Mô hình chất lượng cao bóp méo trường công
Tình trạng thương mại hóa giáo dục ngày càng thể hiện rõ trong chính hệ thống trường công khi một số tỉnh thành có chủ trương thực hiện mô hình trường công lập cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao.
Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) là một trong những trường sẽ trở thành trường chất lượng cao – Ảnh: Lê Đăng Ngọc
Chuyển trường vì sợ… chất lượng cao !
Tổ chức trường/lớp chất lượng cao đã trở thành phong trào lan từ các quận nội thành sang ngoại thành Hà Nội. Chẳng hạn H.Từ Liêm dành một khoản kinh phí không nhỏ đầu tư gần như cùng một lúc 2 trường chất lượng cao tại khu đô thị mới xã Xuân Phương. Mỗi trường xây dựng trên khuôn viên rộng 8.000 – 9.000 m2 với hệ thống phòng học, phòng chức năng, khu bán trú, bếp ăn – nhà ăn, phòng tập đa năng, bể bơi trong nhà… hiện đại.
Những năm qua, Hà Nội đã cho phép thí điểm 18 trường theo mô hình này, nhưng chưa áp dụng những tiêu chí cụ thể. Năm nay là năm đầu tiên Hà Nội ban hành các văn bản quy định cụ thể về cơ chế chính sách thực hiện mô hình trường công lập cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Lộ trình TP đặt ra từ nay đến năm 2015 là sẽ có 35 trường chất lượng cao.
Tháng 6 năm nay UBND TP.Hà Nội ra quyết định ban hành bộ tiêu chí xác định trường chất lượng cao (áp dụng cả cho trường tư và trường công), đồng thời ban hành quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao cho mô hình trường này. Nghị quyết 15 ban hành ngày 17.7 của HĐND TP.Hà Nội quy định từ năm học 2013 – 2014, trường công lập chất lượng cao được phép thu học phí mức tối đa từ 2,9 triệu đồng/học sinh/tháng (mầm non và tiểu học) đến 3 triệu đồng/học sinh/tháng (THCS, THPT).
Những thông tin vừa nêu được phát ra trước thời điểm năm học mới bắt đầu đã khiến không ít phụ huynh nghèo có con học ở trường nằm trong danh sách sẽ trở thành trường chất lượng cao vô cùng lo lắng. Một phụ huynh Trường mầm non 20.10 cho hay: “Với mức lương công chức của cả hai vợ chồng, tôi rất hài lòng với điều kiện giáo dục của trường hiện nay. Tuy nhiên, nếu nhà trường chuyển sang mô hình chất lượng cao và thu tới gần 3 triệu đồng/tháng thì gia đình tôi buộc phải chuyển con sang trường công lập đại trà”.
Nhà nước đóng nhầm vai
Với nhiều chuyên gia, chủ trương dùng tiền nhà nước đầu tư cho mô hình trường công chất lượng cao dù giải thích kiểu gì cũng là ngụy biện. Nhà nước không thể vì lợi ích của một bộ phận mà phải đảm bảo quyền lợi, bình đẳng cơ hội học tập cho mọi người.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, thay vì đầu tư vào mô hình chất lượng cao, nhà nước nên dùng kinh phí đó để xây thêm trường công đại trà ở những nơi học sinh còn chen chúc nhau trong những lớp học 50 – 60 em hoặc nâng cao cơ sở vật chất trường lớp ở những vùng khó khăn. Nhận xét về thực trạng này, GS Phùng Hồ Hải, Phó viện trưởng Viện Toán học – Viện Khoa học công nghệ VN, nói: “Tiền nhà nước đã ít, giờ lại đổ vào chỗ trũng”.
Giáo sư Nguyễn Lộc, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, cho rằng: “Việc cho phép trường công lập cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao rất dễ dẫn đến sự bóp méo chức năng của trường công lập, nơi sử dụng ngân sách nhà nước để đảm bảo quyền lợi học tập của đa số dân cư ở khu vực trường đóng”. Ông Lộc lý giải, đối với những gia đình có điều kiện, họ chỉ cần thêm một chút tiền vào khoản ngân sách đã chi trả, nghiễm nhiên họ được hưởng một dịch vụ giáo dục chất lượng cao, thuận tiện, sang trọng hơn ở trường công lập bình thường… Trong khi đó, đáng ra, nếu họ muốn hưởng một điều kiện như vậy thì phải học ở trường tư thục. “Như vậy, mô hình này vô tình tạo điều kiện cho một nhóm người “chiếm đoạt” ngân sách nhà nước đầu tư trường công lập để hưởng thụ một chất lượng giáo dục cao hơn”, ông Lộc khẳng định.
Nhà giáo Vũ Thế Khôi, nguyên Trưởng khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nga – Trường ĐH Ngoại ngữ (nay là ĐH Hà Nội), cũng phân tích thực trạng điều kiện đảm bảo giáo dục ở các trường công hiện nay rồi kết luận việc nhà nước đầu tư vào trường chất lượng cao là việc làm vô bổ. “Chức phận của nhà nước là lo cho giáo dục quốc dân, giáo dục cho mọi người. Vì vậy trước hết nhà nước cứ đầu tư vào hệ phổ thông đại trà, đảm bảo một hệ thống trường lớp cho con em người dân được học đến nơi đến chốn mà không phải nộp các loại phụ phí. Chất lượng đại trà chưa thực sự giải quyết được thì bàn tới chất lượng cao làm gì?”, ông Khôi băn khoăn.
Theo tiến sĩ Lương Hoài Nam, nguyên Tổng giám đốc Jetstar Pacific Airlines, việc trường công lập mà thu học phí đã là bất cập, nếu thêm chuyện phân biệt trường công lập đại trà và trường công lập chất lượng cao lại càng không ổn.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, ĐH Toulouse – Pháp, cũng lo ngại mô hình này. Ông Dũng phân tích: Các trường công chất lượng cao này thường là trường nằm sẵn ở vị trí tốt, nhà cửa tử tế, thầy cô tốt… Nói tóm lại là đã được đầu tư công tốt hơn nhiều so với nhiều trường khác. “Nay ngăn chặn con nhà nghèo vào học các trường đó bằng việc đặt học phí cao sẽ càng gây thiệt thòi cho các gia đình thu nhập khiêm tốn, và đặc biệt là cho các học sinh giỏi xuất thân từ các gia đình đó, đi ngược lại với xu hướng tiến bộ của thế giới về xã hội”, ông Dũng nói.
Thực trạng này cũng khiến Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), lo lắng: “Tôi ngờ rằng đây là cách làm lấn dần từng bước để tăng học phí. Ban đầu làm 35 trường, sau đó lên 60 trường, 100 trường rồi dần dần hơn một nửa số trường là chất lượng cao. Cuối cùng họ biến một nền giáo dục học phí thấp thành một nền giáo dục học phí cao”.
Theo TNO
Ngành tài chính ngân hàng 'khát' nhân sự chất lượng cao
TalentNet, một trong các công ty tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, đã xếp hạng 4 nhóm ngành "khát" nhân sự nhất hiện nay gồm: Tiêu dùng nhanh, Tài chính Ngân hàng, Sản xuất, Dược phẩm.
Đặc biệt, tài chính ngân hàng là ngành luôn đòi hỏi nhân sự chất lượng cao và cũng là ngành có triển vọng phát triển và lương cao trên thị trường.
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Tài chính Ngân hàng
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy rõ hiện trạng nhu cầu nhân sự trong ngành Tài chính. Nhiều cử nhân Tài chính Ngân hàng khi đi ứng tuyển đã bộc lộ quá nhiều điểm yếu, vì hệ quả của quá trình đào tạo thiếu thực tế và không biết ngoại ngữ, một nhu cầu tối thiểu của nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, cơ hội lớn đang mở ra cho những sinh viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có vốn tiếng Anh và khả năng thích nghi tốt với môi trường kinh doanh. Chính vì lý do đó, với mong muốn có được cơ hội công việc tốt trong tương lai, các bạn trẻ yêu thích ngành tài chính ngân hàng càng cẩn trọng hơn khi quyết định chọn cho mình một môi trường đào tạo đại học chuyên nghiệp và bằng cấp chất lượng.
Một trong những trường đại học danh giá chuyên đào tạo ngành tài chính kế toán được các nhà tuyển dụng và giới chuyên môn luôn nhắc tới là Đại học London, trường đầu bảng không chỉ ở Vương quốc Anh mà được xếp trong top đầu trên toàn cầu. Được thành lập theo Hiến chương Hoàng Gia Anh từ ngày 28/10/1836, với kinh nghiệm đào tạo xuất sắc, Đại học London đã có tới 7 sinh viên của trường nhận giải thưởng Nobel ở nhiều lĩnh vực, trong đó có Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Đây là một trong những trường đại học lâu đời và lớn nhất trên thế giới cung cấp các chương trình quốc tế từ năm 1858 với hơn 54.000 sinh viên trên toàn cầu.Khao khát có được tấm bằng danh giá của Đại học London là ước mơ của nhiều bạn trẻ.
Chương trình chuẩn quốc tế - bằng cấp Anh Quốc uy tín ngay tại Việt Nam
Giờ đây, cơ hội có được tấm bằng của Đại học London đối với các bạn trẻ Việt Nam không còn là ước mơ quá xa xôi.
British University Vietnam
vinh dự là trường đại học đầu tiên và duy nhất được lựa chọn và cung cấp Chương trình Tài chính Ngân hàng, cấp bằng Cử nhân của Đại học London ngay tại Việt Nam. Chương trình được thiết kế khoa học và cân bằng giữa lý thuyết và thực tế cho người học. Sinh viên theo học chuyên ngành này tại British University Vietnam được mở rộng cơ hội để học tập và tích lũy kinh nghiệm thực tế trong và ngoài lớp học thông qua chương trình thực tập tại các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế như: Standard Chartered Bank, ANZ, SSI.... Đặc biệt, trong suốt quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Phòng Hướng nghiệp và Phát triển sinh viên để tìm hiểu cơ hội thực tập và hoàn thiện các kỹ năng như viết CV, phỏng vấn...
Chương trình phù hợp với những sinh viên năng độngyêu thích và hướng tới mục tiêu thành công trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Thời gian đào tạo chương trình Tài chính - Ngân hàng là 3 năm bao gồm 12 môn học, 360 tín chỉ theo đúng chương trình chuẩn được đào tạo ngay tại Đại học London, Vương uốc Anh. Quy trình khảo thí và kiểm định chất lượng của Chương trình quốc tế Đại học London do chính trường Đại học London giám sát.
Sinh viên British University Vietnam tham gia chương trình quốc tế ngànhTài chính Ngân hàng của Đại học London được kế thừa kinh nghiệm đào tạo xuất sắc của LSE và Đại học London - một trong những trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Anh. Bằng cử nhân do chính trường Đại học London cấp. Với tấm bằng danh giá và các kiến thức, kỹ năng sâu rộng được đào tạo tại trường, các bạn sinh viên khi tốt nghiệp hoàn toàn tự tin cho bước đầu khởi nghiệp để gặt hái những thành công trong tương lai không chỉ tại Việt Nam mà có thể vươn ra thị trường lao động toàn cầu.
Tuần lễ tuyển sinh ngành tài chính ngân hàng cấp bằng Đại học London tại British University Vietnam.
Nằm trong chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên, năm học 2013-2014, ngoài cam kết giữ nguyên mức học phí cho toàn bộ các chương trình đào tạo cử nhân kinh tế cấp bằng Anh, British University Vietnam sẽ trao tặng học bổng trị giá 10% học phí của năm nhất và dự bị đại học cho sinh viên đăng ký theo học chương trình Tài chính Ngân hàng trong thời gian từ 26/08/2013 đến 30/08/2013
Đăng ký tại: http://www.buv.edu.vn/vi/uol-week
Để biết thêm thông tin xin tiết, xin vui lòng liên hệ:
Phòng Tuyển sinh
British University Vietnam
193 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: ( 84) 4 39 747 596 / ( 84) 4 39 740 740 -Hotline: ( 84) 936 304 968
Fax: ( 84) 4 39 747 593
Email: info@buv.edu.vn
Theo Trithuc
Du học Mỹ với học phí rẻ, bằng danh giá Đại học James Madison (JMU) với học phí rẻ nhưng chất lượng cao và đại học Widener với bằng cấp danh giá, làm việc tại các công ty danh tiếng. Khi nhắc tới giáo dục Mỹ, phụ huynh và học sinh thường nghĩ tới cơ hội giành học bổng tại các trường đại học danh tiếng, chất lượng cao hoặc hướng tới chương...