc chỉ xuất hiện trong tay người chết.
Theo phong tục tập quán cổ, người xưa sau khi chết sẽ ngậm một miếng ngọc trong miệng. Theo thời gian, nó sẽ bị máu ăn mòn và tạo thành một thứ ngọc có màu đỏ tươi. Trong quan điểm của dân gian, huyết ngọc gắn liền với người đã mất, nếu người khác di chuyển nhất định phải chịu quả báo.
Theo các bản chép tay lịch sử nhà Thanh, thời Càn Long có một số danh nhân đã sưu tầm được huyết ngọc, nhưng kết cục của họ có vẻ không mấy tốt đẹp. Họ lần lượt chết không rõ lý do. Từ đó, những lời đồn đại về huyết ngọc cũng được lan truyền, thậm chí có người còn cho rằng nó là kết tinh của "ân oán" trước khi chết và mang lại nhiều điều xui xẻo cho con người.
Ngoài ra, có rất nhiều câu nói về huyết ngọc trong truyền thuyết của Đạo giáo. Trong quan niệm của Đạo gia, loại ngọc này có rất nhiều công năng. Chúng không chỉ có thể "thu phục linh hồn", "xua đuổi tà ma", còn là pháp khí để trừ tà.
Trong đó, có truyền thuyết lưu lại rằng huyết ngọc chỉ có thể hút ma chứ không thể phóng thích ra, nếu cứ tiếp tục sử dụng thì nó sẽ trở thành một thứ vô cùng ác độc.
Nói cách khác, trong quan điểm của Đạo giáo, chỉ những người có pháp lực cao mới có thể điều khiển được huyết ngọc. Theo kinh điển Đạo giáo, ngọc huyết không cần chạm trổ, tô điểm. Đối chiếu với miếng ngọc được tìm thấy trong mộ cổ Mao Sơn, các chuyên gia cho rằng nó chính là loại được đề cập trong kinh điển của Đạo gia.
Chính vì miếng huyết ngọc này hội đủ những điều xui xẻo nên giới chuyên môn vô cùng khiếp sợ. Khách quan mà nói, từ góc độ trách nhiệm của chuyên gia, nhiệm vụ của họ là mang miếng ngọc để nghiên cứu thêm. Nhưng từ góc độ cân nhắc an toàn và những truyền thuyết đã lưu truyền hàng nghìn năm, thì tốt nhất nên đặt miếng ngọc trở lại.
Do đó, các chuyên gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết phải làm gì.
Khai quật mộ cổ 500 năm của nhà sư: Không có bóng dáng báu vật nhưng đặc biệt xuất hiện hai con 'quái thú' còn sống! Việc phát hiện ra hai con "quái thú" trong ngôi mộ cổ khiến các chuyên gia vô cùng phấn khích! Vào thời nhà Minh và nhà Thanh đã có rất nhiều kẻ trộm mộ. Mặc dù triều đình đã ra lệnh cấm nhưng vẫn có những người bất chấp làm việc phi pháp để kiếm lợi. Đặc biệt, lăng mộ của các hoàng...