Mở cống đưa tàu thuyền đánh bắt thủy sản về nghỉ Tết
Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết, để đáp ứng nhu cầu cho ngư dân đưa các đưa phương tiện đánh bắt thủy sản về nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và xử lý ô nhiễm nguồn nước tại các cống, chi cục sẽ mở một số cống bắt đầu từ ngày 8 – 17/2.
Cống T6 (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất). Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Theo đó, trước Tết Nguyên đán, tại huyện Hòn Đất sẽ mở các cống số 7, số 9, T6 ngày 8/2; cống Tà Lúa, Vàm Răng, Vàm Rầy, Lình Huỳnh ngày 9/2 (27 – 28/12 âm lịch).
Địa bàn huyện Châu Thành sẽ mở các cống Cà Lang, Đập Đá ngày 8/2 và cống Sóc Tràm ngày 10/2 (29/12 âm lịch). Tại thành phố Rạch Giá, mở các cống Kênh Cụt ngày 9/2 và Sông Kiên ngày 10/2.
Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tại huyện Hòn Đất mở lại các cống T6, Lình Huỳnh, số 9, Vàm Răng, Tà Lúa ngày 15/2 (mùng 4 tết) và cống Vàm Rầy ngày 17/2 (mùng 6 tết). Huyện Châu Thành mở cống Cà Lang ngày 16/2 (mùng 5 tết) và Đập Đá 17/2 (mùng 6 tết). Còn thành phố Rạch Giá, trong ngày 15/2 (mùng 4 tết) sẽ mở cống Sông Kiên.
Theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, để không lành ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, đơn vị kết hợp các địa phương ven biển nằm trong kế hoạch mở cống thông báo đến ngư dân đúng ngày, giờ mở cống để các phương tiện xếp hàng chờ con nước ròng (nước từ trong sông chảy ra biển) sẽ mở đồng loạt. Mỗi cống chỉ mở một cửa, một chiều ra biển trong ngày theo lịch nêu trên để tàu về cặp bến trước tết, sau đó sẽ đóng lại; qua tết sẽ mở theo thời gian trên để tàu tiếp tục ra khơi đánh bắt.
Đê biển Đông Hải tan hoang vì sóng lớn, triều cường
Liên tiếp những ngày qua, những đợt sóng lớn, triều cường xuất hiện khiến cho nhiều vị trí trên tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ, TP Phan Rang-Tháp Chàm bị hư hỏng, sụt lún.
Đê biển Đông Hải bị "thủng" lỗ chỗ
Video đang HOT
Những ngày đầu tháng 1/2021 chúng tôi cùng đoàn công tác của Sở NN-PTNT Ninh Thuận đi kiểm tra tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ, thuộc phường Đông Hải (TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nên những con sóng đánh vào bờ dữ dội, tràn qua cả tường chắn sóng tấp vào nhà dân dọc tuyến đê biển. Nhiều đoạn kè, mặt đường bị hư hỏng, sụt lún nghiêm trọng.
Ông Đặng Kim Cương đi kiểm tra đê biển Đông Hải hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: M.Phương.
Gia đình anh Nguyễn Văn Lang, khu phố 9, phường Đông Hải có nhà sát biển cho biết: Từ cuối năm 2020 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt sóng lớn cao 4-5m khiến cho tuyến đê chắn sóng không chịu được, nhiều đoạn bị sóng đánh sạt mái kè, mặt đường bị sụt lún, tường chắn sóng hư hỏng khiến cho giao thông đi lại rất khó khăn. Không chỉ vậy, nhà cửa của người dân dọc tuyến đê hàng ngày bị sóng đánh vào tới sát nhà. Nếu không được gia cố kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ có tổng chiều dài 2.123,3m được đầu tư năm 2011, đây là công trình thuộc Dự án củng cố đê, kè biển Đông Hải-Phú Thọ.
Ông Nguyễn Văn Bính, Trưởng Phòng xây dựng công trình, Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Dự án củng cố đê, kè biển Đông Hải-Phú Thọ khi lập dự án đầu tư có thiết kế tường chắn sóng biển cao 4,16m so với mực nước biển, với mục tiêu chống xói lở, bảo vệ dân cư địa phương. Tuy nhiên do nguồn kinh phí lúc bấy giờ bị thiếu nên tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ được xây dựng thấp hơn.Theo đó, tường chắn sóng chỉ có cao trình 3m, mặt đường 2,5m so với mực nước biển.
Đoạn đê biển Đông Hải K0 363 đến K0 415 bị sóng đánh toan hoang. Ảnh: M.Phương.
Theo ông Bính, năm 2017, dưới sự tác động trực tiếp của mưa bão, triều cường, đặc biệt là sóng lớn cao từ 4-6m do bão gây ra đã làm hư hỏng, sạt lở mái kè, mặt đường tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ tại 6 vị trí, làm sụt lún gây hư hỏng mái đê phía biển với diện tích trên 300m2; hư hỏng mặt đường quản lý trên đê với diện tích 87,5 m2.
Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Trước việc tuyến đê biển xung yếu bị hư hỏng, tỉnh Ninh Thuận đã lập dự án nâng cấp, củng cố tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ với tổng kinh phí đầu tư 160 tỷ đồng nhằm bảo vệ dân cư, chống xói lở, sụt lún trước thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Ông Cương cho biết thêm, trong năm 2020, từ nguồn vốn khẩn cấp của Trung ương đã cấp cho tỉnh 25 tỷ đồng để gia cố, nâng cấp tuyến đê biển này. "Với nguồn vốn 25 tỷ chúng tôi chỉ thi công được 104m đê Đông Hải và 268m đê Phú Thọ, đây là những đoạn xung yếu đã bị sóng lớn, triều cường làm hư hỏng những năm trước", ông Cương nói và cho biết, những ngày qua tình hình thời tiết có những biến đổi bất thường, sóng biển cao 4-6m kết hợp triều cường liên tục làm ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đê này. Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi đã ghi nhận có 5 vị trí đê tiếp tục bị sạt lở, sụt lún hư hỏng.
Nhà dân dọc tuyến đê bị uy hiếp nghiêm trọng. Ảnh: M.Phương.
Theo đó, tại vị trí K0 200 đến K0 230 với chiều dài 30m bị hư hỏng, sạt lở 2 khoang mái với diện tích khoảng 30m2. Địa điểm này cũng hư hỏng, sụt lún bê tông mặt đường và có khả năng sụt lún các đoạn tiếp giáp.
Tại vị trí K0 363 đến K0 415 với chiều dài 52m xảy ra sạt lở 7 khoang mái phía biển với tổng diện tích khoảng 100m2, hư hỏng, sập lún bê tông mặt đường quản lý khoảng 50m và 20m tường chắn sóng. Ngoài ra, 3 vị trí khác cũng sụt lún, hư hỏng từ 40-50m2.
Khẩn cấp sửa chữa
"Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân sinh sống dọc kè, đồng thời không để các vị trí sụp lún lan rộng sang 2 phía và lấn sâu vào nhà dân, chúng tôi đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi xử lý tạm thời bằng cách dùng đá hộc đổ vào vị trí bị sụt lún, không cho loang ra các phần tiếp giáp", ông Đặng Kim Cương cho biết.
Chi cục Thủy lợi gia cố tạm thời đoạn bị sụt lún bằng cách đổ đá hộc không cho loang ra các phần tiếp giáp. Ảnh: M.Phương.
Theo Sở NN-PTNT, đối với những đoạn đê bị sóng lớn, triều cường gây hư hỏng cần phải sửa chữa khẩn cấp. Theo đó phương án sửa chữa đối với hạng mục mái đê phía biển sẽ đổ cát đệm tạo lại mái, đổ đá dăm và lắp đặt lại mái bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn. Phần chân mái đê bảo vệ bằng các kết cấu đổ đá hộc, xếp nhiều lớp Tetrapods (bê tông khối lớn) nhằm giảm tác động của sóng, đảm bảo ổn định cho mái đê.
Các vị trí đường bị hư hỏng sẽ sửa chữa bằng cách đổ bê tông dày 20cm như kết cấu mặt đường hiện trạng để người dân đi lại. Ngoài ra, đổ bê tông tường chắn sóng tại các vị trí bị sập để đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực dân cư lân cận.
Đê biển Đông Hải tan hoang sau sóng lớn, triều cường. Ảnh: M.Phương.
"Chúng tôi đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, sớm cho chủ trương xử lý khẩn cấp để có thể triển khai ngay, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Trước mắt, kiến nghị UBND tỉnh cho khẩn trương khắc phục các đoạn xung yếu với kinh phí khoảng 14,5 tỷ đồng", ông Đặng Kim Cương nói và cho biết thêm, trong năm 2021, Sở kiến nghị UBND tỉnh Ninh Thuận đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh các đoạn còn lại của tuyến kè với tổng kinh phí khoảng 135 tỷ đồng.
Tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng Mưa lũ đi qua, nhiều cánh đồng bãi bồi dọc sông Trà Khúc thuộc địa phận các xã Tịnh Hà, Tịnh Minh và Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) lại bị sạt lở, làm mất hàng trăm mét đất nông nghiệp và đe dọa trực tiếp đến nhà ở của hàng chục hộ dân. Sạt lở bờ sông đã trở thành mối lo thường trực...