“Mở khóa” cấm liên lạc di động trên máy bay
19 năm kể từ khi dịch vụ di động chính thức cung cấp tại Việt Nam thì máy bay luôn là vùng cấm bất di bất dịch. Thông tin đã có thể gọi điện, nhắn tin tại vùng cấm này lập tức gây ra một cơn “địa chấn”.
Xôn xao chuyện xài di động trên máy bay
Lần đầu tiên tại Việt Nam, nhà mạng VinaPhone chính thức dịch vụ điện thoại trên máy bay. Các thuê bao trả sau VinaPhone đã có thể nghe, gọi, nhắn tin trên các chuyến bay của các hãng hàng không như Emirates, Malaysia Airlines, Hong Kong Airlines, Singapore Airlines, Air New Zealand, British Airways, Etihad Airways (UAE), Libyan Arab Airlines, EgyptAir, Oman Air, Qatar Airways, Royal Jordanian Airlines (Jordan), Saudi Arabian Airlines và TAM (Brazil). Trước VinaPhone, mới chỉ có 2 nhà cung cấp dịch vụ Thoại, SMS, GPRS trên máy bay là AeroMobile (Norway) và OnAir (Switzerland) trên rất nhiều chuyến bay quốc tế.
Thông tin trên ngay lập tức đã trở thành “tâm điểm” bàn tán trên các diễn đàn công nghệ. Lần đầu tiên, một dịch vụ “cấm” trong suốt gần 2 thập kỉ đã được mở khóa khiến người yêu công nghệ tò mò về tính an toàn khi sử dụng di động trong quá trình bay, về mức giá và cách thức nhà mạng triển khai dịch vụ này trên máy bay.
Đại diện của VinaPhone cho biết: “Tính an toàn của dịch vụ là điều không cần phải lo lắng. Khách hàng vẫn được yêu cầu tắt máy di động trong quá trình cất cánh và hạ cánh nhằm đảm bảo an toàn. Sau đó phi hành đoàn sẽ thông báo cho khách hàng biết chuyến bay họ đang đi có cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế, khách hàng có thể mở máy và sử dụng bình thường như ở dưới mặt đất.”
Với 0,82USD/SMS, 4,3USD/phút gọi đi tất cả các hướng bao gồm Việt Nam, 99.000 đồng/phút nhận cuộc gọi (chưa bao gồm phụ thu), mức giá dịch vụ trên máy bay của VinaPhone không hề rẻ. Tuy nhiên, cư dân mạng lại khá đồng tình với mức cước này bởi việc cung cấp được dịch vụ điện thoại trên máy bay là cả nỗ lực lớn của nhà mạng chưa kể đến vấn đề kĩ thuật triển khai dịch vụ này phức tạp và tốn kém hơn dựng một BTS dưới đất nhiều lần.
Một thành viên trên diễn đàn Tinhte nhận xét: “Mức giá trên so với các đại gia và công việc kinh doanh tiền tỷ thì không thành vấn đề. Đối với một thương nhân quốc tế, có khi vì ngồi trên máy bay mà lỡ cuộc gọi thì hợp đồng tiền tỉ có thể bay mất như chơi. Nhu cầu nắm bắt thông tin và điều hành, ra quyết định của họ là từng phút. 100.000đ/phút, nhưng 1 phút đó có thể sẽ kiếm cho doanh nhân đó hàng chục triệu thậm chí cả trăm, cả tỉ đồng, vậy ai lợi hơn?”
Video đang HOT
Kỷ nguyên liên lạc di động trên máy bay
Cách đây 7 năm, khi khả năng gọi điện thoại di động trên máy bay mới chỉ tiến gần hơn với thực tế, các chuyên gia công nghệ đã dự báo: “Các nhà kinh doanh công nghệ di động đang “xếp hàng” để phục vụ một thị trường vô cùng to lớn với con số mà tổ chức Hàng không Thương mại Quốc tế (International Commercial Aviation Organization) đã tính được là gần 1,9 tỉ hành khách trong năm 2004″.
Trên những chuyến bay quốc tế dài dằng dặc, hành khách thèm dùng điện thoại để tiêu khiển và dù là ở chế độ flight mode. Thời gian gần đây, các hãng hàng không cũng đã bắt đầu nới lỏng quy định tắt hết thiết bị phát sóng, cho phép khách hàng bật di động khi đã bay ổn định, nhưng khách vẫn chỉ dùng được các dịch vụ giải trí và vẫn chưa thể liên lạc bằng “dế” yêu cũng như số điện thoại quen thuộc của mình. Một số hãng hàng không cũng đã cho phép gọi điện trên máy bay nhưng đó cũng chỉ là dịch vụ liên lạc một chiều từ thiết bị liên lạc trên máy bay.
“Vùng cấm” liên lạc di động chỉ được mở hoàn toàn khi điều kiện công nghệ kỹ thuật đã cho phép và có sự vào cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ. Với dịch vụ của VinaPhone, các thuê bao đã có thể giữ liên lạc thông suốt từ chính số di động quen thuộc của mình trên những chuyến bay quốc tế.
Đại diện VinaPhone cho biết: “Về mặt kỹ thuật thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ phối hợp với hãng Hàng không đặt 1 thiết bị tương tự như 1 trạm thu phát sóng dưới mặt đất trên máy bay. Thiết bị này sẽ truyền/ nhận thông tin tới các vệ tinh để giúp khách hàng có thể liên lạc với các nhà mạng dưới mặt đất, đảm bảo liên lạc và truyền dữ liệu thông suốt.” Cũng theo vị đại diện này thì dịch vụ truy nhập mạng Internet cũng sẽ sớm được cung cấp.
Với lượng khách hàng khổng lồ di chuyển mỗi năm, dịch vụ liên lạc di động trên máy bay chắc chắn sẽ phát triển mạnh và trở thành một trong những dịch vụ thiết yếu của tất cả các hãng hàng không, nhà mạng trên thế giới.
Theo vietbao
Bước ngoặt mới trên thị trường dịch vụ di động
Thay vì cạnh tranh mạnh trong việc phát triển thuê bao mới như trước đây, các mạng di động đang chuyển hướng tập trung cho thuê bao đang hoạt động của mình. "Mừng" hơn, là thuê bao trả sau đã nhận được nhiều sự quan tâm...
Trả trước - trả sau cùng bình đẳng như nhau
Cuối tuần trước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lấy ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về giá cước sử dụng dịch vụ thông tin di động tại dự thảo Thông tư Quy định giá cước sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất và giá hàng hóa viễn thông chuyên dùng thông tin di động mặt đất. Một trong những điểm nổi bật của dự thảo Thông tư đó là việc áp dụng cước hòa mạng thu một lần sẽ không chỉ dành cho thuê bao trả sau nữa. Sắp tới, mức cước không phân biệt giữa hình thức trả trước, hình thức trả sau và cùng mức cước với các gói cước dịch vụ thông tin di động.
Nhiều người cho rằng, đưa ra chính sách này, cái được đầu tiên là tiếp tục siết chặt hơn việc quản thuê bao trả trước. Hiện giờ, trả trước hòa mạng rất dễ dàng và được khuyến mãi rất nhiều. Đã từng có thời kỳ, chính sách này khiến thị trường thông tin di động phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, lượng thuê bao tăng trưởng ấn tượng. Nhưng cũng bởi việc quản hòa mạng trả trước quá dễ dãi khiến xảy ra tình trạng thuê bao ảo lớn.
Thế nhưng, ngoài mục đích nêu trên, dự thảo Thông tư cũng được nhìn nhận sẽ góp phần giúp các nhà mạng phải thay đổi quan điểm trong chính sách phát triển các loại hình dịch vụ di động của mình. Cũng vì quá dễ dàng phát triển trả trước, nên giờ, với khoảng 90% thị phần là trả trước hiện nay, hầu hết các nhà mạng chỉ quan tâm dành ưu đãi cho những khách hàng này mà quên mất 10% thuê bao còn lại.
Khi cả trả trước và sau đều phải chịu cước hoà mạng ban đầu sẽ tạo sự bình đẳng giữa khách hàng mới và khách hàng cũ, thuê bao trả trước và trả sau. Được biết, cùng với nội dung được đưa ra tại dự thảo Thông tư, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ nghiên cứu, đưa ra thêm những chính sách để khuyến khích phát triển các thuê bao di động trả sau và tiếp tục siết chặt việc quản lý thuê bao di động trả trước trong thời gian tới.
VinaPhone, MobiFone tung ưu đãi trả sau
Có thể nói, những quan điểm cũng như chính sách sắp được đưa ra của cơ quan quản lý nhà nước khiến doanh nghiệp thông tin di động phải có chiến lược phát triển cho phù hợp. Và việc tập trung chăm sóc thuê bao trả sau có thể nhìn nhận là một trong những động thái thể hiện điều đó.
Chỉ cách đây chừng một năm trở về trước thôi, người dùng dịch vụ di động trả sau chắc hẳn luôn không khỏi chạnh lòng mỗi khi thấy thuê bao trả trước liên tục được hưởng các "cơn mưa" ưu đãi. Còn với thuê bao trả sau, có khi tới cả năm liền, không biết tới một chương trình khuyến mại nào. Giờ, tình hình đã khác.
Riêng trong tháng 6 vừa rồi, nếu bạn là thuê bao trả sau của mạng VinaPhone, MobiFone, chắc hẳn không dưới 2 lần nhận được tin nhắn mời... hưởng ưu đãi từ nạp thẻ. Ưu đãi này vốn "độc quyền" dành cho thuê bao trả trước trước đây. Các nhà mạng đều đã nghiên cứu tặng giá trị thẻ nạp cho trả sau với các tiện ích khác nhau.
Gần đây nhất, mạng di động VinaPhone đã công bố dành ưu đãi tặng 50% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả sau của mình tới 6 ngày liền, từ 22/6 đến 27/6/2012. Các thuê bao trả sau của VinaPhone sử dụng dịch vụ EZPay khi nạp thẻ sẽ được nhà mạng tặng 50% giá trị các thẻ nạp (không phân biệt các loại mệnh giá, không giới hạn số lần nạp thẻ) vào tài khoản EZPay1 và 30.000đ/tháng vào tài khoản EZPay2 trong 3 tháng 6, 7, 8.
Trong chương trình khuyến mãi này, tài khoản EZPay1 được sử dụng trừ cước phát sinh (gọi và nhắn tin nội mạng VinaPhone) trong 3 tháng tính từ tháng nạp thẻ. Sau thời gian này, số tiền khuyến mãi sẽ không có hiệu lực. Tài khoản EZPay2 chỉ được sử dụng trừ cước phát sinh (gọi và nhắn tin nội mạng VinaPhone) trong tháng tặng tiền.
Còn với MobiFone, chỉ riêng trong vòng 10 ngày tháng 6, MobiFone có tới hai lần triển khai ưu đãi dành cho thuê bao trả sau với tiện ích nạp thẻ thanh toán cước qua FastPay (thanh toán cước trả sau bằng thẻ cào trả trước), lần thứ nhất từ 7-9/6 và từ 18-20/6.
Tuy nhiên, đấy chưa phải là tất cả. Các nhà mạng đều khẳng định, trong tương lai, sẽ có thêm nhiều ưu đãi mới cho trả sau, nhóm khách hàng chỉ chiếm khoảng 10% thị phần nhưng lai đem về nguồn doanh thu lớn hiện nay.
Theo vietbao
Mỹ: Gogo sẽ tăng tốc độ kết nối internet trên máy bay lên 9,8Mbps vào năm 2013 Tại Việt Nam Vinaphone vừa mới cung cấp dịch vụ nhắn tin trên máy bay và tương lai để khách hàng sử dụng internet ở độ cao vài nghìn mét còn khá xa vời , thì tại Mỹ, chính quyền nước này vừa thông báo họ sẽ nâng cấp và áp dụng rộng rãi dịch vụ cung cấp internet trên các chuyến bay...