Mô hình học tập trong các giờ tập giảng cho SV sư phạm
Hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng nói chung và các trường đại học, cao đẳng Sư phạm nói riêng mới chỉ coi trọng đến trang bị năng lực chuyên môn hơn rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên (SV).
ảnh minh họa
Thời gian dành cho kiến tập sư phạm, tập giảng (thực hành phương pháp dạy học môn) và thực tập sư phạm còn hạn chế, nên khi ra trường hầu hết SV còn chưa thật sự vững về tay nghề. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động rèn luyện năng lực sư phạm cần tăng cường hơn nữa việc đổi mới, cái tiến hình thức và nội dung rèn luyện năng lực nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là trong các giờ tập giảng.
Kĩ năng sư phạm cần hình thành cho SV trong hoạt động giảng
Theo Th.S. Nguyễn Thị Việt Hà – Giảng viên khoa Địa và Quản lí môi trường – Trường Đại học Vinh cho biết: Tập giảng (hay thực hành giảng dạy bộ môn) là hình thức phổ biến, thông dụng nhất trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV sư phạm trong các trường ĐH hiện nay.
Ngoài kiến thức về khoa học giáo dục, kiến thức chuyên ngành và kiến thức lí luận dạy học, bộ môn cụ thể đã được tiếp cận, SV trong các trường/ khoa Sư phạm cũng đã tiếp cận một số khái niệm giao tiếp, khái niệm lập kế hoạch… vì thông thường hoạt động tập giảng được thực hiện vào năm thứ 4 của chương trình đào tạo.
Trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm của trường ĐH Vinh, tập giảng/ thực hành phương pháp dạy học bộ môn được tiến hành vào học kỳ thứ 7, được tổ chức trong vòng 4 tuần với hình thức chia nhóm có sự hướng dẫn của GV.
Trong quá trình tập giảng mỗi SV được giao nhiệm vụ cụ thể và tự lực hoàn thành từ việc soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện dạy học, thực hiện một số hoạt động hay trọn vẹn một số bài giảng. Hoạt động tập giảng vừa mang tính tập thể rất cao, ngoài nỗ lực thực hiện của mọi cá nhân, tập thể đóng vai trò “đồng hướng dẫn”, góp ý chỉnh sửa, rút kinh nghiệm và bổ sung cho từng cá nhân.
Từ thực tế hoạt động tập giảng trong những năm qua, chúng tôi thấy các khái niệm cần hình thành và phát triển cho SV trong hoạt động này bao gồm: Khả năng phân tích nội dung, chương trình sách giáo khoa; khả năng thu thập, xử lí, cập nhật và chọn lọc thông tin; khả năng thiết kế giáo án và định hướng kế hoạch thực hiện; Khả năng định hướng bài học, mở bài, đặt vấn đề; khả năng thiết kế/ sử dụng thiết bị – phương tiện dạy học; khả năng tổ chức các hoạt động nhận thức; khả năng thuyết trình; khả năng kiểm tra đánh giá; khả năng phê phán, phát hiện và giải quyết vấn đề; khả năng tạo và thúc đẩy động lực học tập ở người học; khả năng thực hiện dạy học tích hợp.
Đây là những khả năng cơ bản để SV có thể tự lực thực hiện một/ những bài giảng trọn vẹn trong quá trình tập giảng cũng như trong thực tế tập giảng.
Tuy nhiên để biến những lí thuyết về tất cả những kỹ năng trên, rèn luyện chúng để chuyển hóa thành năng lực sư phạm ở SV cần cả quá trình chứ không thể chỉ qua một vài tiết học hay tiết tập giảng.
Trong các tiết tập giảng của SV sư phạm, hình thức tổ chức vẫn theo hướng truyền thống: SV giảng dạy trong môi trường lớp học giả định, sau đó các SV khá trong nhóm cùng giáo viên hương dẫn nhận xét, góp ý và ghi đánh giá (theo một số tiêu chí khác nhau do giáo viên hướng dẫn thiết kế/gợi ý chứ chưa có bộ tiêu chí thống nhất).
Theo cách này, những kỹ năng trên cũng đã được rèn luyện, tuy nhiên chủ yếu dưới dạng thủ thuật được truyền đạt kinh nghiệm, chủ thể của hoạt động dạy tiếp thu ý kiến nhận xét của thầy cô, bạn cùng giảng về những điểm được hoặc chưa được của bài giảng để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Để đổi mới cần một hướng tiếp cận khác để tạo cơ hội cho chủ thể hoạt động dạy tự nhận ra những vấn đề trong quá trình thực hiện kĩ năng của chính mình hoặc soi vào quá trình thực hiện của thầy, cô bạn cùng tập giảng dạy là quá trình tự tiếp cận phát triển năng lực. Từ thực tế giảng dạy và vận dụng trong quá trình hướng dẫn SV thực hành phương pháp dạy học bộ môn, tác giả mạnh dạn trao đổi về một số “tổ chức mô hình học tập” trong hoạt động tập giảng cho SV sư phạm.
Một số mô hình học tập trong hoạt động tập giảng cho SV sư phạm
Mô hình học tập nghiên cứu bài học. Mô hình này ra đời ở Nhật Bản và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới là mô hình “nghiên cứu bài học”. Một tiết học trên lớp được ghi hình lại hoặc dự giờ trực tiếp gọi là bài học nghiên cứu giảng viên và sinh viên quan sát trực tiếp hay gián tiếp được suy nghĩ dựa trên các “khoảng trắng”, sau đó ý kiến với nhau, với người dạy và đồng nghiệp và cùng nhau quan sát.
Video đang HOT
Trong mô hình nghiên cứu bài học, việc nhận xét gó ý mang tính chất trao đổi chứ không nặng về đánh giá. Nhận xét tập trung vào việc học của người học từ đó đi tìm nguyên nhân trong cách dạy của người dạy; cùng suy ngẫm, nghiên cứu, lắng nghe và học hỏi lẫn nhau.
Tổ chức mô hình học tập qua nghiên cứu bài học có những lợi thế để rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho SV bởi: Người dạy và người quan sát sẽ hiểu về nội dung dạy học hơn và cải tiến phương pháp dạy học khi tham gia vào nghiên cứu bài học. Nghiên cứu bài học cung cấp cho giảng viên, SV cơ hội để xem xét việc dạy và học diễn ra trong thực tiễn một cách khách quan thông qua quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp, hoạt động dạy học diễn ra trong lớp học để từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
Nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Tham gia vào nghiên cứu bài học, giảng viên và SV thực hiện vai trò của người nghiên cứu, cải tạo thực tiễn và họ trở nên vững vàng hơn về chuyên môn, nghiệp vụ và tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề của thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học của mình.
Nghiên cứu bài học thúc đẩy sự học tập, giúp đỡ và hợp tác với nhau giữa các đồng nghiệp, các thành viên của nhóm tạo ra các nhóm công tác trong quá trình học tập, nâng cao nghiệp vụ.
Ngoài ra còn có mô hình học tập phân tích thực hành nghiệp vụ. Mô hình này được vận dụng theo 2 cấp độ:
SV chuẩn bị bài giảng chi tiết đến từng hoạt động, phương pháp và phương tiện sử dụng cho các hoạt động của bài học. Các SV trong nhóm sẽ đặt câu hỏi chất vấn, đặt các giả định trong thực tế dạy học để hỏi người trình bày.
Những câu hỏi chất vấn không mang tính chất đánh đố mà mang tính chất giúp người thiết kế hoạt động dạy học tự soi lại cách làm, câu hỏi và câu trả lời của người thiết kế và bạn trong nhóm có tính chất trao đổi bàn bạc. Đồng thời hoạt động này có sự tham vấn của giảng viên trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hoặc mời giáo viên phổ thông có kinh nghiệm tham dự, trao đổi và cùng . Buổi làm việc này được tương tác theo 2 chiều: SV trình bày và giáo viên phổ thông được mời bằng kinh nghiệm thực tế sẽ đặt câu hỏi chất vấn hoặc đưa ra hướng điều chỉnh. Ngược lại giáo viên phổ thông trình bày về một kế hoạch bài giảng sẽ được chuyển giao cho SV để thực hiện, sau đó SV đặt câu hỏi chất vấn về bài giảng trên.
Những hoạt động của dạy học của GV sẽ từng bước giúp cho SV có kỹ năng qua sát, nắm bắt tâm lý và hiểu đối tượng dạy học, đồng thời tự mình điều chỉnh hành vi, thao tác của bản thân sao cho thật phù hợp.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nỗi thống khổ của các trường cao đẳng sư phạm
Nếu tỉnh giao cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở thì ai là người đưa họ đến bồi dưỡng? Kinh phí lấy ở đâu?...
Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường Sư phạm diễn ra vào tháng 8/2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ có những buổi làm việc riêng với các trường sư phạm để có những tính toán sao cho phù hợp.
Trong đó, việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm sẽ phải được ưu tiên làm ngay. Sẽ có những trường trung tâm, trường là phân hiệu và trường là vệ tinh.
Và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quyết liệt quy hoạch lại các trường sư phạm trên cả nước. Song đây là vấn đề liên quan tới nhiều chính sách không chỉ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn thuộc nhiều bộ ngành khác.
Việc quy hoạch hệ thống trường sư phạm cần thời gian, quá trình chứ không thể chỉ trong vòng 1-2 năm.
Theo chỉ đạo này của Bộ trưởng thì nhiệm vụ trong tương lai của các trường cao đẳng sư phạm địa phương sẽ trở thành phân hiệu và trường là vệ tinh của trường đại học sư phạm.
Tuy nhiên, khi trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng chia sẻ:
"Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều cuộc bàn thảo để đi đến thống nhất xem trường Cao đẳng sư phạm sẽ đi về đâu nhưng chưa tìm được câu trả lời".
Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng tồn tại được là nhờ có trường thực hành sư phạm (Ảnh: Báo Vietnamnet)
Và một trong những vấn đề khó khăn hiện nay là tại tỉnh Sóc Trăng có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp do đó việc sáp nhập như thế nào vẫn đang là câu hỏi lớn.
Vị lãnh đạo này băn khoăn rằng, công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhưng nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không giao cho các trường Cao đẳng sư phạm địa phương mà lại giao cho các đại học thì khả năng các trường cao đẳng sư phạm sẽ phải đóng cửa.
Chia sẻ kinh nghiệm về nguồn "nuôi sống" trường thời gian qua, vị này thông tin:
"Trong những năm gần đây, nguồn tuyển sinh của trường rất hạn chế và theo chiều hướng giảm dần, không đảm bảo chỉ tiêu trên giao.
Do vậy, nguồn kinh phí hoạt động cũng bị giảm theo, trong khi đó các hoạt động phong trào và hoạt động giáo dục vẫn phải duy trì, thậm chí mở rộng thêm.
Một số giảng viên không đủ định mức giảng dạy.
Trường Thực hành Sư phạm lại tăng quy mô về số lượng học sinh và lớp học nên kinh phí hoạt động và chi trả lương hợp đồng cho giáo viên phải được trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng bổ sung, hỗ trợ thêm để đảm bảo hoạt động.
Đứng trước thực trạng trên, đòi hỏi lãnh đạo trường phải nghiên cứu, tìm kiếm ra các giải pháp để tồn tại và "nuôi sống" đội ngũ.
Các giải pháp mà trường đã thực hiện nhằm giải quyết bài toán thực trạng nêu trên đó là:
(1) Tăng cường hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học; mở rộng các loại hình đào tạo, mở các dạng chuyên đề bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
(2) Tăng cường nguồn thu từ các loại hình dịch vụ trong trường.
(3) Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đóng góp vật chất, kinh phí của các tổ chức kinh tế, các cá nhân có quan tâm đến giáo dục để hỗ trợ cho các hoạt động phong trào của nhà trường.
(4) Sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự nhà trường, trong đó tinh gọn lại quy mô lớp, học sinh các cấp học của trường Thực hành Sư phạm cho phù hợp,..."
Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 20.000 giáo viên trong đó giáo viên là mầm non 3.500, tiểu học là 8.000 giáo viên, trung học cơ sở là 5.500 và còn lại là giáo viên bậc trung học phổ thông.
Từ con số này, lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng hi vọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có chỉ đạo để Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương giao công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho các trường cao đẳng sư phạm để bồi dưỡng về năng lực giảng dạy và bồi dưỡng các chuyên đề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong khi đó, trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh - nơi có vị trí địa lý gần Thủ đô Hà Nội, việc tuyển sinh hàng năm ở mức ổn tuy nhiên Nhà trường hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh nêu cụ thể:
Thứ nhất, Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV đã quy định rõ về định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Nếu theo đúng chỉ đạo này thì hiện tỉnh Bắc Ninh đang thiếu gần 3.000 giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trong khi mỗi năm chỉ tuyển dụng vài trăm giáo viên do đó, lượng thừa thiếu giáo viên đang có độ lệch lớn so với thực tế.
Thứ hai, Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6, trong phần Mục tiêu cụ thể đã nêu rõ: Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Nếu không tăng biên chế thì học trò nào còn muốn vào học trường sư phạm nữa?
Và theo đúng chỉ đạo này, từ nay đến năm 2021, tỉnh Bắc Ninh sẽ không những không tăng mà còn giảm biên chế.
Như vậy có nghĩa là, địa phương phải chuyển hướng sang xã hội hóa để có tiền chi trả tiền giảng dạy đối với những giáo viên hợp đồng.
Nhưng nếu tiến hành xã hội hóa tức là thu tiền học phí của học sinh phổ thông thì lại vi phạm Luật Giáo dục.
Thứ ba, giả sử các tỉnh giao cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở thì ai sẽ là người đưa họ đến bồi dưỡng? Kinh phí lấy ở đâu?...
Từ thực tế này, lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh kỳ vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương để các trường cao đẳng sư phạm địa phương được tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nỗi khó của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay còn là tình trạng chảy máu chất xám. Nhiều giảng viên được đào tạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không có việc làm (do ít sinh viên), không an tâm với công việc nên chuyển đi trường khác, tỉnh khác...
Do vậy phải giải quyết được những vấn đề nêu trên thì tương lai các trường cao đẳng sư phạm địa phương mới sáng sủa lên được.
Theo GDVN
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư Theo con số thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành giáo dục hiện có 574 giáo sư và 4.113 phó giáo sư. Về đội ngũ giảng viên Năm học 2016-2017, tổng số cơ sở giáo dục đại học ở nước ta là 235, số lượng giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792...