“Mổ bụng” Moto X: Linh kiện cao cấp, bố trí hợp lý
Các kỹ sư tới từ iFixit đã tiến hành tách rời các phần linh kiện bên trong của Moto X.
Moto X là chiếc điện thoại cao cấp đầu tiên mang nhiều ảnh hưởng của Google kể từ khi gã tìm kiếm khổng lồ mua lại Motorola với giá 12,5 tỉ USD. Cấu hình không phải một điểm quá nổi trội ở Moto X nhưng chiếc điện thoại này lại có khả năng tùy biến rất cao về thiết kế bên ngoài. Mới đây, để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng phần cứng bên trong, các kĩ sư của trang công nghệ iFixit đã tiến hành “phẫu thuật” tháo rời các linh kiện chính của Moto X.
Nhìn chung việc tháo máy diễn ra tương đối dễ dàng mặc dù Motorola sử dụng khá nhiều keo dính kết nối các phần của Moto X. Trang công nghệ này cũng đã chấm điểm cho khả năng dễ sửa chửa của máy là 7/10 (điểm càng cao càng dễ sửa). Đặc biệt iFixit cũng kết luận rằng các linh kiện của smartphone X nhìn chung có chất lượng build tốt, bố trí hợp lý trong một không gian khá chật hẹp. Dưới đây sẽ là phần “tường thuật” chi tiết màn “mổ bụng” điện thoại Moto X của các kỹ sư đến từ iFixit.
Chiếc Moto X nguyên bản khi chưa đụng tới “dao kéo”.
Trước tiên cần lấy SIM ra.
Dụng cụ mở nắp máy chuyên nghiệp.
Phần nắp máy khá dẻo, có thể uốn cong mà không sợ gãy.
Giữa phần nắp và bảng mạch bên trong có một lớp keo dính, tuy nhiên điều này không phải vấn đề lớn với các chuyên gia của iFixit. Sau vài phút, phần nắp lưng của Moto X đã được tách ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nắp ốp vẫn chưa thể tháo rời hẳn, iFixit phải tháo cáp nối theo chuẩn ZIF đặt gần đèn flash.
Cuối cùng vỏ ốp lưng bằng sợi Kevlar đã được tách hoàn toàn. Phần pad màu xanh mà các bạn nhìn thấy trong hình có vai trò cố định đèn flash giúp nó không bị lỏng lẻo và thêm một chức năng đệm nhằm bảo vệ các linh kiện bên trong khi có va đập mạnh tác động vào vỏ Kevlar.
Mạch màu cam được tích hợp công nghệ giao tiếp gần NFC của máy, trên đó còn có ghi dòng chữ “X8 Mobile Computing System”. X8 là hệ thống vi xử lý 8 nhân đặc biệt của Moto X với 2 nhân CPU, 4 nhân GPU, 1 nhân xử lí theo ngữ cảnh và 1 nhân xử lí giọng nói tự nhiên.
Bóc lớp mạch màu cam ra chúng ta sẽ thấy viên pin của Moto X.
Viên pin của Moto X bình thường không thể tháo rời, nó có dung lượng 2.200 mAh và được sản xuất tại Trung Quốc.
Phía dưới viên pin sẽ là bảng mạch màu xanh, nơi tập trung khá nhiều linh kiện tinh vi của Moto X như loa, jack tai nghe, camera, ăng-ten …
Jack tai nghe 3.5 của máy được lấy ra ngoài một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Bảng mạch mini và microphone của smartphone X.
iFixit tiếp tục tiến hành tháo cụm camera trước độ phân giải 2 megapixel.
Sau đó, toàn bộ bảng mạch màu xanh đã được nhấc ra.
Mặt bên dưới của bảng mạch này cũng được phủ dày các tấm chắn nhiễu điện từ EMI.
Trước khi làm chủ hoàn toàn bo mạch chủ của Moto X, cần tháo camera sau 10 megapixel của máy ra. Motorola đã quảng cáo khá nhiều về chất lượng của camera công nghệ Clear Pixel nhưng qua kiểm chứng thực tế nó cũng chỉ ở mức trung bình khá so với các camera di động hiện nay.
Cận cảnh cảm biến camera sau.
Chi tiết các con chip được Motorola sử dụng trên bo mạch chủ của Moto X. Màu đỏ là chip nhớ eMMC NAND Flash dung lượng 16GB của Toshiba, màu cam là RAM của Hynix sản xuất, vi xử lý Snapdragon S4 Pro cũng nằm chính bên dưới của IC này. Màu vàng là chip quản lí năng lượng sản xuất bởi Qualcomm, màu xanh lá là bộ xử lí tín hiệu số của Texas Instrument. Màu xanh dương mà các bạn thấy là chip NFC, màu hồng là chip di động 4 băng tần GSM / EDGE và WCDMA/ HSDPA/ HSUPA/ HSPA / LTE. Cuối cùng chip màu đen là vi điều khiên tín hiệu hỗn hợp của Texas Instrument.
Chưa dừng lại ở đó, chip màu đỏ là chip giải mã âm thanh, màu cam là chip quản lý Wi-Fi 802.11ac/Bluetooth/FM đều do Qualcomm phát triển. Phần màu vàng là bộ phận khuếch đại âm thanh. Màu xanh lá cây là bộ phận khuếch đại băng tần LTE. Tiếp đó, màu xanh dương là chip bộ lọc cho mạng không dây.
Lật lại mặt sau của bo mạch chủ khi nãy chúng ta sẽ thấy mô-tơ rung của thiết bị. Phần màu đỏ và da cam là 2 microphone do Wolfson chế tạo.
Hoàn tất với việc kiểm tra bo mạch chủ, iFixit chuyển đến khám phá phần còn lại của Moto X, đó là màn hình. Bộ khung viền kim loại cố định bo mạch có thể được nhấc ra khá dễ dàng.
Bảng mạch màu da cam giúp truyền tín hiệu từ màn hình cảm ứng đến bo mạch chủ. Phần khoanh màu đỏ là chip xử lý tín hiệu cảm ứng do Synaptics thiết kế.
Theo tin đồn trước đây thì điện thoại Moto X sẽ được trang bị mặt kính mới mang tên “Moto Magic Glass”. Mặt kính Moto Magic Glass sẽ được tạo nên từ một lớp kính cường lực Gorilla Glass cùng với một lớp polymer đặc biệt để gia tăng độ bền. Tuy nhiên, iFixit cho biết họ không tìm thấy bất cứ điểm gì đặc biệt ở mặt kính của máy.
Moto X được đánh giá có mức độ dễ sửa chữa là 7/10.
Theo VNE
Cận cảnh Moto X phiên bản vỏ gỗ sồi và gỗ hồng mộc
Gỗ sồi và gỗ hồng mộc sẽ là 2 chất liệu được dùng làm vỏ máy Moto X. Mới đây, Motorola đã chính thức xác nhận rằng phiên bản vỏ gỗ của điện thoại Moto X sẽ được bán từ quý IV năm nay trong khi model vỏ thường lên kệ ngay cuối tháng 8.
Hãng sẽ sử dụng 4 chất liệu gỗ khác nhau đã qua chọn lọc và kiểm nghiệm nhưng hiện nay mới chỉ có 2 mẫu được công bố là gỗ sồi và gỗ hồng mộc. Tuy nhiên, giá bán của các phiên bản vỏ gỗ này vẫn chưa được tiết lộ.
Những hình ảnh về điện thoại Moto X với vỏ sau bằng gỗ.
Như đã đưa tin, Moto X là chiếc điện thoại hỗ trợ nhiều tùy chọn về màu sắc cũng như chất liệu vỏ. Ngoài 18 màu cơ bản, người dùng có thể đặt mua các phiên bản vỏ thông thường, vỏ gỗ, vỏ kim loại và Kevlar.
Theo VNE
Đi tìm sự khác biệt đến từ điện thoại Moto X Moto X là chiếc điện thoại vừa được Motorola chính thức công bố. Moto X đã chính thức ra mắt nhưng sự chú ý của giới mộ đạo dành cho smartphone này không phải đến từ cấu hình siêu khủng mà là ở khả năng tự thiết kế theo ý thích của người dùng cùng các tính năng tiện dụng hơn. Dưới đây...