Mở mộ cổ, giật mình hài cốt 7.000 tuổi thừa 18 mảnh xương
Khi khai quật một ngôi mộ cổ ở thành phố Tây An, Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện một bộ hài cốt khoảng 7.000 tuổi. Thế nhưng, kết quả kiểm tra khiến họ giật mình khi thi hài thừa 18 mảnh xương.
Vào năm 1995, trong quá trình xây dựng đường quốc lộ tại quận Lâm Đồng, thành phố Tây An, Trung Quốc, các công nhân bất ngờ đào được những món đồ gốm sứ, di vật cổ. Sự việc này mở đầu cho khám phá về ngôi mộ cổ chứa bộ hài cốt khoảng 7.000 tuổi “lạ”.
Sau khi nhận được tin báo từ các công nhân, đội ngũ các nhà khảo cổ tới hiện trường và suy đoán những cổ vật trên có thể đến từ một ngôi mộ cổ.
Vì vậy, các chuyên gia cẩn thẩn kiểm tra khu vực phát hiện các cổ vật trên và xác định đó thực sự là một ngôi mộ cổ khoảng 7.000 năm tuổi.
Mộ cổ này không có dấu vết từng bị những kẻ trộm mộ đào xới. Nhờ vậy, những đồ tùy táng trong mộ như đồ gốm, các công cụ bằng đá còn nguyên vẹn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia bất ngờ hơn là bộ hài cốt được chôn cất trong mộ cổ thừa 18 mảnh xương. Kết quả kiểm tra cho thấy thi hài thuộc về một phụ nữ qua đời khio khoảng 14 – 15 tuổi.
Việc thừa 18 mảnh xương khiến giới chuyên gia tò mò, cảm thấy khó hiểu vì sao người phụ nữ này được chôn cất trong tình trạng như vậy?. Thêm nữa, 18 mảnh xương đó là của con người hay động vật?
Việc thừa 18 mảnh xương khiến giới chuyên gia tò mò, cảm thấy khó hiểu vì sao người phụ nữ này được chôn cất trong tình trạng như vậy?. Thêm nữa, 18 mảnh xương đó có ý nghĩa gì trong tập tục mai táng?
Cô gái này từng phạm một tội nghiêm trọng liên quan đến quy tắc kết hôn. Do vậy, cô bị trừng phạt bằng việc bị đánh gãy xương sườn. Sau đó, người trong bộ tộc sẽ dùng 18 dụng cụ sắc nhọn được làm từ xương động vật để đóng vào cơ thể cô gái. Cuối cùng, hình phạt này khiến cô tử vong. Nếu điều này là chính xác thì cô gái trên đã có cái chết đầy đau đớn sau khi nhận hình phạt nặng nề.
Phát hiện hài cốt 31.000 tuổi, bí mật gây sốc dần hé lộ
Các chuyên gia thuộc Đại học Griffith đã nghiên cứu hài cốt khoảng 31.000 năm tuổi ở Indonesia. Kết quả kiểm tra cho thấy người này có bàn chân trái đã được phẫu thuật cắt cụt. Từ đây, bí mật lớn được hé lộ.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Griffith ở Southport, Australia phát hiện bí mật lớn về hài cốt khoảng 31.000 năm tuổi được tìm thấy trên đảo Borneo của Indonesia vào năm 2020.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện hài cốt trên không bị xáo trộn trong suốt 31.000 năm. Dì vậy, họ hiện chưa thể xác định thi hài thuộc về nam giới hay phụ nữ.
Các chuyên gia phát hiện người này mất phần chân trái. Dương như phần chân này bị cắt cụt một cách có chủ ý và vô cùng cẩn thận. Ca phẫu thuật này diễn ra khi người đó ở độ tuổi thiếu niên hoặc vị thành niên. Người này tử vong khi khoảng năm 19 - 21 tuổi.
Với việc phát hiện phần chân trái bị cắt cụt có chủ đích, các chuyên gia nhận định đây có thể là trường hợp được phẫu thuật cắt chi sớm nhất lịch sử. Nếu điều này được xác thực thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của chúng ta về trình độ y tê của con người thời Đồ đá.
Trước đó, giới khoa học ghi nhận trường hợp cắt cụt chi liên quan đến một bộ hài cốt được tìm thấy ở Pháp. Người này đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ cẳng tay trái vào khoảng 7.000 năm trước.
Theo nhóm nghiên cứu, bộ hài cốt tìm thấy ở Indonesia cho thấy người này đã thực hiện phẫu thuật cắt cụt chân trái khi còn nhỏ. Sau ca phẫu thuật nguy hiểm trên, người này sống thêm từ 6 - 9 năm sau cuộc phẫu thuật trước khi tử vong.
Các nhà khoa học không phát hiện có dấu vết nhiễm trùng trong xương. Thay vào đó, họ nhận thấy sự phát triển xương mới đã hình thành trên khu vực bị cắt cụt - hiện tượng vốn cần nhiều thời gian mới diễn ra. Thêm nữa, trong khi phần còn lại của bộ xương có kích thước của người trưởng thành thì các phần xương cụt ngừng phát triển và giữ lại kích thước giống như khi bệnh nhân còn là trẻ em.
Theo suy đoán của các chuyên gia, bác sĩ đã phẫu thuật cắt cụt chân trái cho bệnh nhân khoảng 31.000 năm trước có thể đã dùng cao và các dụng cụ phẫu thuật làm từ đá. Họ dường như cũng có kiến thức chi tiết về giải phẫu và hệ thống cơ, mạch máu để tiến hành phẫu thuật thành công, đồng thời ngăn mất máu, gây nhiễm trùng và tử vong cho bệnh nhân.
Sau khi cắt cụt chi, bác sĩ chăm sóc tích cực cho bệnh nhân như vết thương có thể đã thường xuyên được làm sạch và sát trùng. Nhờ vậy, bệnh nhân sống sót sau ca phẫu thuật.
Mở mộ cổ hơn 600 tuổi, chuyên gia 'tái mặt' thấy quan tài lơ lửng Sau khi tiến vào bên trong mộ mộ cổ hơn 600 tuổi ở Nam Kinh, Trung Quốc, các chuyên gia kinh ngạc khi thấy cỗ quan tài treo lơ lửng trên cao và ngọn đèn cháy le lói. Vào tháng 10/2005, trong quá trình thi công ký túc xá trong khuôn viên trường Cao đẳng Chính Đức ở thành phố Nam Kinh, Trung...