Mô hình đèn chiếu sáng học đường: Sáng hơn, tiết kiệm hơn
Thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các trường học trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang đã xây dựng nhiều mô hình đèn chiếu sáng học đường.
Hiện các mô hình đều phát huy hiệu quả và được nhân rộng.
Giảm chi phí sử dụng điện và tật khúc xạ mắt
Trường Tiểu học An Dương ( Tân Yên) có 2 điểm trường ở thôn Bùng và thôn Giữa với 28 phòng học cho hơn 700 học sinh. Các điểm trường được trang bị bóng điện chiếu sáng, quạt trần, màn hình ti vi và một số đồ dùng liên quan đến công tác giảng dạy có sử dụng điện từ nhiều năm trước.
Cán bộ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang cùng cán bộ Trường Tiểu học Ninh Sơn kiểm tra hệ thống đèn LED mới được lắp đặt.
Tháng 6/2021, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang hỗ trợ nhà trường thay toàn bộ 228 bóng điện huỳnh quang bằng bóng đèn LED tiết kiệm điện. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ 114 máng điện, giá treo và chi phí nhân công lắp đặt.
Thầy Nguyễn Hữu Nam, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau 1 năm học sử dụng bóng LED, chi phí sử dụng điện của nhà trường giảm đáng kể. Nếu trước khi thay bóng, tổng số tiền điện nhà trường phải trả bình quân 5 triệu đồng/tháng, thì nay giảm còn 4 triệu đồng/tháng.
“Trường Tiểu học An Dương có kế hoạch thực hiện công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 8/2023. Việc được trang bị bóng đèn tiết kiệm chi phí sử dụng điện là một trong những tiêu chí góp phần giúp nhà trường đạt mục tiêu này”, thầy Nam cho hay.
Theo em Nguyễn Xuân Tùng, học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học An Dương, trước đây, các bóng điện được lắp sát trần, trong khi đó, cánh quạt trần lại lắp thấp hơn nên khi quạt quay tạo ra bóng tối lấp lóa rất khó nhìn. Nay bóng đèn treo thấp hơn, ánh sáng vừa tập trung lại không bị cánh quạt che khuất. “Phòng đủ ánh sáng nên lớp con không có bạn nào phải đeo kính cận”, em Tùng nói.
Tháng 6 vừa qua, Trường Tiểu học Ninh Sơn (Việt Yên) cũng được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang hỗ trợ 100% thiết bị và kinh phí thay mới 264 bóng điện LED và 132 máng đèn cho toàn bộ 33 phòng học. Thầy Nguyễn Văn Tám, Hiệu trưởng nhà trường thông tin, Trường Tiểu học Ninh Sơn được xây dựng từ năm 2000, đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước đây, toàn bộ đèn chiếu sáng tại các phòng học đều sử dụng bóng huỳnh quang dạng ngắn, công suất 40 W/bóng. Mỗi phòng lắp 10 bóng, nhiều phòng lắp cả bóng LED tròn (dạng đui xoáy) nhưng vẫn tối vì bóng áp sát trần nhà.
Nay toàn bộ bóng điện huỳnh quang được thay bằng bóng tuýp LED công suất 20 W, giúp giảm 50% lượng điện tiêu thụ, lại có máng chụp hạ độ cao cho bóng nên phòng luôn đủ ánh sáng cho học sinh và giáo viên.
Nhân rộng mô hình
Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, hầu hết hệ thống chiếu sáng tại các phòng học ở các trường phổ thông trong tỉnh đều chưa bảo đảm yêu cầu dạy và học vì vị trí lắp đặt chưa phù hợp, loại bóng sử dụng tiêu tốn điện năng.
Thay đổi thực trạng này, từ năm 2015 (thời điểm bắt đầu tham gia chương trình chiếu sáng học đường) đến nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang đã hỗ trợ lắp đặt hệ thống đèn LED chiếu sáng học đường cho 42 trường trên địa bàn 8 huyện, TP. Tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng, từ nguồn Quỹ khuyến công của tỉnh.
Năm 2022, Trung tâm xây dựng mô hình đèn chiếu sáng học đường tại 8 trường tiểu học và THCS trên địa bàn các huyện Lạng Giang, Yên Dũng và Việt Yên. Tổng số bóng đèn được lắp đặt là 770 bóng; tương ứng với số điện sẽ tiết kiệm là 62.347 kWh/năm.
Tổng số điện tiết kiệm đạt gần 200 nghìn kWh/năm. Riêng năm 2022, Trung tâm xây dựng mô hình đèn chiếu sáng học đường tại 8 trường tiểu học và THCS trên địa bàn các huyện Lạng Giang, Yên Dũng và Việt Yên.
Tổng số bóng đèn được lắp đặt là 770 bóng; tương ứng với số điện sẽ tiết kiệm là 62.347 kWh/năm.
Ông Phạm Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang khẳng định, hiệu quả của chương trình chiếu sáng học đường đó là: Cải tạo việc lắp đặt không hợp lý của hệ thống chiếu sáng tại các lớp học; tăng cường chiếu sáng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; góp phần giảm hiện tượng cận thị của học sinh; giảm chi phí tiền điện cho các trường học; đưa việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng với mục đích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành nét văn hóa học đường.
“Thời gian tới, trung tâm tiếp tục xây dựng phương án khảo sát các điểm trường dự kiến triển khai trong năm 2023, trong đó có một số trường học tại 2 huyện còn lại chưa được hỗ trợ là Sơn Động và Yên Thế”, ông Tuấn cho hay.
Nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng bóng đèn LED trong các trường học, vừa qua, huyện Việt Yên đã đi đầu trong việc đầu tư cải tạo, lắp mới hệ thống chiếu sáng cho các trường học trên địa bàn.
Bà Đỗ Thị Hương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên cho biết, để bảo đảm ánh sáng cho học sinh và tiết kiệm năng lượng, năm nay, huyện Việt Yên đầu tư 13 tỷ đồng hỗ trợ các trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện thay mới toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong phòng học.
Hệ thống ánh sáng mới được lắp đặt theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Tất cả đều có máng phản quang, đồng thời cũng là loại bóng đèn chống cận thị, độ cao treo bóng dưới quạt trần, phù hợp với các độ tuổi học sinh từ lớp 1 đến lớp 9.
Bà Hương khẳng định: “Qua kiểm tra thực tế, nhìn chung thông tin phản hồi của giáo viên, các bậc phụ huynh và học sinh đều đồng tình. Trong tháng 8 này, toàn bộ hệ thống đèn sẽ được lắp đặt xong, đưa vào phục vụ năm học 2022-2023″.
Nỗ lực chưa thể lấp đầy thiếu thốn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là hai yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt với môn học mang tính đặc thù như Tiếng Anh.
Tuy nhiên, ở nhiều trường học vùng khó, đây vẫn là rào cản cho dù đội ngũ giáo viên đã không ngừng nỗ lực trong dạy học và nâng cao chuyên môn.
Trường Tiểu học Định Sơn (Cẩm Giàng, Hải Dương). Ảnh: Đức Trí
Thiếu... điểm tựa
Theo thầy Đinh Đức Nhật, giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình), cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học chiếm 30% trong sự thành công, hiệu quả của việc dạy học ngoại ngữ của nhà trường. Ứng dụng thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học giúp khai thác được hình ảnh trực quan sinh động, khối từ vựng lớn.
Từ đó, giáo viên có thể phát triển kỹ năng học ngoại ngữ; bài giảng thêm phong phú, học sinh thấy hấp dẫn, dễ tiếp thu. Nếu không có thiết bị đồng bộ thì việc phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khi học tiếng Anh sẽ hạn chế. Dạy học truyền thống trên bảng chỉ có thể tập trung vào từ vựng, ngữ pháp.
Vai trò của thiết bị dạy học quan trọng như vậy, song cũng như nhiều trường vùng khó, tại Trường THPT Nho Quan A việc giảng dạy nhiều năm qua chỉ có ít lớp học được lắp máy chiếu. Dạy học tiếng Anh cơ bản theo phương pháp truyền thống. Năm học này, trường được đầu tư 1 phòng học Tiếng Anh đạt chuẩn nhưng để sử dụng cho các khối lớp thì quá tải.
"Để bảo đảm thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản, nhà trường phát động, khuyến khích giáo viên tự tạo đồ dùng dạy học đơn giản, tận dụng thiết bị cũ. Song nỗ lực đó cũng không thể lấp đầy những thiếu thốn vật chất. Giáo viên thường tự bỏ tiền để in tranh ảnh, tài liệu... giúp học sinh dễ nắm bắt bài giảng. Nếu có thiết bị dạy học hiện đại ứng dụng vào giảng dạy chắc chắn giáo viên sẽ không vất vả trong việc khai thác học liệu...", cô Mạ trao đổi.
Được phân công dạy tăng cường cho 2 Trường PTDTBT Tiểu học, THCS Tả Giàng Phình (thị xã Sa Pa, Lào Cai), cô Ngô Xa Mạ, giáo viên Tiếng Anh, cho hay: Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tiếng Anh ở cả 2 trường đều hạn chế. Nếu như Trường THCS Tả Giàng Phình chỉ có 2 phòng học lắp máy chiếu thì trường tiểu học còn "trắng" thiết bị dạy học hiện đại, không có phòng học chuyên biệt.
Tương tự, Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái) có 13 lớp, hơn 500 học sinh nhưng chỉ có 3 máy chiếu (trong đó 2 máy chiếu hỏng không sử dụng được), 1 màn hình, không có phòng học chức năng.
Trao đổi về khó khăn giáo viên đang phải đối diện trong dạy học môn Tiếng Anh, thầy Khang A Của, giáo viên nhà trường, chia sẻ: Dạy học Tiếng Anh chủ yếu vẫn là nội dung trong sách giáo khoa, không có phòng học chuyên biệt, thiếu trầm trọng thiết bị công nghệ hiện đại để khai thác học liệu tạo sự hấp dẫn cho bài giảng. Do đó, các tiết học ngoại ngữ tại trường hiện nay chưa đổi mới, bứt phá, thiếu hiệu quả.
Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái). Ảnh: NTCC
Ước mong của thầy trò vùng khó
Theo thầy Khang A Của, 100% học sinh thuộc dân tộc Mông, học tiếng Việt đối với các em đã là ngoại ngữ, việc học Tiếng Anh như ngoại ngữ thứ 2 càng khó khăn. Để dạy học có hiệu quả với môn học mang tính đặc thù như Tiếng Anh, nhà trường, thầy cô đều mong muốn có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo. Bởi hiện tại, giáo viên vẫn soạn giáo án và dạy học theo cách truyền thống, không có nhiều đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy năng lực học sinh.
"Vì thiếu thiết bị dạy học, muốn có tiết dạy ứng dụng máy tính, máy chiếu... giáo viên phải đăng ký trước 3 - 4 ngày, thậm chí 1 tuần để xếp lịch và hỗ trợ lắp đặt tại lớp. Vì vậy, mỗi học kỳ chỉ có khoảng 10 trong tổng số 54 tiết tiếng Anh được ứng dụng thiết bị dạy học. Các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng minh họa kèm hình ảnh, video, âm thanh... học trò thường hứng thú học tập và hiệu quả cao hơn nhưng lại bố trí quá ít", thầy Của cho biết.
Thầy Đinh Đức Nhật, Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình), cũng bày tỏ mong muốn: Nếu các lớp học được trang bị máy chiếu, màn hình, máy tính kết nối Internet để khai thác vào dạy học, tăng cường phòng học Tiếng Anh chuyên dụng với đầy đủ thiết bị hiện đại (như bảng tương tác, loa...), thì không chỉ học trò tiến bộ, mà giáo viên cũng có "điểm tựa" đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chuyên môn, đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ.
Chia sẻ việc học tiếng Anh tại trường, học sinh Thào A Nhà (dân tộc Mông), lớp 9B Trường PTDTBT THCS Khao Mang, bày tỏ: Thầy trò chủ yếu học kiến thức trong sách giáo khoa. Tiết học nào thầy cô ứng dụng thiết bị dạy học vào bài giảng, chúng em được nhìn hình ảnh để nhớ từ, luyện cách phát âm chuẩn theo đoạn hội thoại mẫu, nghe cách đọc của người bản địa... thì nhớ bài nhanh hơn, các bạn cũng sôi nổi hơn trong học tập, phát biểu bài. Song điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế nên tiết học Tiếng Anh mang lại hứng thú cho học sinh còn ít. Chúng em luôn mong muốn có nhiều hơn những tiết học khai thác thiết bị hiện đại vào giảng dạy...
Để dạy học Tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018 hiệu quả, giúp học sinh dân tộc hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt không thể chỉ dựa vào phấn trắng, bảng đen và diễn thuyết của giáo viên. Các thầy cô đều mong muốn, nhà trường được trang bị điều kiện vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, đa dạng hơn để việc khai thác, sử dụng vào dạy học thuận lợi, thu hút và nâng cao chất lượng môn Ngoại ngữ. - Cô Bùi Thị Minh Khuyên (Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ - Mường Tè, Lai Châu)
Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Ảnh minh họa/INT Bộ GD&ĐT quan tâm ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non dựa trên các quy định hiện có của các Bộ, ngành và đồng bộ từ khâu đầu tư ban đầu. Việc đầu tư không chỉ chú trọng phòng học mà cần bảo đảm đủ các loại...