Mô hình bữa ăn học đường: Huy động nguồn lực toàn xã hội để có hiệu quả nhất
Chiều 8/10, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết Mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam, năm học 2020-2021.
Hội nghị Tổng kết Mô hình bữa ăn học đường
Nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc học sinh
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh- Trưởng Ban Chi đạo Đề án 41 chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu với nhiều điểm cầu trên toàn quốc bao gồm các Bộ, ban, ngành, sở, đơn vị liên quan cùng 30 điểm cầu tại 10 địa phương tham gia thực hiện Mô hình năm học 2020- 2021 và 20 địa phương dự kiến sẽ triển khai trong năm học 2021 -2022.
Theo ông Nguyễn Thanh Đề- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT), mô hình điểm là cách làm sáng tạo thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025″.
Mô hình là sự kết hợp của chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực nhằm giải quyết bài toán gánh nặng kép hiện nay ở Việt Nam đó là thiếu dinh dưỡng dẫn đến thấp còi hay thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị
Tập đoàn TH là doanh nghiệp tiên phong khởi xướng Đề án “Dinh dưỡng người Việt”, đồng hành với Bộ GD&ĐT xây dựng, triển khai Mô hình điểm với mục tiêu cải thiện tầm vóc, thể lực trẻ em lứa tuổi vàng; dinh dưỡng lành mạnh cho người Việt, vì sức khỏe cộng đồng.
Mô hình đã cung cấp 400 thực đơn được xây dựng cân đối, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, phù hợp với khẩu vị, đạt được sự yêu thích của học sinh và gia đình. Mô hình cũng xây dựng được 2 nhóm bài tập và trò chơi tăng cường hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi, đã thu hút được sự tham gia tích cực của trẻ. Các số liệu điều tra về dinh dưỡng và thể chất cuối kỳ cho thấy các hoạt động của mô hình đã có tác động tốt đến sự phát triển tầm vóc và thể lực của trẻ.
Mô hình được thực hiện tại 10 tỉnh/thành phố (đại diện cho 5 vùng sinh thái khác nhau) với mục tiêu nâng cao hiểu biết và thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp đối với trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc.
Thành quả mà mô hình đạt được đều đạt và vượt so với các chỉ tiêu đã đặt ra. 100% cán bộ quản lý, nhân viên bếp, nhân viên y tế và 94,4% giáo viên được truyền thông hoặc tập huấn nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn; 97,9% PHHS được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý, bữa ăn học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hoạt động giáo dục dinh dưỡng và thể chất đã góp phần thay đổi tích cực nhận thức, thói quen ăn uống, vận động thể lực của học sinh. 95,4% PHHS được khảo sát cho biết đã phối hợp với nhà trường trong việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ (ít nhất 60 phút theo khuyến cáo của WHO).
Đại biểu tham luận tại Hội nghị
Nhân rộng chương trình
Tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học cùng tham luận của đại diện các Sở GD&ĐT, các trường học tham gia triển khai đều đánh giá Mô hình là một thử nghiệm thành công nhất về các điều kiện cần và đủ để có thể triển khai được bữa ăn học đường cho trẻ một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội từng địa phương. Các kết quả thu được đã cho thấy tính khoa học, hợp lý của Mô hình và đây là giải pháp để giải quyết bài toán về gánh nặng kép hiện nay ở Việt Nam.
Kết quả triển khai từ mô hình sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng góp phần thực hiện Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025″, đề xuất xây dựng chính sách về Dinh dưỡng học đường, hiện thực hóa một trong những nội dung quan trọng của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2040 góp phần nuôi dưỡng, cải thiện tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ của thế hệ tương lai.
Mô hình bữa ăn học đường sẽ được mở rộng thêm tại 20 tỉnh
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá sự thành công của Mô hình với sự vào cuộc của các chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo các bộ ngành đã sát cánh cùng Bộ GD&ĐT. Ở địa phương có sự vào cuộc sâu của các thầy cô giáo, lãnh đạo Sở trong việc nâng cao cao nhận thức về Đề án 41. Cùng với đó là sự vào cuộc của doanh nghiệp có tâm, có tầm nhìn, có trách nhiệm với cộng đồng, với thế hệ trẻ.
Thứ trưởng cho biết, Mô hình sẽ được mở rộng tại các địa phương và các đối tượng thụ hưởng, do đó cần triển khai làm bài bản, không chỉ ở nơi làm điểm mà còn cả ở gia đình, nâng cao nhận thức cho PHHS, gắn chặt với các chuyên gia nhà khoa học, chọn bước đi phù hợp, truyền thông để nhân rộng mô hình, huy động nguồn lực toàn xã hội để có hiệu quả nhất.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị các Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc đề án 41 đã được Chính phủ phê duyệt, nhân rộng tại các địa phương, chú trọng số hóa nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. Các nhà trường, cơ sở giáo dục cần tổ chức thực hiện hoạt động dinh dưỡng hợp lý, phối hợp chặt chẽ với gia đình, huy động xã hội hóa, tăng cường kiểm tra giám sát công tác dinh dưỡng học đường, đánh giá thực trạng dinh dưỡng cho các em học sinh.
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa ăn học đường
Đảm bảo bữa ăn học đường đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh là một trong những nội dung chính trong hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình "Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025".
Mục tiêu của chương trình là duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Chương trình gồm 4 nội dung chính, bao gồm chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học; tổ chức bữa ăn học đường và giáo dục sức khỏe học đường.
Trong đó, về nội dung tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học, chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025" yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chí như 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh đó, 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Trong đó, 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm. 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án Sức khỏe học đường Sáng 10/5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng đề án "Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030" dành cho cơ sở GD mầm non và phổ thông. Toàn cảnh hội nghị. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thời gian vừa qua, công tác chăm...