Mô hình về trao quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo giáo viên
Một số nước trên thế giới đã thực hiện giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc đào tạo giáo viên như: Mỹ, Đức, Úc, Phần Lan,…
Ảnh minh họa/internet
Những thông tin này được đưa ra trong đề tài KHCN cấp quốc gia: “Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030″ của Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, do GS. TS Phạm Hồng Quang (Giám đốc ĐH Thái Nguyên) chủ trì.
Cụ thể, theo nghiên cứu nói trên, các nước Mỹ, Đức và Úc có nền kinh tế – xã hội vận hành dựa trên các nguyên lý: kinh tế thị trường; luật pháp; dân chủ và đa văn hoá. Vì vậy, đào tạo giáo viên được coi là một hoạt động tạo ra và cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục.
Quan hệ giữa đào tạo giáo viên với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực giáo viên là quan hệ cung – cầu, được điều tiết bởi thị trường. Vì thế, vai trò của chính phủ liên bang trong đào tạo giáo viên không lớn, mà là do các bang quản lý và chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, chính quyền bang cũng không trực tiếp can thiệp vào hoạt động đào tạo giáo viên của các trường đại học mà chỉ quản lý với tư cách là một đối tác cung cấp dịch vụ và sử dụng sản phẩm đào tạo của các trường đại học.
Video đang HOT
Ví dụ như: cấp giấy phép hành nghề cho các vị trí công việc của giáo viên; xây dựng và phê duyệt các chuẩn nghề nghiệp; lựa chọn chương trình đào tạo; kiểm định, kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường sư phạm thông qua các hoạt động giám sát. Các trường sư phạm được tự chủ trong tuyển sinh đầu vào, thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo.
Do tính tự chủ ở mức độ cao nên việc đào tạo giáo viên được triển khai theo nhiều mô hình, ở nhiều mức độ khác nhau và thời gian đào tạo cũng khác nhau tuỳ thuộc vào các đạo luật chung của liên bang hoặc các quy định của từng bang.
Điều bất cập hiện nay của cơ chế giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường đại học trong đào tạo giáo viên ở một số nước là nguy cơ mất cân đối trong cung – cầu đội ngũ giáo viên và sự bất bình đẳng trong cung ứng các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng khó khăn.
Chẳng hạn, hiện tại ở Úc dư thừa sinh viên tốt nghiệp sư phạm tiểu học, nên giáo viên rất khó xin việc làm toàn thời gian, nhưng lại thiếu các giáo viên dạy những môn đặc thù và giáo viên ở những vùng khó khăn. Thực trạng này cũng diễn ra phổ biến các nước Đức và Mỹ.
Do đó, công tác dự báo nhu cầu đào tạo và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên là vấn đề cấp thiết của nhiều nước trên thế giới nhằm phục vụ trực tiếp cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên của chính quốc gia đó.
Tại Mỹ, trung tâm quốc gia về thống kê giáo dục được giao nhiệm vụ thực hiện dự báo nhu cầu giáo viên. Một số bang cũng tự nghiên cứu và vận dụng mô hình dự báo riêng.
Mô hình dự báo tổng số giáo viên cần tuyển mới được tính dựa theo chuỗi thời gian bởi vì giáo viên về hưu dần dần theo từng năm và các lý do khác, cũng như vì sự tăng lên của học sinh nhập học.
Mô hình sử dụng dữ liệu thống kê giáo dục của trung tâm quốc gia từ các cuộc khảo sát trường học, khảo sát nguồn nhân lực xã hội và các nguồn khác.
Tại New Zealand, dự báo nhu cầu thay thế giáo viên tập trung vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo số lượng giáo viên cho năm học mới đáp ứng nhu cầu của các trường.
Các nhân tố này bao gồm: tỷ lệ chuyển tiếp học sinh lên các bậc học tiếp theo, tỷ lệ này tăng lên thì nhu cầu về giáo viên cũng tăng; thay đổi chính sách cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ giáo viên/học sinh, sĩ số học sinh trong một lớp, và thời lượng dạy học trên lớp của giáo viên; độ tuổi của các giáo viên hiện tại.
Đặc điểm nhân khẩu học được xem là quan trọng nhất để dự báo nhu cầu số lượng đội ngũ giáo viên là cấu trúc độ tuổi, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hao hụt (vì nghỉ hưu) hay các lý do khác. Do đó, cần phải dự báo được điều này trong tương lai và cần phải chuẩn bị đủ lực lượng để thay thế.
Hải Bình (ghi)
Theo giaoducthoidai
Sẽ có bộ tiêu chuẩn 'chấm điểm' trường ĐH sư phạm trọng điểm
Chiều 13.7, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) tổ chức tọa đàm khoa học nghiên cứu quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở VN đến năm 2025, tầm nhìn 2035.
Ảnh minh họa
Tọa đàm nhằm lấy ý kiến đại diện các trường sư phạm khu vực phía nam cho đề tài khoa học cấp quốc gia mà Bộ GD-ĐT giao cho đơn vị này thực hiện.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học cho đề án quy hoạch mạng lưới các trường ĐH đào tạo giáo viên trong thời gian tới.
Tại đây nhóm nghiên cứu đã đưa ra dự thảo bộ quy chuẩn trường sư phạm với 4 tiêu chuẩn: tiềm lực, chất lượng đào tạo, kết quả nghiên cứu và quan hệ đối ngoại. Trên cơ sở này, các trường ĐH và CĐ có đào tạo giáo viên sẽ được phân hạng, trường đạt từ 4 mức trở lên được xếp vào nhóm trường ĐH sư phạm trọng điểm.
Điểm đáng chú ý của việc quy hoạch này là các trường ĐH trọng điểm có thể chuyển thành ĐH sư phạm thay vì trường ĐH như hiện nay. Khi đó, những trường đa ngành và trường đào tạo sư phạm địa phương có thể trở thành đơn vị vệ tinh của các ĐH này.
Theo thanhnien.vn
Cả nước sẽ chỉ còn 10 trường đào tạo sư phạm Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án quy hoạch lại các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường sư phạm. Theo đó sẽ rà soát, sắp xếp để hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên có uy tín. Hiện nay, việc đào tạo, sử dụng giáo viên thiếu thống nhất về tổ chức quản lí và kiểm...