Mở cửa máy bay đang cất cánh để… hít khí giời
Một chuyến bay của hãng hàng không China Eastern Airlines buộc phải dừng và trở lại cửa khởi hành sau khi một số hành khách bất ngờ mở cửa thoát hiểm.
Tự ý mở cửa thoát hiểm, đánh nhau trên máy bay
Báo South China Morning Post cho biết chuyến bay MU2036 của hãng hàng không China Eastern Airlines bay chặng đầu tiên từ Dhaka (Bangladesh) đến thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam) tối 10/1, bị hoãn khoảng 3 giờ do mưa và tuyết rơi.
Tuy nhiên, sau khi biết chuyến bay tiếp tục hoãn thêm giờ, một số người đã không chịu trở lại máy bay và đòi hãng phải bồi thường. Dùng dằng đến 1h40 sáng 11/2, tất cả mới chịu lên ngồi yên trên máy bay.
Cửa thoát hiểm mở toang khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh – Ảnh: scmp
Sau đó, một số người đã “văng tục” khi phi hành đoàn thông báo chuyến bay phải hoãn thêm hơn 1 giờ nữa để nhân viên sân bay dọn tuyết khỏi đường băng. Lúc máy bay đang vào đường băng chuẩn bị cất cánh vào khoảng 3h17 sáng cùng ngày, những vị khách “ nóng đầu” này đã kéo phăng ba cửa thoát hiểm nằm ngay sau buồng lái.
Hành vi này buộc phi công phải “thắng gấp” và đưa máy bay trở lại cửa khởi hành.
Trang mạng Weibo cho biết, căn nguyên sự việc là do phi hành đoàn đã tắt máy điều hòa vào khoảng 3h sáng. Một số hành khách cảm thấy “khó thở” và họ yêu cầu được rời khỏi máy bay để hít thở khí trời nhưng bị từ chối.
Cảnh sát đang điều tra 25 hành khách được cho liên quan đến vụ mở cửa thoát hiểm – Ảnh:scmp
Lúc đó, một phi công hét to “Các người đang muốn chết sớm à? Nếu không muốn chết thì hãy đợi đi”. Ngay sau đó máy bay lăn bánh và một số hành khách đã thiếu kiềm chế nên mở cửa thoát hiểm.
Cảnh sát đang điều tra 25 người có khả năng liên quan đến vụ việc. Hãng tin Tân Hoa xã cho biết sự kiện này đang gây tranh cãi trên các mạng truyền thông xã hội của nước này.
Đây không phải lần đầu hành khách Trung Quốc có những hành vi không lịch sự trên máy bay. Cách đây không lâu, ngày 25/12/2014, nữ hành khách Trung Quốc và nữ hành khách Thái Lan đã cãi vã rồi xông vào đánh nhau tại sân bay Don Mueang (Thái Lan).
Video đang HOT
Lý do bắt nguồn từ việc vị khách nói tiếng Hoa chen ngang dòng người đang xếp hàng kiểm tra hành lý, tờ Bangkok Post cho hay.
Rất may, những người đàn ông đứng xung quanh đó đã kịp ngăn cuộc ẩu đả giữa hai phụ nữ trên.
Trước đó, một cuộc ẩu đả cũng diễn ra giữa các nữ hành khách Trung Quốc trên chuyến bay từ Trùng Khánh đến Hong Kong của hãng hàng không Air China vào 9h ngày 17/12/2014 (giờ địa phương).
Hai khách nữ xô xát với nhau trên máy bay
Mọi chuyện bắt nguồn từ việc hai hành khách nữ than phiền với gia đình ngồi ở hàng ghế dưới rằng những đưa con của gia đình này làm ồn. Trong khi đó, gia đình ngồi hàng ghế dưới đổ lỗi cho hai người phụ nữ hàng ghế trước đã ngả ghế quá nhiều lần.
Cuộc cãi vã nhanh chóng trở thành ẩu đả. Họ đã xông vào nhau, túm tóc và ẩu đả.
Vụ việc khiến khoang hành khách của tàu bay trên nên hỗn loạn. Cơ trưởng suýt phải cho máy bay quay đầu trở lại sân bay Trung Khánh. Tuy nhiên sau đó, máy bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Hong Kong.
Du khách Trung Quốc hãy văn minh hơn
Do mức thu nhập tăng, ngày càng nhiều người Trung Quốc chọn đi du lịch nước ngoài. Tính đến cuối tháng 11/2014, đã có hơn 100 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, trong đó gần 90% lựa chọn tới các quốc gia và khu vực ở châu Á. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia có số người đi du lịch nước ngoài nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, du khách Trung Quốc lại gây ra không ít tai tiếng ở nước ngoài vì hành xử kém. Các hành khách nước này thường không kiềm chế được cơn giận dữ vì chuyến bay bị chậm hoặc hoãn, thức ăn trên máy bay không ngon hoặc dịch vụ không vừa ý.
Trong chuyến thăm mới đây tới Maldives, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi du khách Trung Quốc hãy văn minh hơn bằng cách không ném chai nhựa bừa bãi hay phá hủy các rạn san hô.
Du khách Trung Quốc vô tư “móc mũi” nơi công cộng
Trước đó, trong cuộc họp chính phủ hôm 16/5/2013, Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, một trong bốn phó thủ tướng của Trung Quốc, cũng chỉ ra một số cách hành xử thiếu văn minh của du khách Trung Quốc như: Nói lớn tiếng nơi công cộng, đi ẩu, khạc nhổ bừa bãi…
Những hành vi thiếu văn minh đó “thường bị truyền thông chỉ trích và làm tổn hại hình ảnh người dân Trung Quốc và gây ảnh hưởng xấu”, website của tờ Nhân dân Nhật báo trích lời ông Uông.
“Phẩm chất và sự giáo dục của một số du khách chưa được cao”, ông Uông nói khi bàn về việc thực thi luật Du lịch mới của Trung Quốc.
Ông Uông Dương nói thêm: “Cải thiện sự văn minh của các công dân và xây dựng hình ảnh tốt đẹp về du khách Trung Quốc là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, các cơ quan và công ty liên quan”.
Trong khi đó, Lưu Tư Mẫn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Du lịch, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Khách quan mà nói, nhiều người Trung Quốc đã cư xử tệ khi ở nước ngoài.
Du lịch nước ngoài là một cách mới để thể hiện sự giàu có, và nhiều người đã thể hiện điều đó hơi quá đà. Trong lần đầu tiên xuất ngoại, họ thường tỏ ra thiếu kinh nghiệm và xa lạ với các nguyên tắc, chuẩn mực ở nước bạn”.
Để khắc phục tình trạng này, chính quyền Trung Quốc đã đăng trên website một hướng dẫn, trong đó đưa ra những tiêu chuẩn về cách hành xử đúng mực, bao gồm văn hóa xếp hàng, giữ trật tự và ăn mặc lịch sự.
Theo NTD
Hành khách kể chuyện ngăn Việt kiều mở cửa máy bay Vietnam Airlines
Một hành khách người New Zealand cho biết anh đã tham gia ngăn chặn một người đàn ông định mở cửa thoát hiểm của máy bay Vietnam Airlines ở độ 12.000 m trong hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Sydney, Úc.
Mark Ansley đã chứng kiến vụ gây rối của một hành khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines.
Chuyến bay của Vietnam Airlines đã gặp xáo trộn khi một nam hành khách cố gắng mở cửa thoát hiểm của máy bay.
Chuyến bay từ Việt Nam đi Úc đã cất cánh được khoảng 2 giờ thì các hành khách thông báo nghe thấy tiếng la hét hoảng sợ trên khoang.
Mark Ansley, một công dân New Zealand đi trên chuyến bay, cho hay anh và một nhóm hành khách khác đã buộc phải không chế bằng vũ lực người đàn ông có các biểu hiện bất thường khi ông này bắt đầu đá vào cửa thoát hiểm, cố gắng mở cửa để đòi nhảy ra khỏi máy bay.
"Người đàn ông này định giết chính mình và tất cả những người khác trên chuyến bay VN773 bằng cách nhảy ra khỏi cửa thoát hiểm", Ansley viết trên trang Facebook của anh.
Nam hành khách, người đang trong trạng thái bị kích động, nói rằng anh ta đã bị bắt cóc, bị cho sử dụng ma túy, và rằng có người tại Sydney đang chờ giết anh ta.
Người đàn ông gây rối bị khống chế trên khoang.
Ansley kể lại với kênh truyền hình TVNZ của New Zealand: "Tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng hét, tiếng hét hoảng sợ rất to".
"Tôi ngồi thẳng lên và nhìn về phía cửa thoát hiểm thì thấy một người đàn ông đang đứng đó và cố gắng mở cửa".
"Khi đó tôi thực sự rất tức giận vì tôi đang trở về nhà cùng đứa con trai mới 6 tuổi và anh ta làm ảnh hưởng tới điều đó, vì vậy tôi muốn khống chế anh ta nhanh nhất có thể".
"Tôi được đưa cho một đoạn dây nhưng không thể trói tay anh ta được vì anh ta kháng cự rất quyết liệt, vì vậy tôi quyết định phải khống chế anh ta bằng vũ lực. Thật là đáng sợ. Tôi thực sự sửng sốt".
Ansley cho hay anh và các hành khách khác đã cố gắng giữ chặt người đàn ông trên một số ghế không có người ngồi và tìm hiểu xem anh ta có đi cùng ai hay không.
"Anh ta rõ ràng là bị rối loạn tâm thần. Tôi cho rằng anh ta trong tình trạng bị thuốc kích thích. Anh ta rất khỏe. Rõ ràng anh ta đang bị ảnh hưởng vì điều gì đó và chúng tôi rất lo lắng", Ansley cho biết.
Các hành khách không biết rằng không thể mở cửa thoát hiểm trong khi máy bay đang bay do sự chênh lệch về áp suất không khí bên trong và bên ngoài máy bay.
Cảnh sát liên bang Úc xác nhận rằng họ đã được thông báo về vụ gây rối của người đàn ông 27 tuổi trên chuyến bay của Vietnam Airlines. Cảnh sát đã lên máy bay và bắt giữ anh này khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Sydney.
Sau khi bị bắt, người đàn ông đã được đưa đi kiểm tra y tế tại bệnh viện St George và đã nhận được thông báo về việc ra tòa về tội gây nguy hiểm cho sự an toàn chuyến máy bay.
Người thanh niên, được xác định là một Việt kiều hiện sống tại Sydney, dự kiến sẽ xuất hiện tại tòa Downing Centre ở Sydney vào ngày 16/12 tới.
An Bình
Theo TVNZ, Dailymail
Indonesia: Chìm tàu, 14 người thiệt mạng Một vụ chìm tàu ở ngoài khơi miền đông Indonesia trong thời tiết xấu vào ngày hôm nay 14/9 đã khiến 14 người chết và 12 người mất tích. Nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường một vụ đắm tàu ở Indonesia hồi tháng 7. Theo người phát ngôn Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia Sutopo...