Mô hình “5 góc” cho HS THPT thú vị với góc trải nghiệm thiên nhiên
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) đang thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm cho các trường THPT tỉnh Điện Biên”. Mô hình này đang phát huy hiệu quả thiết thực.
Linh hoạt vận dụng…
Sau khi Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT được ban hành, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề tài “Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm cho các trường THPT tỉnh Điện Biên” do Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn làm đơn vị chủ trì, thực hiện.
Thời gian thực hiện từ 2018 đến 2020. Mô hình được xây dựng bám sát mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo định hướng của Chương trình hoạt động trải nghiệm 2018, lấy các hoạt động trong thực tiễn làm nền tảng, thể hiện đúng tinh thần mở và động.
Cô giáo Chinh Dương, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn, chủ nhiệm đề tài cho biết: Mô hình được xây dựng theo cấu trúc 5 góc: Góc trải nghiệm thiên nhiên, góc trải nghiệm văn hóa lịch sử, góc trải nghiệm nghệ thuật, góc trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp, góc trải nghiệm khoa học công nghệ. Các vấn đề cũng được làm rõ trong mô hình là hình thức, phương pháp tổ chức trải nghiệm, tài liệu phương tiện có thể khai thác, hoạt động đánh giá, công tác quản lý hồ sơ và các giai đoạn tổ chức một hoạt động trải nghiệm.
Đặc biệt, ngoài những hình thức phương pháp dạy học đã biết, mô hình còn đề xuất một số phương thức tổ chức mới gắn với Điện Biên như: hình thức trải nghiệm lễ hội với chủ thể là học sinh, phương thức chuỗi (góc trải nghiệm nghệ thuật); tiếp cận điển hình và tiếp cận chuỗi (góc trải nghiệm khoa học công nghệ); triển lãm di động (góc trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp).
Học sinh THPT huyện Mường Ảng trải nghiệm mô hình sản xuất cafe
Video đang HOT
Đa dạng các hình thức trải nghiệm
Điểm nhấn của mô hình là các hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại các trường THPT trên địa bàn. Góc trải nghiệm thiên nhiên được tổ chức tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn với chủ đề “Trải nghiệm không gian nước ở khu vực lòng chảo Điện Biên” giúp các em học sinh tham quan, tìm hiểu về không gian sông, suối, hồ, từ đó nhận thức được giá trị của không gian nước vùng lòng chảo đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước.
Góc trải nghiệm khoa học công nghệ được tổ chức tại trường THPT Mường Ảng với chủ đề “Tìm hiểu hoạt động trồng, sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Mường Ảng”giúp các em học sinh thâm nhập đời sống sản xuất kinh doanh ở các cơ sở để nhận thức đầy đủ giá trị kinh tế của một loại cây công nghiệp tiềm năng cũng như những thách thức trong phát triển cây cà phê.
“Tại THPT Mường Nhé, nội dung “Góp phần làm giàu nhận thức, tình cảm của người Hà Nhì ở Mường Nhé về các giá trị văn hóa truyền thống”đã đưa các em học sinh vào một kiểu hoạt động hoàn toàn mới: Mang trả lại đời sống những giá trị văn hóa đã mai một, góp phần tác động đến nhận thức, tình cảm của người Hà Nhì. Trong quá trình trải nghiệm, các em học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như: khai thác mạng, giao tiếp, thuyết trình, làm video, tổ chức sự kiện, phỏng vấn, điều tra, trình bày bản thảo sách. Có nhiều sản phẩm chất lượng đã được tạo ra như: video hành trình, poster, infographic, tranh vẽ, hoạt động triển lãm, tuyên truyền…”, cô giáo Chinh Dương, Chủ nhiệm đề tài chia sẻ.
Học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn trải nghiệm tại đập đầu mối Đại thủy nông Nậm Rốm
Lần đầu tiên học sinh THPT Điện Biên được tham gia đánh giá phẩm chất, năng lực bằng hệ thống bảng đánh giá đa dạng như: đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm, tự đánh giá; đánh giá theo nhóm, theo cặp, cá nhân; đánh giá trực tiếp, đánh giá qua mạng… Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất, đặc biệt là bồi dưỡng lòng nhân ái, sự thân thiện, tích cực với môi trường sống.
Mô hình là một nguồn tài liệu thiết thực, có vai trò như một cẩm nang trải nghiệm cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Dự kiến mô hình sẽ được chuyển giao cho các trường THPT tỉnh Điện Biên vào năm 2021.
Học sinh Quảng Ninh giành quán quân cuộc thi "Hùng biện tiếng Anh Quốc gia 2020"
Vượt qua 321 trường THPT chuyên, học sinh của trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) đã giành giải thưởng cao nhất cuộc thi NESC 2020.
Ngày 2/11, tại Hà Nội, Vòng Chung kết cuộc thi "Hùng biện tiếng Anh quốc gia" 2020 được diễn ra với kết quả, nhóm học sinh đến từ trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) giành giải đặc biệt và trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đoạt giải Nhất.
Đại diện Ban Tổ chức cuộc thi trao giải Đặc biệt cho nhóm học sinh trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh).
Ngoài ra, Ban Tổ chức trao giải Nhì cho nhóm thí sinh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) cùng trường THPT Thăng Long (Lâm Đồng) giành giải Ba.
Giải Nhất thuộc về nhóm học sinh trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.
NESC 2020 là cuộc thi có quy mô toàn quốc do Đề án Ngoại ngữ quốc gia và trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội tổ chức. 321 trường THPT chuyên trên 59 tỉnh, thành phố đã tham gia vòng sơ loại bằng cách gửi video dự thi về ban tổ chức để giám khảo đánh giá, lựa chọn sáu đội vào chung kết.
Nhóm học sinh trường THPT chuyên Hạ Long trong phần thi chào hỏi.
Ở vòng thi cuối cùng, mỗi đội với năm thành viên phải trải qua ba phần thi gồm Chào hỏi, Kiến thức và Hùng biện.
Đây là sân chơi bổ ích cho học sinh THPT; tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học ngoại ngữ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa sinh viên các đơn vị từ đó khích lệ động viên phong trào học tiếng anh trên cả nước.
Ban Giám khảo của cuộc thi.
Với chủ đề "Cộng đồng của chúng ta", cuộc thi là cơ hội để các bạn học sinh thể hiện ý tưởng sáng tạo, tài năng, tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua chính khả năng tiếng Anh.
Sau vòng loại tại các Trường, Vòng thi Video sôi nổi, 5 đội thi xuất sắc nhất góp mặt trong Chung kết.
Nỗi khó của trường chuyên Sau gần 2 năm đi vào hoạt động tại cơ sở mới, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP. Nha Trang) vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn. Một góc Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Đi lại khó khăn 11 giờ 15 phút, trống đánh tan học, hàng chục học sinh (HS) các lớp vội vàng thu xếp sách vở,...