Minh Hương viên mãn với tổ ấm hạnh phúc
Diễn viên ‘Nhật ký Vàng Anh’ đã là bà mẹ của hai nhóc tỳ tinh nghịch sau 6 năm kết hôn.
Lên xe hoa vào năm 2009 với kiến trúc sư Trần Lê Huỳnh, Minh Hương hạn chế sự nghiệp phim ảnh để thực hiện nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Sau 6 năm chung sống, vợ chồng cô đã có hai con: một trai, một gái.
Công chúa đầu lòng Trần Khánh Lê đã 4 tuổi, nghịch ngợm. Cậu em Trần Nam Uy mới hơn 2 tuổi, hiếu động không thua kém chị gái.
Minh Hương chia sẻ, việc nuôi dạy hai nhóc tỳ tinh nghịch khiến vợ chồng cô khá vất vả.
Video đang HOT
Con gái Khánh Lê tuy bướng bỉnh nhưng rất ra dáng bà chị. Bé đã biết giúp mẹ gấp quần áo, quét nhà. Trong khi đó, con trai Nam Uy lại sống tình cảm và hay thể hiện cử chỉ yêu thương.
Nàng công chúa thừa hưởng nhiều nét đẹp của cả bố lẫn mẹ.
Khi nói về cuộc sống hiện tại, diễn viên ‘Nhật ký Vàng Anh’ cười mãn nguyện. Cô hài lòng với hạnh phúc đang có và sẽ cố gắng giữ gìn sự bình yên, hạnh phúc ấy được dài lâu.
Kết hôn đã 6 năm, tình cảm của vợ chồng cô ngày càng mặn nồng. Cả hai luôn biết sẻ chia những khó khăn trong công việc, đời sống để tránh xảy ra mâu thuẫn.
Niềm vui của cặp đôi là hai nhóc tỳ khỏe mạnh, ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ, ông bà.
Hiện tại, Minh Hương đang là biên tập viên của Đài truyền hình Công an nhân dân. Tuy khá bận rộn với vai trò dẫn chương trình nhưng cô vẫn yêu phim ảnh và mong được trở lại màn ảnh nhỏ.
Vừa qua, cô đã nhận lời đóng phim ‘Lời ru mùa đông’ của đạo diễn Mai Hồng Phong. Tác phẩm dài 30 tập, nói về cuộc sống gia đình các thế hệ.
Theo VNE
Ảnh hiếm: Chùa Cầu Hội An đầu thế kỷ XX
Những hình ảnh về Chùa Cầu (Hội An) đầu thế kỷ XX do những người Pháp chụp lại so với nay dường như còn khá nguyên vẹn.
Chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử văn hoá đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương cảng bậc nhất xứ Đàng Trong một thuở huy hoàng; mà trên hết là linh hồn, biểu tượng sống của người dân phố cổ với những câu chuyện tâm linh kỳ bí cho đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa được giải mã.
Trong sách "Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán", một nhà sư Trung Hoa, có nhắc đếnlịch sử xây Chùa Cầu. Theo đó, năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam vi hành, chúa Nguyễn Phúc Chu khi từ phương Bắc đến Hội An đã thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp đông đúc bên phố chợ sông Hoài nên mới bèn đặt tên cho là "Lai Viễn kiều" (tức khách phương xa đến).
Trong một thư tịch cổ khác của nước nhà lại chép, cây cầu cổ này được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi là cầu Nhật Bản. Trong nhiều tài liệu ghi chép của các học giả nước ngoài đều xác định, Chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản để thông thương buôn bán của người Hoa kiều, Nhật kiều.
Sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883) chép rằng: "Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói."
Từ cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) thông thương buôn bán.
Sách "Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ" chép lại rằng, vào năm 1644, tình hình Trung Hoa chiến tranh loạn lạc. Nhiều người nhà Minh vì sợ nhà Thanh truy sát nên mới vượt một chặng đường dài đến đất Hội An để xin chúa Nguyễn Phúc Lan tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và thành lập nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An.
Năm 1633, Nhật hoàng đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, đồng thời yêu cầu những người Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương. Từ đó, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào thời kỳ suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An cai quản. Sau đó vài đó, chúa Nguyễn đã giao Chùa Cầu cho người Minh Hương quản lý và có nhiệm vụ chăm lo sửa chữa cầu.
Đến năm 1653, làng Minh Hương đã đề xướng lên chúa Nguyễn đề nghị tu sửa cầu, và cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu nằm ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản là chùa Bắc Đế. Từ đó danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu.
Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật "độc tôn" chỉ có ở phố cổ Hội An. Đây là 2 con "Thần Khỉ" và "Thần Chó" (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu linh thiêng của người Nhật Bản.
Trải qua hàng trăm năm, Chùa Cầu Hội An vẫn vậy, không có gì thay đổi. Mọi nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, vật thờ tự, không gian, phối cảnh vẫn còn giữ nguyên sơ.
Theo_Kiến Thức
Cuộc sống đầy thăng trầm của dàn diễn viên "Nhật ký Vàng Anh" Các diễn viên series phim "Nhật ký Vàng Anh" đều phải trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của cuộc sống, có người thành công nhưng có người vẫn chật vật tìm chỗ đứng cho bản thân. Nhật ký Vàng Anh là một bộ phim sitcom dành cho tuổi teen mang tính tương tác được phát sóng đầu tiên vào tháng 9/2006. Ở...