Mô hình giáo dục sau năm 2015 sẽ nhiều khác biệt
Chương trình giáo dục sau năm 2015 sẽ hướng đến hình thành năng lực người học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay.
Chuẩn giáo dục không phải được đong đếm bằng lượng kiến thức văn hóa mà được xét trên ba phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các lĩnh vực học tập.
Đây là một trong những điểm mới cơ bản của dự kiến chương trình giáo dục mới sau năm 2015 vừa được công bố tại Hội thảo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam.
Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và trẻ em Đan Mạch tổ chức sáng nay 10/12 tại Hà Nội.
Tại Hội thảo, nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã trình bày những vấn đề chung về dự kiến đổi mới.
Video đang HOT
Theo đó, tư tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
Điều này sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động giáo dục phổ thông, từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá.
Cụ thể, về phương pháp, quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động của chính người học, tạo cơ hội hình thành và thể hiện kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Về nội dung, giáo dục tích hợp được quán triệt, kết hợp với phân hóa sâu dần để có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn, giúp học sinh có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề.
Phương pháp giáo dục mới sẽ gắn với chuẩn mới. Chuẩn giáo dục phổ thông được xem xét trên ba phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các lĩnh vực học tập.
Về phẩm chất, gồm các tiêu chí: Tình yêu gia đình, quê hương đất nước; nhân ái, khoan dung, quan hệ thân thiện với con người và môi trường tự nhiên; trung thực trong học tập và trong các mối quan hệ; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó; chấp hành pháp luật, nội quy, quy định nơi công cộng.
Năng lực chung gồm 7 kỹ năng: năng lực học tập chung, cơ bản; năng lực tư duy; năng lực thu thập (tìm kiếm, tổ chức, xử lý thông tin); năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tự quản lý và phát triển bản thân.
Năng lực chuyên biệt gắn với các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức – giáo dục công dân, giáo dục thể chất.
Với tiêu chuẩn mới, cách đánh giá cũng thay đổi. Trong đánh giá truyền thống, học sinh càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức kỹ năng được coi là có kết quả cao hơn, trong khi đánh gia năng lực thì học sinh hoàn thành được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn, tức là kết quả đánh giá phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ đã hoàn thành.
Cụ thể, bên cạnh việc thi cử, kiểm tra thì hệ hệ thống đánh giá mới còn có quan sát, làm báo cáo, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập.
Theo Giáo sư Đinh Quang Báo, trưởng nhóm nghiên cứu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 thì những điểm trên đây còn ở mức phác thảo và sẽ cần thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế để hoàn thiện thêm.
Theo Vietnam
Khi thầy hành xử phản cảm
Hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng luôn có tác động tích cực đến học sinh, truyền cảm hứng đam mê học tập cho người học. Ngược lại hình ảnh, tác phong thiếu chuẩn của người thầy cũng tác động xấu, khiến học sinh bức xúc.
Chị P.C. có con đang học lớp 5 tại quận Tân Bình, TPHCM phản ánh: "Thầy giáo của con tôi không chỉ hút thuốc trong giờ dạy học, tạo hình ảnh phản cảm mà còn phát ngôn những câu có nội dung phản giáo dục. Cụ thể như có ngày thầy gặp chuyện bực bội hoặc có điều gì đó không vui, đến lớp xả thẳng vào học sinh những câu nói tiêu cực, chê bai những thói hư, tật xấu ngoài đời hoặc lên án tệ nạn xã hội với cái nhìn thiếu tính nhân văn. Vẫn biết đó là sự thật nhưng thái độ, nhận xét thiếu tính xây dựng của thầy khiến không ít học sinh cảm thấy ở thầy có điều gì không bình thường".
Ảnh minh họa
Chị P.C. phân trần, gia đình luôn gần gũi dạy dỗ từng ly từng tí nên cháu lĩnh hội được nhiều điều hay ý tốt. Trong khi ở nhà cha mẹ luôn khuyến khích con cái phải sống có nghị lực, khi vấp ngã phải tự tin đứng lên và phân tích bài học sâu sắc của câu ngạn ngữ "Thất bại là mẹ thành công" thì thầy giáo lại nói rằng "đã thất bại thì không bao giờ đứng dậy nổi". Không những thế thầy còn răn đe học sinh là không chịu học thì chỉ làm những công việc thấp hèn...Tuy mới học lớp 5 nhưng nhiều trẻ đã có nhận thức sâu sắc, vì thế cách nhìn đời thiếu màu sáng, mang tính hằn học sẽ làm thui chột niềm tin, sự phấn đấu của học sinh.
Ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và đã thu được những kết quả khích lệ. Vượt qua khó khăn, thử thách của nghề, nhiều giáo viên vẫn hết lòng yêu nghề, không ngừng sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thiết kế bài giảng, làm đồ dùng học tập... để tạo hứng khởi cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn đứng ngoài cuộc, không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phẩm chất và có những hành vi, thái độ chưa đúng với học trò. Rất mong, những câu chuyện buồn về giáo dục như nêu trên sẽ bị loại bỏ trong ngành giáo dục để học sinh lưu giữ hình ảnh trong sáng, thanh cao của người thầy.
Theo Diệu Anh
SGGP
Cẩn trọng khi học liên kết với nước ngoài Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT vừa đưa ra khuyến cáo bằng văn bản đối với người học Việt Nam trong việc cẩn trọng tìm địa chỉ học liên kết với nước ngoài. Theo đó, thời gian qua Bộ GD-ĐT đã phát hiện một số cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài chỉ được cấp phép đào tạo...