Mở mộ cổ, chuyên gia sững người thấy trứng ngàn năm tuổi
Khi tiến hành cuộc khai quật tại khu di tích Vịnh Vàng bên sông Thích Thủy, Trung Quốc, các chuyên gia đã tìm thấy những quả trứng ngàn năm tuổi. Chúng có giá trị khảo cổ rất lớn.
Một khám phá khảo cổ quan trọng tại khu di tích Vịnh Vàng bên sông Thích Thủy, Trung Quốc đó là các chuyên gia tìm thấy những quả trứng ngàn năm tuổi quý hiếm.
Cụ thể, các chuyên gia khảo cổ phát hiện một vật thể hình cầu ở bên cạnh quan tài. Nó bị chôn vùi trong lớp đất. Thấy vậy, nhóm nghiên cứu cẩn thận lấy bàn chải để làm sạch và đưa cổ vật lên trên mặt đất.
Thế nhưng, ngay khi các nhà khảo cổ vừa chạm vào bề mặt cổ vật đó thì nó vỡ vụn thành nhiều mảnh. Sau đó, họ kiểm tra và xác định đó là một quả trứng cổ xưa.
Vì vậy, các chuyên gia cẩn thận hơn khi khai quật các quả trứng cổ nhằm tránh khiến chúng bị vỡ vụn.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, người Trung Quốc thời phong kiến coi trứng là món ăn xa xỉ và thường xuất hiện trong các bữa ăn của vua chúa, quan lại, quý tộc.
Trước khi chết, tầng lớp tinh hoa trong xã hội này thường được chôn cùng rất nhiều trứng. Chúng được đặt cạnh quan tài chứa thi hài người quá cố.
Trong khi đó, tầng lớp bình dân thỉnh thoảng mới có thể thưởng thức món trứng. Họ luôn tâm niệm nếu khi qua đời có một quả trứng chôn cùng thì sẽ rất tốt. Bởi lẽ họ tin rằng, đặt trứng trong mộ làm đồ tùy táng sẽ giúp người quá cố có cuộc sống no đủ ở thế giới bên kia..
Do vậy, ngay cả những gia đình bình thường cũng cố gắng chuẩn bị một quả trứng để chôn cùng người quá cố với mong muốn người thân sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn ở cõi âm.
Ngoài ra, việc đặt trứng trong mộ cổ còn có tác dụng kiểm tra nhiệt độ xem nơi chôn cất có phù hợp với việc bảo quản thi hài trong thời gian dài hay không. Nếu trứng nở ra gà con thì điều đó có nghĩa đó là ngôi mộ tốt. Thi hài được chôn cất bên trong sẽ được bảo quản nguyên vẹn.
Tuy nhiên, sau hàng ngàn năm chôn vùi trong mộ cổ, những quả trứng này rất dễ vỡ vụn trong quá trình khai quật. Vì vậy, mỗi lần phát hiện hiện vật quý giá này, các chuyên gia hết sức cẩn thận, tỉ mỉ từng công đoạn để bảo quản nguyên vẹn số trứng ngàn năm tuổi có giá trị khảo cổ lớn.
Bí ẩn lăng mộ hình lỗ khóa thiêng nhất Nhật Bản: Đố ai mạo phạm!
Lăng mộ hình lỗ khóa có tên Daisenryo Kofun là lăng mộ lớn nhất Nhật Bản. Công trình này được xây vào khoảng thế kỷ 4 - 5 gắn liền với nhiều điều gây tò mò, bao gồm danh tính chủ nhân lăng mộ.
Daisenryo Kofun là lăng mộ hình lỗ khóa nổi tiếng Nhật Bản cũng như thế giới. Mộ cổ "khủng" này nằm giữa nhiều gò mộ khác, gọi chung là phức hợp Mozu-Furuichi. Khu vực này được đề cử là Di sản Thế giới, bao gồm 50 gò mộ cổ (kofun) chia thành hai cụm chính.
Phần lớn gò mộ cổ trong phức hợp Mozu-Furuichi có niên đại từ từ thế 2 - 6. Theo UNESCO, đây là thời kỳ xã hội Nhật Bản chuyển sang chế độ tập quyền dưới ảnh hưởng của Trung Quốc.
Lăng mộ Daisenryo Kofun được xây vào khoảng thế kỷ 4 - 5. Nằm ở thành phố Sakai, Nhật Bản, lăng mộ này gây chú ý khi có hình dáng giống hình lỗ khóa khi nhìn từ trên cao.
Daisenryo Kofun được xem là nơi thiêng liêng nên không ai được phép đến gần phần chính của lăng mộ. Điều này khiến công chúng tò mò bên trong lăng mộ chứa của ai.
Theo các chuyên gia, Daisenryo Kofun là một trong ba lăng mộ lớn nhất thế giới. Hai công trình còn lại là: lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây, Trung Quốc và Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Lăng mộ Daisenryo Kofun nằm trên khu vực có chiều rộng hơn 305m và chiều dài 457m. Nơi đây được bảo vệ bởi 3 hào nước và 2 vành đai cây xanh.
Vào năm 1972, một cơn bão mạnh lăng mộ Daisenryo Kofun làm lộ diện kho báu cổ vật giá trị như: mũ bảo vệ, tô thủy tinh, tượng đất sét...
Do tính chất thiêng liêng của khu vực nên chính quyền Nhật Bản không cho phép giới chuyên gia nghiên cứu khảo cổ sâu hơn. Ngày nay, không ai được phép đi quá cây cầu ở hào nước thứ hai.
Theo thông tin từ Ban quản lý du lịch Osaka, lăng mộ Daisenryo được xây dựng trong 20 năm. Khoảng 2.000 người tham gia xây dựng lăng mộ bề thế này.
Thiên hoàng Nintoku - hoàng thế kỷ thứ 16 của Nhật Bản và trị vì đất nước vào thế kỷ 3 được cho là chủ nhân lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay giới nghiên cứu chưa thể kiểm chứng thông tin Thiên hoàng Nintoku có thực sự được chôn cất trong lăng mộ này hay không.
Mở mộ cổ hơn 600 tuổi, chuyên gia 'tái mặt' thấy quan tài lơ lửng Sau khi tiến vào bên trong mộ mộ cổ hơn 600 tuổi ở Nam Kinh, Trung Quốc, các chuyên gia kinh ngạc khi thấy cỗ quan tài treo lơ lửng trên cao và ngọn đèn cháy le lói. Vào tháng 10/2005, trong quá trình thi công ký túc xá trong khuôn viên trường Cao đẳng Chính Đức ở thành phố Nam Kinh, Trung...