Mớ bòng bong hay búi tơ vò trường sư phạm!
Trong thời gian Đại học Sư phạm Hà Nội tiến hành các thủ tục xin phép mở phân hiệu tại Hà Nam thì trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ hoạt động như thế nào?
Vào tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về vấn đề chất lượng đào tạo tại hệ thống các trường, các ngành sư phạm và chất lượng tuyển sinh đầu vào của khối các trường sư phạm; đồng thời cũng cho một số ý kiến chỉ đạo, bước đầu giải quyết tình trạng này.
Trước đó, vào tháng 4/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 732 phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
Trong đó mục tiêu đến năm 2020, toàn hệ thống từ Trung ương tới địa phương chỉ được đào tạo thêm 190.000 người.
Kể từ đó đến nay, trong vòng 2 năm, tổng chỉ tiêu tuyển mới của toàn hệ thống đã lên tới gần 100.000 em.
Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) (Ảnh: Thùy Linh)
Như vậy, trong 3 năm tới đây, ngành giáo dục sẽ chỉ được tuyển thêm 90.000 người nữa trong khi tình trạng thừa thiếu giáo viên ở các địa phương, các cấp học đang là bài toán nan giải.
Báo cáo Phó Thủ tướng, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Bộ đã liên tục cắt giảm chi tiêu tuyển sinh ngành sư phạm từ 10 – 20% trong 3 năm vừa qua nhưng chưa thể cho ngừng tuyển mới vì liên quan đến sự sống còn của các trường sư phạm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải làm việc chặt chẽ hơn với các địa phương, với Bộ Nội vụ về việc này.
Sắp tới, các địa phương cũng cần phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, không thể để tình trạng nơi thừa nơi thiếu giáo viên, đào tạo tràn lan không tính đến đầu ra như hiện nay, sẽ tạo nên sự lãng phí lớn cho xã hội.
Một trong những giải pháp quan trọng mà lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để đảm bảo quản lý tốt chất lượng tuyển sinh, đào tạo và đầu ra của các trường, các ngành sư phạm đó là việc quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước.
Việc quy hoạch lại mạng lưới các trường được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết vấn đề này ở tầm chiến lược.
Cả nước hiện có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Đó là chưa kể các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có ngành đào tạo giáo viên.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện là một trong ba đơn vị được giao phối hợp cùng Bộ xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới các trường.
Được biết, việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm sẽ được thực hiện theo hướng: các trường đại học có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trường sư phạm trọng điểm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm này.
Video đang HOT
Toàn bộ chương trình đào tạo của các trường sư phạm sẽ được chuẩn hóa và sử dụng đồng bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên ở các nơi được đồng nhất.
Về vấn đề này, lãnh đạo nhiều trường cao đẳng sư phạm băn khoăn rằng, các trường cao đẳng sư phạm có nằm trong mạng lưới các trường sư phạm hay không?
Từ đây, thầy Thọ nêu thực tế, năm 2015, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam được gắn biển phân hiệu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từ đó đến nay, việc sáp nhập vẫn đang trong quá trình tiến hành, do đó đến nay mô hình hoạt động của trường chưa rõ.
Và gần đây nhất trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu rằng, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam đã liên kết, đào tạo chui hàng nghìn sinh viên tại Hà Nội.
Điều này cho thấy một bất cập rằng, trường Đại học sư phạm Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo còn trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam trước đây trực đây trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
Chính vì vậy, việc giải quyết sự hợp nhất về mô hình đào tạo đã và đang gặp nhiều khó khăn.
Thử hỏi, trong thời gian trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang tiến hành các thủ tục xin phép mở phân hiệu tại Hà Nam, với cơ sở là Cao đẳng Sư phạm Hà Nam thì trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ hoạt động chuyên môn như thế nào?
Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ đi về đâu?
Giả sử trường Đại học sư phạm Hà Nội có dự kiến biến địa điểm Hà Nam thành mô hình đào tạo thực hành trực thuộc Đại học sư phạm Hà Nội.
Vậy khi đó, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ tham gia trong vai trò nào? Kinh phí hoạt động ra sao?…
Tất cả những câu hỏi này đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời, thế nên mới xảy ra tình trạng không đơn vị nào giao chỉ tiêu tuyển sinh để Cao đẳng sư phạm Hà Nam hoạt động.
Lúc này, thầy Thọ đặt vấn đề:
“Không lẽ, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại giao chỉ tiêu cho Đại học sư phạm Hà Nội đào tạo cao đẳng thì không đúng vì thủ tục sáp nhập chưa được hoàn thành.
Nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam lúc này cũng không còn chức năng giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường nữa.
Vậy thử hỏi, trường sẽ tuyển sinh như thế nào? Thế nên mới bị mang tiếng là “tuyển sinh chui”".
Ngoài ra, hiện nay các trường cao đẳng sư phạm không chỉ đào tạo ngành sư phạm mà còn đào tạo một số ngành ngoài sư phạm, do vậy, chỉ tiêu đào tạo ngành ngoài sư phạm lại do Bộ Lao động Thương binh và xã hội mà cụ thể là Tổng cục dạy nghề quyết định.
Nói đến đây, thầy Thọ chỉ rõ, trong kỳ tuyển sinh 2017 vừa qua, trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) được giao chỉ tiêu đào tạo nhưng vì chỉ tiêu giao muộn nên trường không có tên trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng, trung cấp năm 2017″.
Điều này đã khiến trường lay lắt trong tuyển sinh.
Ngoài ra, một phương án nữa được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập đó là, sẽ đẩy mạnh kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo sư phạm đã mở, nơi nào không đủ điều kiện, địa phương không còn nhu cầu đào tạo mới giáo viên sẽ ngừng tuyển sinh.
Và sau khi nghiên cứu kĩ tình hình, Bộ cũng sẽ bàn với các địa phương để chuyển đổi nhiệm vụ các trường cao đẳng sư phạm từ đào tạo sinh viên chính quy sang bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên.
Việc bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay.
Tuy nhiên đến nay đại diện nhiều trường cao đẳng sư phạm băn khoăn rằng: “Bộ nêu là vậy, nhưng tỉnh có giao nhiệm vụ này hay không thì lại là câu chuyện khác”.
Theo thông tin phóng viên được biết một thực tế rằng, ngay tại Hà Nội, một số trường cao đẳng là một trong những đơn vị có uy tín đào tạo giáo viên nhưng thành phố Hà Nội không cho nên họ không thể chen chân vào việc bồi dưỡng giáo viên thuộc trình độ từ cao đẳng trở xuống.
Do vậy, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữa Bộ giáo dục và Đào tạo với các địa phương thì các trường cao đẳng sư phạm, các trường cao đẳng có khoa sư phạm sẽ tham gia quá trình đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên như thế nào để có nguồn thu?
Thời gian gần đây, khi có định hướng sẽ nâng chuẩn toàn bộ giáo viên lên trình độ đại học, đại diện một số trường cao đẳng sư phạm lo ngại rằng: “Liệu trong vòng 5 năm tới, chúng ta có đủ sức để trình độ này không? Nếu nâng được chuẩn thì các trường cao đẳng sư phạm sẽ có chức năng gì?….”
Thử hỏi, các trường không tuyển sinh được thì trường sẽ tồn tại ra sao? Phải có người học thì mới bàn đến chuyện nâng cao chất lượng được….
Và khi không giải quyết được bài toán tuyển sinh thì việc tự chủ sẽ khó thực hiện được.
Trên thực tế, trước tình hình khó khăn trong tuyển sinh đầu vào, vài năm gần đây, một số địa phương đã tự tìm giải pháp cho mình bằng cách sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào khoa sư phạm của một trường đại học khác trên địa bàn. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ít ỏi và cũng chỉ là cách làm mang tính tình thế.
Đã đến lúc, việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm hiện phải được xác định là vấn đề cấp bách, cần làm ngay. Vì cứ chậm trễ 1 năm, lại có thêm một lứa thí sinh được tuyển mới, thêm một lứa sinh viên ra trường mà triển vọng công việc của họ như thế nào vẫn là một dấu hỏi lớn…
Theo GDVN
Việt Nam đang xả rác thải nhựa ở hàng top của thế giới
"Việt Nam là một trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Đó là hồi chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường của nước ta", đại diện tổ chức IUCN chia sẻ.
Tối 30.9, sau hơn 2 tháng phát động, thu hút hơn 37 ý tưởng dự thi từ sinh trên mọi miền, cuộc thi Greenovation Challenge 2017 - Thử thách Sáng tạo xanh, do Đại học Ngoại thương phối hợp Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã đi đến đêm chung kết và trao giải.
Với thông điệp "Bớt một vỏ chai, cứu tương lai", cuộc thi Greenovation Challenge khích lệ giới trẻ sáng tạo đột phá, đưa ra những giải pháp bền vững cho vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Thùy Anh, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho rằng cuộc thi đã thu hút được nhiều nhiều ý tưởng sáng tạo, hữu ích và là bước đệm để thế hệ trẻ hiện thực hóa tham vọng của họ.
"Việt Nam là một trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Đó là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường của nước ta. Tôi mong rằng cộng đồng sinh viên sẽ góp phần lan tỏa, nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này", bà nói.
Bà Nguyễn Thùy Anh, Phụ trách truyền thông và hợp tác với doanh nghiệp, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Ảnh: TM.
Dưới vai trò bảo trợ chuyên môn, bà Thùy Anh hy vọng cuộc thi sẽ là niềm khích lệ với các thí sinh, tiếp thêm động lực giúp họ kết nối với các đối tác, nhà tài trợ để mở rộng và duy trì tính bền vững của dự án.
"Giới trẻ hiện nay rất chủ động, sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường. Họ tự đưa ra nhiều ý tưởng hữu ích, thành lập mạng lưới, tình nguyện viên để giám sát các hoạt động như thu gom rác thải", bà nhận định.
Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, cho rằng giới trẻ đang dần quan tâm đến môi trường, song cần có thêm nhiều hành động thiết thực, cụ thể hơn. "Tôi đánh giá cao các dự án tham gia cuộc thi và mong muốn nó lan tỏa đến thế hệ trẻ", thầy nhấn mạnh.
Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2016 Ngọc Vân thể hiện niềm niềm vinh dự khi trở thành đại sứ của Greenovation Challenge. Ngọc Vân mong rằng có thể mang sức ảnh hưởng, cảm hứng của cuộc thi tới cộng đồng về vấn đề rác thải nhựa của Việt Nam. Ngọc Vân kêu gọi mỗi người trẻ cần hành động trách nhiệm hơn và đóng góp ý tưởng, sáng chế về môi trường.
Trải qua 2 vòng thi, ý tưởng Tổ hợp sáng tạo xanh Greeb Lab của nhóm sinh viên Đại học Ngoại thương giành chiến thắng thuyết phục.
Bùi Thu Hà, thành viên của Green Lab cho biết nhóm mong muốn thành lập một doanh nghiệp xã hội duy trì lâu dài, nhằm tái chế rác thải nhựa qua sử dụng thành các đồ vật hữu ích.
Bước đầu, nhóm sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm mới từ nắp chai nhựa rồi sẽ dần dần mở rộng sang các loại rác thải nhựa khác.
Với chiến thắng này, Green Lab tự tin về tính khả thi, thiết thực của dự án. Đây có thể coi là bước tiến lớn trong chặng đường biến ước mơ thành hiện thực, gây dựng sự nghiệp của 3 cô gái.
Theo Trà My (Zing)
Vì sao điệp viên Mỹ "mù tịt" thời điểm Triều Tiên bắn tên lửa? Mạng lưới tình báo Mỹ hoàn toàn "mù" thông tin khi Triều Tiên phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản và thường chỉ phát hiện ra khi mọi chuyện đã quá muộn Các quan chức khi trao đổi với nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường lấy tay che miệng đển tránh bị ghi lại khẩu hình. Theo NBC News, vụ phóng tên...