Mô hình trường tiểu học bán trú ở Nghệ An: Vừa triển khai, vừa chờ cơ chế
Tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học ở vùng cao không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà còn giảm tình trạng quy mô trường lớp manh mún.
Học sinh Trường Tiểu học Mường Ải (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
Tuy nhiên, mô hình này còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu được triển khai tự phát, linh hoạt của nhà trường. Có cơ chế công nhận trường tiểu học bán trú là mong muốn của nhiều huyện miền núi Nghệ An, qua đó nhân rộng mô hình hiệu quả, thiết thực này.
Nâng chất lượng giáo dục toàn diện
Trường Tiểu học Nhôn Mai (huyện Tương Dương, Nghệ An) tổ chức bán trú cho 70/426 học sinh. Cách đây 1 năm, nhà trường đã “thí điểm” cho học sinh lớp 4 – 5 về trường chính. Nhận thấy các em hòa nhập tốt, ổn định, năm học này, trường quyết định đưa cả học sinh lớp 1, 2, 3 về ở bán trú tại điểm trường thuận lợi, sau khi xóa 2 điểm lẻ là Phá Mật và Thăm Thẩm.
Thầy Vũ Đình Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nói là tổ chức bán trú, nhưng cơ chế hoạt động vẫn là trường tiểu học bình thường. Trong khi sinh hoạt, ăn ngủ, học tập của học sinh lại như “nội trú”. Giáo viên phải làm việc gấp 2, 3 lần, ngoài dạy học còn kiêm nhiệm vụ cô nuôi, chăm sóc học sinh.
Qua hai năm tổ chức, học sinh ở các điểm trường lẻ đã làm quen với môi trường nội trú. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là cơ sở vật chất chưa bảo đảm. Đặc biệt, điểm trường ở bản Piêng Luống vẫn còn phòng học tạm. Học sinh đang phải học và ở trong phòng học tre nứa. Tuy nhiên, thầy Hiệu trưởng Vũ Đình Hùng khẳng định: Đưa học sinh về tổ chức bán trú, đã nâng cao chất lượng toàn diện từ kiến thức, kỹ năng sống, sức khỏe…
Là một trong những huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh, nhưng Kỳ Sơn (Nghệ An) đi đầu trong việc tổ chức và nhân rộng mô hình bán trú cho học sinh tiểu học. Trường Tiểu học Mường Ải từng có 5 điểm lẻ, nơi xa nhất cách trường 15 km. Không chỉ khó khăn do địa hình xa xôi, cách biệt, nơi đây thường xảy ra sạt lở, lũ quét vào mùa mưa.
Video đang HOT
Vì vậy, trường là một trong 5 đơn vị đầu tiên của huyện Kỳ Sơn tổ chức bán trú cho học sinh với mục đích duy trì sỹ số và tăng cường hiệu quả dạy học cho trẻ dân tộc thiểu số. Đến nay, dù còn nhiều vất vả về chỗ ăn ở, sinh hoạt, nhưng chất lượng giáo dục nơi rẻo cao này có chuyển biến rõ rệt. Học sinh mạnh dạn, tự tin giao tiếp, và giảm hẳn tình trạng vắng, bỏ học.
Thiếu thốn cơ sở vật chất, nhiều trường bố trí chỗ ngủ cho học sinh ở phòng học.
Chờ cơ chế
Vài năm gần đây, việc tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học được các huyện vùng cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông triển khai, nhân rộng. Tuy nhiên, mô hình trường học bán trú tại Nghệ An hiện chỉ mới áp dụng với bậc THCS và THPT. Còn trường tiểu học lại chưa có cơ chế triển khai mô hình này. Việc tổ chức bán trú hiện chủ yếu dựa vào sự linh hoạt của từng trường và tự nguyện chăm nuôi trò của các thầy cô giáo.
Năm học 2020 – 2021, năm đầu tiên huyện Con Cuông (Nghệ An) triển khai thí điểm mô hình trường tiểu học bán trú tại 2 xã Cam Lâm và Đôn Phục. Tuy nhiên, tại Trường Tiểu học Đôn Phục, nhà trường mới tổ chức bán trú cho 51/113 em ở bản Hồng Thắng, Hồng Điện và Tổng Tiến. Hai phòng ở từ dãy nhà công vụ của giáo viên chuyển thành nơi ở cho học sinh nữ. Khu nhà đa chức năng thành nơi ăn, ở và sinh hoạt cho học sinh nam. Do cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng, nên số em còn lại bố mẹ phải đưa đón đi học mỗi ngày.
Thầy Bành Đức Hoài – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Về điểm trường chính, học sinh được học ngoại ngữ, thầy cô chăm sóc và phụ đạo kiến thức buổi tối. Tuy nhiên, khó khăn vẫn rất nhiều bởi toàn bộ kinh phí hoạt động, nhà trường đang phải “nợ” của các đơn vị. Trường được hỗ trợ ba nhân viên nấu ăn, phục vụ bán trú. Nhưng buổi tối, 4 giáo viên và lãnh đạo của trường tự nguyện ở lại trực và quản lý, bảo đảm an ninh an toàn bán trú .
Nghệ An hiện còn hơn 1.000 điểm trường lẻ, riêng tiểu học có gần 500 điểm trường. Toàn tỉnh đang thiếu giáo viên tiểu học và mầm non trầm trọng, nhưng các trường miền núi, đặc biệt khó khăn vẫn được ưu tiên bố trí đủ. Dù vậy, với đặc thù địa hình rộng lớn, nhiều điểm lẻ, giáo viên vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu dạy học. Bởi quy mô học sinh điểm lẻ manh mún, có nơi chỉ 4 – 5 em/lớp vẫn phải bố trí 1 giáo viên. Vì vậy, tình trạng dạy lớp ghép vẫn phổ biến. Đặc biệt, giáo viên tiếng Anh, Tin học thiếu rất nhiều, thậm chí có xã không có người dạy 2 môn này. Trong khi theo Chương trình GDPT 2018, từ lớp 3 trở lên, 2 môn Ngoại ngữ và Tin học là bắt buộc.
Trước hiệu quả của mô hình trường tiểu học bán trú, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng khuyến khích các địa phương xây dựng đề án và sẽ nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là dù có chủ trương nhưng trong quy hoạch mạng lưới trường lớp của Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020 chưa có mô hình này.
Vừa qua, đoàn công tác UBND tỉnh Nghệ An đi kiểm tra tại các huyện miền núi liên quan đến quy hoạch mạng lưới trường lớp. Ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Để thực hiện Chương trình GDPT 2018, việc sáp nhập các điểm trường lẻ là cần thiết. Các huyện vùng cao cần phải rà soát chi tiết quy hoạch mạng lưới trường lớp căn cứ vào các cấp học cụ thể. Xác định trường nào có thể xây dựng mô hình bán trú, không duy trì bán trú ở điểm trường lẻ. Khi xây dựng trường bán trú phải có đủ chỗ ở, sinh hoạt cho học sinh. Việc rà soát các điểm xây dựng trường bán trú phải hoàn thành trước tháng 9/2021.
Các huyện cũng cần lập kế hoạch cụ thể từng bước quy hoạch lại mạng lưới trường lớp vừa phù hợp với thực tiễn địa phương, đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Qua đó tạo căn cứ cho các sở, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư, ưu tiên xây dựng trong thời gian tới.
Toàn huyện có 42 trường tổ chức bán trú cho các em lớp 3 – 5. Trong đó, 11 trường được công nhận là trường tiểu học bán trú với chế độ hỗ trợ cho cả giáo viên, học sinh, cô nuôi. Ngoài ý nghĩa cho học sinh, tổ chức mô hình bán trú còn giúp giảm quy mô trường lớp manh mún và bố trí giáo viên dạy học hiệu quả, chất lượng. Sau 4 năm triển khai, toàn huyện giảm được 28 điểm trường lẻ, 200 lớp tiểu học, tương đương với giảm 270 giáo viên, giúp tiết kiệm ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm. – Ông Phan Văn Thiết – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn
Nghệ An: Đạt điểm cao thi tiếng Anh TOEFL sẽ được tuyển thẳng vào THCS, THPT
Kết quả cuộc thi tiếng Anh quốc tế TOEFL do Sở GD&ĐT Nghệ An phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam tổ chức sẽ là một tiêu chí ưu tiên trong xét tuyển đầu vào các cấp học trên địa bàn tỉnh.
Ban tổ chức trao thưởng cho học sinh Nghệ An đạt điểm cao tại kỳ thi tiếng Anh quốc tế TOEFL Junior năm học 2019 -2020
Đây là một hoạt động thực hiện Kế hoạch "Dạy và học Ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An" giai đoạn 2020 - 2025. Mục đích thúc đẩy phong trào học tiếng Anh phát triển cũng như góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các nhà trường.
Trước đó, năm học 2019-2020 của cuộc thi tiếng Anh quốc tế TOEFL đã thu hút nhiều học sinh tiểu học tham gia. Tỷ lệ các em đạt trình độ A2 trở lên chiếm hơn 50% và đặc biệt, có những em học sinh khối 4, 5 đã chạm đến trình độ B1. Đây là dấu hiệu khả quan đối với nền tảng tiếng Anh của các em học sinh bậc tiểu học tại Nghệ An. Tương tự, học sinh khối THCS cũng đạt được thành tích nhất định.
Năm học này, Sở GD&ĐT Nghệ An có hướng dẫn, thông báo đến các cơ sở giáo dục, trường học trên địa bàn sử dụng kết quả cuộc thi tiếng Anh quốc tế TOEFL để xét tuyển thẳng vào đầu cấp THCS và THPT năm học 2021-2022.
Ban tổ chức trao giải cho học sinh tiểu học xuất sắc tại cuộc thi tiếng Anh quốc tế TOEFL Primary năm học 2019 -2020
Cụ thể, học sinh tiểu học đạt điểm cao tại kỳ thi TOEFL Primary sẽ là một tiêu chí ưu tiên trong tuyển sinh lớp 6. Đây cũng là lợi thế cho học sinh trong cạnh tranh vào trường THCS trọng điểm, chất lượng cao trên địa bàn.
Kết quả vòng thi chính thức TOEFL Junior dành cho học sinh THCS sẽ được sử dụng để xét tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2021-2022 cho các trường THPT: Chuyên Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, Nguyễn Duy Trinh, Quỳ Hợp, Đô Lương 1 và các trường THPT khác theo kế hoạch tuyển sinh. (Trước đó, học sinh phải trúng tuyển vào 1 trường THPT công lập tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức).
Các trường THPT khác cũng có thể sử dụng kết quả vòng thi chính thức TOEFL Junior là điều kiện ưu tiên để xếp lớp theo tổ hợp môn (khối thi có môn tiếng Anh) cho học sinh lớp 10.
Đối với học sinh THPT, các em được miễn thi ngoại ngữ tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT nếu có chứng chỉ thi TOEFL ITP chính thức đạt 450 điểm trở lên (tương đương B1 hoặc bậc 3, theo quy định của Bộ GD&ĐT).
Đặc biệt, kết quả cuộc thi trên cũng được công nhận để xét tuyển một số chuyên ngành của nhiều trường đại học trên toàn quốc như: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Kiến trúc, ĐH Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Hàng hải, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Tôn Đức Thắng,... và nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng khác.
Với ý nghĩa là thước đo đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh học sinh theo chuẩn quốc tế, cuộc thi TOEFL đang là sân chơi trí tuệ hàng đầu trên cả nước nói chung và cho học sinh tỉnh Nghệ An nói riêng. Chứng chỉ này cũng được xem là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho các em học sinh trong tương lai.
Nỗi niềm cô giáo bản xa Cũng làm vợ, làm mẹ và mong ước được chăm sóc gia đình, song nhiều cô giáo dạy học ở các điểm bản xa xôi nơi vùng đất miền Tây xứ Nghệ đành gác lại mong ước ấy, lấy niềm vui chăm chút cho học trò để khỏa lấp nỗi nhớ nhà, thương con... "NHÌN LÊN THẤY TRỜI NHỚ CON" Đó là câu...