Trưởng xóm chiếm bãi bồi trồng keo, cản trở dòng chảy sông An Tượng
Từ nhiều năm nay, người dân ở xóm Đá Mài (thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) bức xúc trước việc Trưởng xóm Đá Mài cùng với một số hộ dân khác tự ý lấn chiếm, trồng keo trên bãi bồi nằm giữa sông An Tượng nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý.
Ông Dương trồng nhiều lùm tre lớn để bảo vệ keo trên đất bãi bồi giữa sông An Tượng.
Sông An Tượng bắt nguồn từ hồ Núi Một chảy qua địa phận xóm Đá Mài với chiều dài gần 5km. Qua thời gian, do mưa lũ nên đã tạo thành bãi bồi nằm giữa sông. Đến nay, diện tích đất bãi bồi rất rộng, trong khi diện tích mặt nước lòng sông bị thu hẹp lại như con đường mòn.
Khoảng 15 năm trước, thấy đất bãi bồi nằm giữa sông, ông Lê Văn Dương (hiện là Trưởng xóm Đá Mài) đã tự ý đem keo đến trồng và hiện nay diện tích đã lên đến gần 5.000m2. Đến nay, ông Dương đã thu hoạch 2 lứa keo và đã trồng lứa thứ 3 đã hơn 1 năm tuổi. Cây keo cao vút, rễ mọc bám sâu vào đất bãi bồi che chắn hết dòng sông.
Trưởng xóm Đá Mài chặt tre rồi vùi xuống dòng chảy tự nhiên dài hàng trăm mét.
Đáng nói hơn, để bảo vệ keo, ông Dương đã tự cải tạo, trồng nhiều lùm tre lớn và dựng hàng rào tre cao gần 2m xung quanh bãi bồi nhằm không cho người lạ hay gia súc, xe chở keo của các hộ dân đi vào đất mình lấn chiếm.
Video đang HOT
Ngoài ông Dương, một số hộ dân khác cũng lấn chiếm đất bãi bồi để trồng keo. Và do bị keo chắn nên sông An Tượng bị ngăn dòng, nước không thể chảy. Vì vậy, vào mùa mưa, nước từ trên núi đổ xuống không thoát được ra sông nên gây ngập úng ruộng của người dân.
Đặc biệt, trong mùa mưa lũ năm trước, bãi bồi trên sông thường xuyên xuất hiện tình trạng sạt lở đất nên ông Dương đã lợi dụng việc này, chặt toàn bộ các lùm tre dọc nhánh sông, rồi vùi xuống dòng chảy tự nhiên dài hàng trăm mét. Việc này không những làm mất đi dòng chảy tự nhiên, mà còn lấp kênh thoát nước tưới tiêu, làm ảnh hưởng đến nhiều diện tích lúa, hoa màu của người dân trồng dọc nhánh sông.
Đất trồng cây lâu năm của ông Sơn bị sa bồi thủy phá do ông Dương trồng keo chắn dòng chảy sông An Tượng.
Đất canh tác của ông Nguyễn Hồng Sơn (ngụ xóm Đá Mài) chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc lấn chiếm, trồng keo trên đất bãi bồi của ông Dương. “Trong những đợt mưa lũ vừa qua, vì tình trạng nhánh sông bị lấp mất nên nước lũ từ hồ Núi Một đổ về không chảy được. Do đó, nước lũ đã tràn vào gần chục sào đất trồng cây lâu năm của gia đình tôi, gây ngập úng, sa bồi thủy phá”, ông Sơn cho biết.
Ông Sơn đã nhiều lần làm đơn kiến nghị việc ông Dương lấn chiếm, trồng keo trên đất bãi bồi, làm ảnh hưởng đến đất canh tác của gia đình ông lên chính quyền địa phương nhưng UBND xã Nhơn Tân không có động thái giải quyết. Do đó, mới đây, ông Sơn có đơn phản ánh sự việc đến Chi cục Thủy lợi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định). Sau đó, Chi cục Thủy lợi có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND xã Nhơn Tân khẩn trương giải quyết sự việc và báo cáo kết quả trước ngày 21/9.
Ngay sau đó, UBND xã Nhơn Tân đã làm việc với ông Dương, ông Sơn và đi đến kết luận yêu cầu Trưởng xóm Đá Mài nhổ toàn bộ số keo trồng trên đất bãi bồi giữa sông An Tượng, hạn cuối đến ngày 30/9. Riêng các hộ lấn chiếm khác, đến nay, UBND xã Nhơn Tân vẫn “án binh bất động”, chưa có động thái xử lý.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Huỳnh Nguyên – Chủ tịch UBND xã Nhơn Tân, cho biết: “Chúng tôi sẽ tổ chức họp Hội đồng quản lý đất đai của xã và đề xuất không cho cá nhân nào được trồng keo hay hoa màu trên những dải đất bồi, giữ nguyên trạng ban đầu, tránh gây ngập úng, hư hại ruộng, hoa màu của người dân khi mùa mưa lũ sắp đến. Đồng thời, xã cũng làm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã An Nhơn để có hướng giải quyết tốt nhất, nhằm đảm bảo hài hòa tình làng nghĩa xóm giữa các hộ gia đình”.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Phản hồi loạt bài "Miền Trung ngổn ngang trước mùa mưa bão": Tập trung bảo vệ các công trình
Sau loạt bài "Miền Trung ngổn ngang trước mùa mưa bão" đăng trên Báo SGGP số ra các ngày 7, 8 và 9-9-2020, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía các ngành chức năng, địa phương ở khu vực miền Trung.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 5, nhiều vấn đề mà Báo SGGP đã cảnh báo cũng đang được các địa phương quan tâm và đề ra giải pháp khắc phục.
Công nhân hối hả thi công tuyến kè chống sạt lở bờ biển Thừa Thiên - Huế. Ảnh: VĂN THẮNG
Sáng 17-9, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đi thực tế kiểm tra công tác phòng chống bão số 5 trên địa bàn tỉnh này. Mối quan tâm hiện nay của chính quyền Quảng Nam là tuyến đê ngầm dài 220m cách bờ biển Cửa Đại 200m vừa hoàn thành cơ bản.
Đại diện đơn vị thi công công trình này cho biết, đê ngầm Cửa Đại cơ bản xong 90%. Trước tình hình bão số 5 đang đổ bộ, chủ đầu tư và đơn vị thi công đang lên phương án để bảo vệ công trình này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo lắng bão đổ bộ, triều cường mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của công trình đê ngầm Cửa Đại.
Tại tuyến đê kè chống sạt lở ở Vinh Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) dài 2,52km, vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, những ngày qua, đơn vị thi công vẫn đang huy động máy móc để thi công thân kè. Bên cạnh đó, người dân và chính quyền địa phương còn tiến hành trồng bổ sung thêm rừng phi lao bị gãy đổ, khôi phục lại rừng phi lao phòng hộ phía sau đỉnh kè, trong khuôn khổ chương trình phòng chống biến đổi khí hậu ven biển.
Ông Nguyễn Văn Tài, cán bộ giám sát công trình kè chống sạt lở bờ biển Vinh Hải, thông tin, đến thời điểm hiện tại công trình đạt gần 90% tiến độ về giải ngân vốn cũng như tiến độ xây dựng...
Tại dự án đập dâng sông Trà Khúc, đại diện chủ đầu tư cho biết, đơn vị thi công đã đưa công trình đạt đỉnh mức vượt lũ an toàn. Trước đó, ngày 16-9, ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra tại đập ngăn mặn sông Trà Bồng (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cùng một số công trình khác để có chỉ đạo khẩn yêu cầu các đơn vị bảo vệ công trình an toàn vượt bão lũ.
Tại công trường xây dựng dự án kè biển Nhơn Hải, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết, những ngày qua đơn vị vẫn duy trì gần 100 cán bộ kỹ thuật, công nhân cùng các phương tiện cơ giới để hoàn tất hạng mục của tuyến kè đi vào giai đoạn an toàn vượt mưa bão. "Hiện chúng tôi đã thi công xong phần chân và mái kè, còn phần tường đỉnh và tường chắn sóng thì đã thi công đạt khoảng 40%.", ông Thi nói.
Ông Hồ Đắc Chương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định, cho hay, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản quy định thời gian khai thác cát đối với các mỏ cát được cấp phép trên các sông ở Bình Định để đảm bảo an toàn vượt bão lũ. Qua đó, Bình Định quy định doanh nghiệp chỉ được khai thác cát từ ngày 1-1 đến hết ngày 15-9 hàng năm. Sau khi hết hạn khai thác cát nêu trên, các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện việc tạm ngừng mọi hoạt động khai thác theo quy định. Ngoài ra, Bình Định buộc các doanh nghiệp cần phải hoàn thành việc thanh thải dòng chảy, thu dọn đường công vụ trên sông trước 30-9.
Sau khi Báo SGGP phản ánh về sạt lở ở sông Ngàn Sâu, sông La, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản số 5245 giao UBND huyện Đức Thọ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình trạng sạt lở đất bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ), chủ động di dời dân cư đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản khi cần thiết; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực đang có diễn biến sạt lở. Sở TN-MT kiểm tra, xác định nguyên nhân gây sạt, lở đất bờ sông Ngàn Sâu đoạn xã Đức Lạng, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác theo quy định...
Gửi ý kiến phản hồi đến PV Báo SGGP, bà Lý Tiết Hạnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định (Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) cho biết, đối với các công trình trọng điểm liên quan đến phòng chống thiên tai ở khu vực miền Trung thì Trung ương cần quan tâm bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ giải ngân cũng như xây dựng. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng công trình vì điều này rất quan trọng.
Đối với từng địa bàn, địa phương cần chủ động rà soát nắm chắc các công trình hiện có, công trình nào cần đầu tư sửa chữa, công trình nào cần xây dựng mới cho phù hợp, khoa học... phải có kế hoạch để chủ động trong xây dựng hệ thống công trình tổng thể, bền vững. Quá trình thi công, các đơn vị cần chú trọng đến tính đồng bộ, tiến độ và thời tiết để đảm bảo công trình an toàn, hiệu quả.
Trên 1.470 ha chuối vùng U Minh Hạ (Cà Mau) và U Minh Thượng (Kiên Giang) bị thiệt hại do ảnh hưởng bão số 2 Do ảnh của hoàn lưu bão số 2 trên biển Đông đã làm trên 1.470ha chuối cả hai vùng U Minh Hạ (Cà Mau) và U Minh Thượng (Kiên Giang) bị đỗ ngã, thiệt hại nặng nề. Ngày 4-8, ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang cho biết, do...