Mơ hồ về đào tạo nhân lực địa phương
Chủ trương đào tạo nhân lực cho các địa phương khó khăn nếu không khéo sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Tài chính – Marketing. Năm nay lần đầu tiên trường này đào tạo nhân lực cho khu vực Tây nguyên và Tây Nam bộ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chưa biết thực hiện thế nào
Ngày 20.9 vừa qua, Bộ GD-ĐT ban hành công văn gửi UBND tỉnh thành thuộc các khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ và các cơ sở giáo dục ĐH về kế hoạch tuyển sinh năm 2013 cho khu vực này.
Theo đó, riêng trình độ ĐH nhóm ngành sức khỏe, khoa học giáo dục – đào tạo giáo viên, luật và báo chí, năm nay Bộ đã giao 760 chỉ tiêu cho 10 trường ĐH và học viện. Bên cạnh đó, hàng loạt trường ĐH cũng được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành khác, như: Lâm nghiệp, Thương mại, Văn hóa TP.HCM, Kinh tế TP.HCM, Học viện Tài chính… Lần này có thêm nhiều trường so với năm 2012.
Việc tuyển sinh đào tạo nhân lực thời điểm này quá chậm trễ. Dù chưa hết thời gian xét tuyển nhưng những thí sinh có điểm trên sàn hầu hết đã trúng tuyển và nhập học vào các trường khác
Ông Lê Quang Hảo, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau
Là năm đầu tiên được giao nhiệm vụ đào tạo cho 3 khu vực này, đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tỏ ra khá bối rối. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết đến thời điểm này trường vẫn chưa nhận được chỉ đạo chính thức từ Bộ, các địa phương cũng chưa có phản hồi gì. Bộ cũng không quy định mốc thời gian tuyển sinh cụ thể nên việc triển khai muộn như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào tạo của các trường.
Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay đây là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đào tạo này. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có thông tin cụ thể. ĐH này dự kiến chỉ tuyển sinh một số ngành ở 3 trường thành viên gồm: Kinh tế – Luật, Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn.
Video đang HOT
Sợ không có nguồn tuyển
Điều các trường lo ngại nhất hiện nay chính là nguồn tuyển. Theo thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, ngay khi biết thông tin này trường đã liên lạc với các sở GD-ĐT nhưng chưa có sở nào triển khai. Ông Lê Quang Hảo, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, cũng đồng quan điểm: “Việc tuyển sinh đào tạo nhân lực thời điểm này quá chậm trễ. Dù chưa hết thời gian xét tuyển nhưng những thí sinh có điểm trên sàn hầu hết đã trúng tuyển và nhập học vào các trường khác. Do vậy, tôi nghĩ làm gì còn thí sinh có điểm thi thấp hơn 2 điểm so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 các ngành để xét tuyển”.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho biết đến nay chưa thấy địa phương nào gửi danh sách thí sinh. Theo thạc sĩ Đương: “Năm 2012 trường được Bộ giao nhiệm vụ đào tạo 50 chỉ tiêu khu vực Tây nguyên nhưng cuối cùng không có địa phương nào gửi danh sách!”.
Có ràng buộc khi tốt nghiệp?
Thực chất đây là cách thức tuyển sinh và đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Năm 2011, theo văn bản hướng dẫn của Bộ, hình thức đào tạo này áp dụng cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Đến năm 2012, việc tuyển sinh và đào tạo này chỉ dành riêng cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ.
Điểm khác biệt lớn nhất trong đào tạo này so với trước kia là kinh phí đào tạo. Nếu trước đây, người được cử đi học sẽ được địa phương hỗ trợ kinh phí đào tạo thì nay chi phí đào tạo do địa phương và người học chi trả trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan. Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2012 và 2013 của nhiều tỉnh như: Tuyên Quang, Đồng Tháp, Cà Mau…, người đi học sẽ phải đóng toàn bộ kinh phí. Mức học phí theo diện này tính theo ngoài ngân sách nên khá cao. Chẳng hạn năm 2012, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là 21 triệu đồng, năm 2013 Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM là 28 triệu đồng…
Điều đáng nói chính là trách nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp. Theo quy định, đối tượng tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ phải có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh thành trong khu vực, có nguyện vọng và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương. Tuy nhiên, lãnh đạo một địa phương cho biết người học đóng kinh phí mà số tiền này lớn hơn nhiều so với học phí bình thường theo quy định của nhà nước nên dù được tỉnh cử đi học, nhưng nếu người học không làm việc theo công việc được bố trí cũng không bị ràng buộc.
Nếu thực tế diễn ra đúng như vậy, thì sẽ có những người được hưởng ưu đãi đầu vào tuyển sinh và hỗ trợ trong đào tạo để về phục vụ địa phương có thể sẽ không quay về địa phương làm việc. Như vậy, việc tuyển sinh đào tạo nhân lực cho khu vực sẽ không còn ý nghĩa.
Đó là chưa kể đến nỗi lo về chất lượng của những đối tượng này. Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương nói: “Sinh viên được ưu tiên đầu vào nhưng ra trường nhất thiết phải theo mặt bằng chung. Nếu đầu vào thấp, người học sẽ rất khó khăn để có thể tốt nghiệp”. Vì thế, nhiều người vẫn cho rằng hình thức đào tạo này không nên thực hiện ở các ngành như: y dược, sư phạm, kiến trúc.
Đầu vào thấp hơn 2 điểm
Đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy do Bộ tổ chức, có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh thành trong khu vực, có nguyện vọng và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương, ưu tiên xét tuyển những thí sinh thuộc diện chính sách. Điểm tối thiểu đăng ký xét tuyển thấp hơn 2 điểm so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của ngành học nhưng không thấp hơn điểm sàn (riêng ngành y đa khoa tối thiểu 22 điểm). Các trường tham gia đào tạo được bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh tối đa là 5% tổng chỉ tiêu chính quy đã xác định, trong đó mỗi ngành không vượt quá 10%.
Theo TNO
Nhân lực ngành CNTT, vững chuyên môn chưa đủ
Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, một chuyên gia CNTT muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp còn cần trang bị những kỹ năng mềm tối cần thiết khác.
Theo thống kê của viện chiến lược CNTT, 72% trong số những sinh viên ngành CNTT được khảo sát ngẫu nhiên không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm,. Đặc biệt, số sinh viên không thành thạo ngoại ngữ chiếm đến 70%. Những bất cập này kéo theo nhiều tốn kém về chi phí khi có đến 77,2% doanh nghiệp buộc phải đào tạo lại nhân viên trong giai đoạn đầu làm việc.
Thực tế, những tập đoàn lớn tại Việt Nam khi được hỏi đều bày tỏ lo ngại chung về tình trạng thiếu hụt chuyên viên CNTT chất lượng cao có kiến thức quản trị tổng quát và có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc.
Chị Mỹ Ngọc, lập trình viên của một tập đoàn công nghệ Mỹ có trụ sở tại Việt Nam chia sẻ: Tuy dành đa phần thời gian làm việc với máy tính, tôi và đồng nghiệp vẫn được công ty khuyến khích và hỗ trợ học thêm các chương trình nâng cao tiếng Anh nhằm tăng hiệu quả giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng nước ngoài."
Thêm vào đó, với tầm nhìn lâu dài, các doanh nghiệp lớn thường e dè trước các sinh viên CNTT chưa được đào tạo tốt về kỹ năng quản lý dự án cũng như kỹ năng lãnh đạo, những yếu tố rất cần thiết cho sự thăng tiến trong ngành. Nhiều sinh viên CNTT ra trường dù có chuyên môn, ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc trình bày và thuyết phục khách hàng, đây cũng là lý do vì sao nhiều lãnh đạo trong các công ty CNTT hiện nay lại tốt nghiệp từ các ngành kinh doanh.
Theo đánh giá của nhiều nhà tuyển dụng, giữa hàng loạt cơ sở giảng dạy CNTT ở nước ta hiện nay, đại học RMIT Việt Nam được đánh giá là một trong số những trường đào tạo CNTT với đầu ra đạt chất lượng tốt và đồng đều cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
Sinh viên có nhiều cơ hội thực hành và thảo luận với giảng viên
Giải thích cho điều này, bạn Nguyễn Thành Luân, sinh viên đang học tại trường cho biết, "Đăng ký học Chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin tại RMIT Việt Nam và tham gia câu lạc bộ CNTT là trải nghiệm tuyệt vời. Môi trường ở đây không chỉ giúp tôi trau dồi, thực hành kỹ năng chuyên môn, tư duy logic và lập trình, mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo và các kỹ năng mềm hữu ích khác nữa..."
Chính vì những lí do trên, các sinh viên CNTT tốt nghiệp từ đại học RMIT Việt Nam đã vượt qua những đòi hỏi khắt khe về kiến thức và kỹ năng khi ứng tuyển vào làm việc hoặc thực tập tại những tập đoàn hàng đầu trong nước và quốc tế như Intel, IBM, Microsoft, Oracle, Nokia, Fujitsu, CSC, Global CyberSoft, TMA Solutions, FPT, International IT Services, Avenue IT Business Solutions, và TRG International.
"Trong một môi trường mà sinh viên luôn được tương tác, thảo luận và thậm chí tranh luận trực tiếp với giảng viên và bạn học, sự khác biệt về nhu cầu học hỏi của từng sinh viên luôn được tôn trọng, tôi thấy mình có động lực để đào sâu tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn, nhiều góc độ, học tập theo cách của mình chứ không bị giới hạn trong một khuôn mẫu nào.", Anh Nguyễn Nam Khang, cựu sinh viên CNTT tại RMIT Việt Nam và hiện là trưởng đại diện chi nhánh Việt Nam của công ty phần mềm Hồng Kông Cogini, tự hào chia sẻ.
Sinh viên học nhóm trong phòng lab hiện đại
Với thành công được minh chứng, cũng như nhận thấy nhu cầu nhân lực CNTT nước ta sẽ tiếp tục duy trì sức "nóng" trong tương lai, đại học RMIT Việt Nam quyết định giảng dạy chương trình cử nhân CNTT tại cơ sở Hà Nội, tạo điều kiện cho các bạn trẻ thủ đô đam mê tin học dễ dàng tiếp cận với những kiến thức CNTT mới nhất.
Tiến sĩ Anna Shillabeer, trưởng phòng đào tạo bộ môn Công nghệ Thông tin đại học RMIT Việt Nam cho biết: "Tại RMIT Việt Nam, chúng tôi không chỉ đào tạo hoàn toàn bằng Anh ngữ những kiến thức CNTT chuyên sâu được cập nhật trên toàn cầu, mà còn trao cho sinh viên những hình dung rõ nhất về môi trường làm việc thực tế bằng những dự án, những tình huống cụ thể giúp sinh viên hiểu và nắm bắt được vai trò của IT trong cuộc sống, trong một doanh nghiệp, hoặc thậm chí là một tập đoàn quy mô lớn."
Chương trình Cử nhân CNTT tại RMIT Việt Nam cơ sở Hà Nội sẽ chính thức tuyển sinh vào tháng 10 năm nay. Bằng việc cho phép sinh viên lựa chọn một trong hai chuyên ngành phụ đang rất "hút" của thị trường lao động là "Lập trình Ứng dụng" và "Thiết kế Truyền thông Đa phương tiện", chương trình sẽ góp phần không nhỏ trong việc bổ sung nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đang thiếu hụt trầm trọng cho thị trường Việt Nam.
Lễ ra mắt chương trình diễn ra vào Thứ Năm, ngày 17/10/2013 sẽ là cơ hội để quý vị phụ huynh và học sinh tìm hiều thêm về ngành Cử nhân CNTT, trao đổi với giảng viên, cựu sinh viên RMIT và các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Vui lòng truy cập websitewww.rmit.edu.vn để biết thêm thông tin.
Theo TNO
Học CNTT, chuyên ngành nào "hút" nhân lực?. Vài năm trở lại đây, mặc cho tình hình kinh tế tương đối ảm đạm, ngành CNTT vẫn liên tục tăng "cầu" về nhân lực khi đang dần trở thành xương sống chủ lực trong kế hoạch phát triển đất nước. Tuy nhiên, để được nhà tuyển dụng săn đón, sinh viên CNTT cần có những phân tích kỹ trước khi lựa chọn...