Mở cửa ô tô không quan sát: Tai nạn tiềm ẩn
Mở cửa ô tô là hành động vô cùng đơn giản và quá đỗi bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên nếu không quan sát cẩn trọng trước khi mở cửa xe sẽ vô tình gây ra những tai nạn không đáng có, thậm chí dẫn đến chết người.
Hiện nay, nhiều trường hợp giao thông tai nạn giao thông nghiêm trọng được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới với nguyên nhân khá ngớ ngẩn: Mở cửa xe không quan sát. Hành động mở cửa xe tưởng chừng như rất đơn giản đối với nhiều người nhưng lại gây ra nhiều hiểm họa khôn lường, thậm chí dẫn đến chết người.
Tại Việt Nam, theo khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe phải tuân thủ các quy định sau: Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn. Cũng theo theo điểm G Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 300-400 ngàn đồng. Ngoài ra, nếu người thực hiện hành vi trên gây tai nạn cho người khác sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Vậy, người ngồi trên ô tô cần lưu ý những điều gì khi mở cửa xe?
1/ Tìm nơi dừng xe phù hợp
Nên xác định vị trí thuận lợi cho việc đậu xe với những tiêu chí hằng đầu như: không quá đông dân cư và phương tiện qua lại, đối với bãi đậu xe công cộng, cần có khoảng cách mở cửa đủ rộng để tránh va chạm với một số xe xung quanh. Trong trường hợp đậu dưới lòng đường và trong khu vực cho phép, nên đậu xe sát mép đường nhất có thể.
2/ Quan sát xung quanh trước khi mở cửa
Sau khi dừng xe hẳn, người lái xe nên quan sát khu vực đằng sau và xung quanh xe, đồng thời nhắc nhở người ngồi trên xe quan sát kỹ càng, khi thấy không có phương tiện hay vật thể nào ở gần cửa xe thì mới mở cửa.
Khi đã đặt hai tay vào vị trí, bước tiếp theo cũng là quan sát phía sau một lần nữa một cách thận trọng nhất. Như ở bước thứ hai, bạn sẽ quan sát bằng phía sau bằng kính (gương) chiếu hậu. Bước này sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự tin hơn khi mở cửa. Và tránh được những phương tiện chạy từ phía sau “vọt” lên trong quá trình bạn mở cửa xe.
Video đang HOT
3/ Nhắc nhở những người đi cùng xe về việc quan sát phía sau
Như đã nói ở trên, việc liên tục nhắc những người ngồi trong xe quan sát xung quanh, và làm theo đúng hành động như ở các bước trên. Khi mọi điều kiện đã an toàn và được quan sát tốt, lúc này là hành động bước ra khỏi xe một cách dứt khoát rồi nhanh chóng đóng cửa xe lại.
Đối với những gia đình có trẻ em, bạn nên khóa chốt baby ở khu vực cửa sau bên ghế tài lại. Và chủ động bước xuống xe mở cửa hoặc nhờ người thân mở cửa trước rồi đưa các bé xuống. Những hành động trên thật đơn giản, nhưng sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, tiền mất tật mang, hoặc đến những tai nạn nghiệm trọng mà cửa xe gây ra. Nếu cứ thực hiện những bước như thế, dần dần bạn và những thành viên trong nhà sẽ có một thói quen rất tốt là quan sát xung quanh.
Nên sử dụng hai tay để mở cửa thay cho động tác mở một tay thường lệ. Khi sử dụng cả hai tay để mở, bạn sẽ chủ động hơn về độ mở rộng cửa xe. Bằng cách: Một tay bạn đưa vào vị trí chốt cửa và tay còn lại sẽ nằm ở vị trí vùng đệm tay hoặc các khoảng hở trên khu vực gác tay trên cửa.
Qua những hành động trên, về lâu về dài sẽ dần hình thành những thói quen tốt khi sử dụng ô tô và luôn mang lại an toàn cho chính bản thân mình cũng như những người khác tham gia giao thông trên đường. Đặc biệt, tránh được những rủi ro không đáng có xảy ra.
Theo Khampha
Xử lý ra sao khi ô tô đi qua đường ngập nước?
Việc đi chậm sẽ giúp lái xe quan sát đường tốt, và hơn hết, có thể giúp nhận ra những đoạn đường ngập sâu. Tại đây, cách giải quyết an toàn nhất là dừng xe lại.
Việc xe bị ngập nước vào bên trong có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: làm gỉ sét các chi tiết kim loại, khiến các bộ phận điện bị chập,... và nguy hiểm nhất là có thể xảy ra hiện tượng thủy kích nếu nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh. Do đó, lái xe cần hết sức chú ý khi đi qua các đoạn đường ngập nước và nên xử lý chính xác.
Một chiếc ôtô được xe cứu hộ kéo ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Minh - Uyên Phương.
Đi tốc độ chậm, đều ga
Nếu đi xe số sàn, lái xe nên chuyển về các số nhỏ để đi và giữ đều chân ga; còn với xe số tự động, hãy chuyển về chế độ S để lái rồi ga từ từ và hạn chế việc thốc ga.
Điều này rất cần thiết khi lái trong các con đường ngập nước, việc thốc ga đi nhanh rồi phanh gấp sẽ khiến nước rung động mạnh khiến nước có thể tràn vào trong cổ hút thông qua lọc gió, và sau đó sẽ lọt vào buồng đốt gây hiện tượng thủy kích nguy hiểm.
Dừng hẳn xe tại đoạn đường ngập nước sâu
Việc đi chậm sẽ giúp lái xe quan sát đường tốt, và hơn hết, có thể giúp nhận ra những đoạn đường ngập sâu. Tại đây, cách giải quyết an toàn nhất là dừng xe lại.
Đối với các loại xe khác nhau, sẽ có các mức ngập khác nhau để xem xét dừng lại. Ví dụ, các mẫu sedan hay hatchback sẽ phải dừng ở những đoạn ngập nông hơn so với SUV và bán tải.
Trường hợp xe bị tràn nước vào trong khoang động cơ gây chết máy, lái xe cần gọi cứu hộ đưa xe về trạm sửa chữa để có phương án xử lý tốt nhất, không nên cố gắng nổ máy. Khi cố đề nổ máy, nước có thể tràn vào buồng đốt và không có đường ra; việc khởi động liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng cong, gãy tay biên, gây hư hỏng động cơ.
Xử lý nước lọt vào khoang nội thất
Khi đi xe trên đường mưa ngập, nên đóng cửa tuyệt đối, tránh nước tràn vào bên trong khoang cabin. Nếu nước ngập vào bên trong xe nhưng chưa có nhiều, lái xe hoàn toàn có thể đi xe về nhà nhưng sau đó nên tháo cực âm ắc-quy ra và để qua đêm. Ngày hôm sau, có thể gọi cứu hộ mang xe đến các garage để xử lý nội thất.
Nếu nước ngập sâu ở bên trong khoang cabin, lái xe nên gọi ngay cứu hộ ngay lập tức.
Kiểm tra sau khi đi qua những con đường ngập nước
Dù có chú ý và xử lý tốt khi qua đường ngập, thì sau khi "lội nước", lái xe vẫn nên kiểm tra lại một số bộ phận trên ôtô vì chúng có thể sẽ không hoạt động đúng chức năng như ban đầu.
Trước hết, hãy kiểm tra phanh, vì phanh có thể sẽ bị trượt và không còn ép sát. Do đó, tốt nhất nên đạp chân phanh vài lần trước khi đi tiếp, điều đó sẽ giúp má phanh và đĩa/trống phanh trở về đúng với hoạt động bình thường.
Sau đó, lái xe nên chú ý đến hoạt động của động cơ. Thử nổ máy tại chỗ, để ý xem động cơ có hoạt động mạnh hơn hoặc đột ngột lịm đi cùng các tiếng động lạ. Khi có bất kỳ điều gì khác lạ, hãy dừng xe lại tại nơi khô ráo và kiểm tra những thứ sau: que thăm dầu xem dầu máy có bị nước vào hay không; kiểm tra lọc gió xem có bị ướt hay không.
Sau khi đi qua đường ngập nước, lái xe nên kiểm tra hoạt động của động cơ.
Hệ thống điện cũng cần được chú ý. Hãy kiểm tra các bộ phận như cầu trì, hộp điều khiển và các đèn để xem xe có bị hư hại gì không. Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy ngắt điện khỏi ắc-quy và gọi thợ đến kiểm tra.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra khu vực để lốp dự phòng. Đây là một nơi bị nhiều người bỏ quên sau khi xe "lội nước" và thậm chí bình thường cũng ít khi chú ý đến. Nếu nước đến khu vực này, hãy làm khô ngay lập tức. Các bộ phận kim loại của lốp dự phòng và các dụng cụ khác sẽ bị rỉ dần sau khi tiếp xúc với nước.
Theo Tiền Phong
Mỹ thử nghiệm ôtô dùng công nghệ camera thay cho gương chiếu hậu Các nhà sản xuất ôtô thường bổ sung camera trước và sau để hỗ trợ thao tác như đỗ xe, nhưng một số hiện đang bổ sung camera phụ để cung cấp khả năng hiển thị mà không cần gương truyền thống. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) ngày...