Mổ cá nhà táng mắc cạn ở bờ biển Scotland, phát hiện 100 kg rác
Lưới đánh cá, dây nhựa, túi nylon và cốc nhựa, cuốn thành một khối lớn 100 kg, được tìm thấy bên trong bụng của con cá nhà táng bị mắc cạn ở đảo Harris phía Nam Scotland.
Các chuyên gia về cá nhà táng, loài động vật có vú thuộc bộ Cá voi, không rõ liệu rác có dẫn đến cái chết của con cá hay không, nhưng người dân địa phương cho rằng có vấn đề về ô nhiễm môi trường biển, theo BBC.
Đây là con cá nhà táng đực, gần tới tuổi trưởng thành.
“Thật là buồn và thảm hại, nhất là khi thấy lưới đánh cá và rác rưởi từ bụng của con cá”, Dan Parry, sống ở Luskentyre, khu phía tây đảo Harris, cho biết.
“Chúng tôi đi trên bãi biển gần như hàng ngày, và tôi luôn mang theo túi để nhặt rác, hầu hết là rác liên quan tới việc đánh cá”, ông nói.
Con cá nhà táng mắc cạn ở đảo Harris phía nam Scotland. Ảnh: Dan Parry.
Thành viên của tổ chức điều tra cái chết của cá voi và cá heo mắc cạn Scotland, mang tên Scottish Marine Animal Stranding Scheme (SMASS), đã mổ con cá nhà táng để xác định nguyên nhân cái chết.
“Con cá này không thực sự có vấn đề sức khỏe, và có thể lượng rác này là một nhân tố khiến nó mắc cạn, chúng tôi không tìm được bằng chứng rằng rác đã tác động hoặc làm tắc ruột của nó”, nhóm này viết trên Facebook.
“Dù vậy, lượng rác này ở trong bụng con cá thật là kinh khủng, và chắc hẳn đã tác động tới việc tiêu hóa, và một lần nữa chứng tỏ rằng rác biển cũng như dụng cụ đánh cá có thể gây hại cho sinh vật biển”.
Lưới đánh cá và dây được tìm thấy trong bụng con cá nhà táng xấu số. Ảnh: Dan Parry.
Giới chức địa phương đã đào một cái hố khổng lồ trên bãi biển để mai táng cho con cá nhà táng.
Theo số liệu của SMASS, số lần cá voi và cá heo mắc cạn ở Scotland đang gia tăng. Năm 2009, có 204 trường hợp, tăng lên 930 vào năm 2018.
Theo news.zing.vn
Bí ẩn vùng đất được coi là "vương quốc" của bầy hổ chúa khổng lồ
Đây nổi tiếng là vương quốc của loài hổ và rắn hổ mang chúa.
Western Ghats (Ấn Độ), là vùng đất rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển phía tây nam Ấn Độ. Đây là vùng đất bí ẩn nhất thế giới. Vùng đất này rộng tới 16.000km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là vùng đất cực kỳ đa dạng sinh học. Có vô số loài vẫn chưa được khám phá ở đây.
Ảnh minh họa.
Western Ghats nổi tiếng là vương quốc của loài hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa xuất hiện khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên, ở các nước này, loài hổ mang chúa đang dần suy kiệt bởi sự săn bắt và thu hẹp môi trường sống.
Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ mang chúa còn nhiều nhất thế giới. Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch ở Western Ghats để bảo tồn loài rắn này. Việc bảo tồn loài hổ mang chúa ở Western Ghats rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng nhưthần linh, không bao giờ giết loài rắn này.
Môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên hổ chúa ở Western Ghats có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại. Chúng sống được tới 30 năm và chúng không bao giờ ngừng phát triển. Đó chính là lý do có thể gặp những conrắn chúa khổng lồở Western Ghats.
Các nhà khoa học nghiên cứu về hổ mang chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận hổ chúa ở đây có thể đạt kích cỡ tới 7m, nặng gần 20kg.
Western Ghats lànơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp bởi những con sông, suối bắt nguồn từ Western Ghats. Môi trường ẩm ướt phù hợp với rất nhiều loài bò sát, gồm những loài có nọc độc, trong đó, hổ mang chúa thống trị các loài. Vì thế Western Ghats còn được coi làvùng đất chết chóc.
Từ nhiều năm nay, cư dân đã mở rộng môi trường sống vào vùng lõi Western Ghats. Nhiều ngôi làng đã mọc lên bên trong Western Ghats. Nhưng điều đặc biệt, là người dân và loài hổ mang chúa đã chấp nhận sống chung với nhau. Cư dân xây dựng nhà cửa, phát rừng làm nương, trồng cấy lương thực, đã thu hút loài chuột tìm đến cộng sinh. Rắn săn chuột cũng tìm về những ngôi làng để săn chuột.
Hổ mang chúa là loài ăn thịt đồng loại, đặc biệt ưa thích rắn săn chuột, nên chúng cũng tìm về các ngôi làng để săn mồi. Mỗi năm, rắn hổ chúa thay da 4-5 lần. Sau khi thay da, chúng thường tìm nơi ấm áp để trú ẩn. Những ngôi nhà của con người là môi trường lý tưởng để chúng trú ngụ, chờ đợi lớp da mới cứng cáp hơn.
Thế nên, việc các cư dân phát hiện hổ mang chúa trong bếp, trong phòng ngủ, trên mái nhà là việc xảy ra hàng ngày.
Người dân và loài rắn chúa có thể chung sống hòa bình, chấp nhận để chúng ở nhờ trong thời gian mới thay da. Con người không tấn công chúng, nên chúng cũng không có lý do gì để tấn công lại. Những gia đình nào sợ hãi loài hổ chúa, không muốn chúng ở trong nhà, thì có thể gọi nhân viên của các khu bảo tồn đến bắt chúng thả vào rừng.
Ở Western Ghats có hàng ngàn nhân viên làm công việc cứu hộ rắn hổ chúa, cũng như các loài khác. Riêng công việc cứu hộ loài hổ mang chúa khi chúng lạc vào nhà dân cũng đã quá vất vả và nguy hiểm.
Nọc độccủa hổ mang chúa vô cùng kinh khủng. Một cú đớp của hổ mang chúa sẽ cướp mạng con voi nặng vài tấn. Lượng nọc độc trong cơ thể hổ mang chúa đủ giết vài chục người. Tuy nhiên, rất ít trường hợp ghi nhận hổ chúa cắn chết người ở Western Ghats. Loài hổ mang chúa chỉ tấn công, tiêm nọc độc vào con người, khi con người tấn công, giết hại chúng.
Phần lớn các cú đớp của nó không có nọc độc, hoặc nó chỉ tiêm lượng nọc độc cực ít qua răng nanh, để đe dọa con người. Khi bị dồn vào đường cùng, nó mới nhả lượng nọc lớn. Loài rắn này có khả năng kiểm soát lượng nọc độc trong khi tấn công.
Các nhà khoa học đến từ phương Tây đã có nhiều cuộc nghiên cứu về hổ chúa ở Western Ghats, thậm chí gắn thiết bị theo dõi vào những con hổ chúa khổng lồ, tuy nhiên, rắn vua vẫn là loài cực kỳ bí ẩn. Sự hiểu biết của con người về rắn hổ chúa gần như vẫn bằng không.
Theo VTC
Tại sao Harari phủ nhận thời đại "hậu sự thật"? Chúng ta bị ám ảnh nhiều bởi khái niệm "hậu sự thật" trong thời đại chúng ta đang sống. Nhưng sử gia người Israel, ông Yuval Noah Harari khuyên chúng ta chẳng việc gì phải ám ảnh và sợ hãi như vậy cả. Bởi theo Harari thì "Homo sapies" - loài người tinh khôn, tổ tiên của chúng ta thực chất là một...