Minh bạch sách giáo khoa
Với mục đích đa dạng sách giáo khoa (SGK), nhiều nhà xuất bản (NXB) có thể biên soạn SGK thay vì chỉ riêng NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền như trước.
Đây là chủ trương xã hội hóa đúng đắn, tiến bộ giúp học sinh được tiếp cận nhiều chương trình mới, ưu việt hơn. Tuy nhiên, không ít bất cập đã nảy sinh.
Triển lãm sách giáo khoa lớp 1 mới nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Bất cập nảy sinh lại xảy ra khi nhiều lãnh đạo đương chức của các sở ngành địa phương tham gia công tác biên soạn các bộ SGK này. Hậu quả là dù được quyền lựa chọn nhưng liệu các hiệu trưởng (người có quyền lựa chọn SGK) có dám loại bỏ các cuốn SGK mà lãnh đạo của mình tham gia biên soạn? Nhiều phụ huynh cũng băn khoăn rằng việc lãnh đạo sở giáo dục nhận tiền để biên soạn SGK rồi lãnh đạo các trường (trực thuộc sở) bỏ phiếu chọn lựa thì có công bằng, minh bạch hay không?
Mập mờ tiền chỉ đạo biên soạn
Mấy ngày gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến việc NXB Giáo dục Việt Nam có quyết định chi tiền thù lao hang tháng từ 3, 5 đến 6 triệu đồng cho 11 cán bộ thuộc Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh. Đó là Giám đốc Sở GDĐT TP HCM Lê Hồng Sơn cùng phó giám đốc, một số cán bộ chuyên viên thuộc sở này. Trong đó, ông Sơn nhận mức thù lao lớn nhất là 6 triệu đồng/tháng. Việc chi tiền thù lao hàng tháng bắt đầu tư 5/2015 và kéo dài liên tục đến nay. Tính sơ bộ, các cá nhân này đã nhận hàng trăm triệu đồng cho việc biên soạn bộ SGK mới này.
Ngoài ra, từ năm 2018, NXB Giáo dục Việt Nam cũng chi tiền thù lao hàng tháng cho 15 cá nhân (gồm 14 người là chuyên viên các môn học thuộc phòng, ban của Sở GDĐT TP HCM) với mức tiền 2,5 triệu đồng/tháng/người. Giải thích về các khoản chi lên đến hàng tỷ đồng này, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết việc này hoàn toàn đúng và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tiền mà NXB chi cho các cá nhân là để họ giúp NXB biên soạn, chỉ đạo biên soạn nội dung sao cho phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Các khoản chi này cũng được NXB tự cân đối tuỳ theo năng lực, đóng góp của các cá nhân khác nhau trong bộ sách.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiếu- Phó Giám đốc Sở GDĐT TP HCM (cũng nằm trong nhóm nhận được tiền của NXB Giáo dục Việt Nam) cho biết, một số người của Sở này có tham gia biên soạn, chỉ đạo biên soạn bộ SGK lớp 1 mang tên “Chân trời sáng tạo”. Đây là một trong số các bộ SGK đã được Bộ GDĐT thẩm định, sẽ xuất hiện trong chương trình dạy và học của các trường từ năm 2020. Tuy nhiên, việc các trường có lựa chọn hay không lại là vấn đề khác. Với việc biên soạn bộ sách này, ông Hiếu cho biết các cán bộ, chuyên viên của Sở GDĐT TP HCM đã dành nhiều tâm huyết, công sức để biên soạn, chỉ đạo biên soạn vì bản thân họ cũng là các nhà chuyên môn, có kiến thức và am hiểu trong lĩnh vực này. Mấy năm qua, Sở này đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên trên địa bàn thành phố để trao đổi, lấy ý kiến cũng như đánh giá về bộ sách này.
Nhiều câu hỏi
Video đang HOT
Về bản chất, việc các cá nhân thuộc Sở GDĐT TP HCM nhận tiền của NXB Giáo dục Việt Nam giúp biên soạn, chỉ đạo biên soạn nội dung bộ SGK mới là không sai quy định của pháp luật. Đây gần như là việc “ làm thêm” của các lãnh đạo, chuyên viên vậy.
Bộ SGK “Chân trời sáng tạo” do nhiều lãnh đạo sở GDĐT TP Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn.
Theo quy trình chọn lựa SGK sẽ được áp dụng từ năm học 2020 tới thì có nhiều NXB sẽ cùng biên soạn một chương trình. Sau đó NXB trình lên Hội đồng Thẩm định, xét duyệt của Bộ GDĐT. Các bộ SGK qua vòng thẩm định sẽ được in ấn, lưu hành nhưng số lượng bản in này sẽ tuỳ thuộc vào các trường ở từng địa phương. Do có nhiều bộ SGK và việc chọn lựa này do người đứng đầu các trường (hiệu trưởng) chọn lựa. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là nếu hàng chục lãnh đạo sở của một địa phương cùng đứng tên tham gia vào biên soạn, chỉ đạo biên soạn thì hiệu trưởng sẽ quyết định chọn bộ sách nào. Thực tế quản lý hiện nay, việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm hay luân chuyển các hiệu trưởng đều phải thông qua các lãnh đạo phòng, ban của sở giáo dục. Đó là lý do dư luận đặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn về tính công bằng trong việc chọn lựa các bộ SGK này. Hiệu trưởng các trường sẽ chọn bộ sách có các lãnh đạo trực tiếp của mình biên soạn hay chọn một bộ sách khác, phù hợp với nhu cầu của học sinh? Đặc biệt, việc các lãnh đạo của sở tham gia biên soạn nội dung sách thay vì đội ngũ giáo viên, nhà giáo cũng gần như việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Bởi nhiệm vụ của lãnh đạo là làm công tác quản lý, mang đến sự chọn lựa cho các cá nhân khác.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, việc xã hội hoá in SGK là để tăng thêm các bộ sách khác, nhằm mang đến sự mới mẻ về nội dung, đa dạng về hình thức. Tuy nhiên, NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền cho các lãnh đạo sở giáo dục địa phương là thiếu minh bạch. Bởi nếu không phải là địa phương tập trung tới 1,7 triệu học sinh đang theo học bậc phổ thông thì NXB này co bỏ tiền chi thù lao hay không? Ngoài TP HCM, NXB này còn chi thù lao cho bao nhiêu các lãnh đạo địa phương thuộc các sở giáo dục khác?
Đến nay việc chọn lựa và sử dụng bộ SGK mới vẫn chưa chính thức được công bố. Tuy nhiên, việc các NXB bắt tay cùng lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương sẽ khiến các NXB khác rất khó cạnh tranh. Và nếu trong năm học tới, các bộ SGK mới nhưng vẫn do chính NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn như mấy chục năm qua thì e dè rằng việc đổi mới giáo dục sẽ khó có kết quả như kỳ vọng.
Vấn đề nảy sinh là nếu hàng chục lãnh đạo sở của một địa phương cùng đứng tên tham gia vào biên soạn, chỉ đạo biên soạn thì hiệu trưởng sẽ quyết định chọn bộ sách nào. Thực tế quản lý hiện nay, việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm hay luân chuyển các hiệu trưởng đều phải thông qua các lãnh đạo phòng, ban của sở giáo dục. Đó là lý do dư luận đặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn về tính công bằng trong việc chọn lựa các bộ SGK này.
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Làm sách giáo khoa, nhà xuất bản đừng đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách.
Triển lãm sách giáo khoa lớp 1 mới - Tuệ Nguyễn
Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên - những người tổ chức biên soạn và xuất bản sách giáo khoa với một bên - là học sinh, phụ huynh và xã hội.
Xã hội hóa sách giáo khoa là một chủ trương đúng
Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đặt nền móng cho việc biên soạn và lựa chọn tài liệu giảng dạy trong các nhà trường phổ thông mà chúng ta quen gọi là sách giáo khoa. Đây là một chủ trương đúng, vì nó huy động được các nhà giáo dục ,các thầy cô giáo, các nhà khoa học tham gia biên soạn sách giáo khoa - thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách/bộ sách giáo khoa.
Việc chính phủ quyết định để các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phổ thông cho chương trình đổi mới giáo dục không phải là chuyển gánh nặng của nhà nước sang người dân, dù rằng ai cũng biết càng nhiều sách, bộ sách được biên soạn thì kinh phí sẽ cao hơn nhiều lần khi chỉ biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên việc để các cá nhân và tổ chức có quyền biên soạn sách giáo khoa là bước tiến trong giáo dục. Bộ GD-ĐT chỉ là đơn vị ra các quy định về thẩm định, về công nhận thẩm định và ra văn bản hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa dùng trong các nhà trường phổ thông. Tại thời điểm này có 6 nhà xuất bản (NXB) được Bộ Thông tin truyền thông cấp phép biên soạn sách giáo khoa, nhưng chỉ có 3 NXB tham gia: NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm và NXB Đại học sư phạm TP.HCM - 3 nhà xuất bản này được tổ chức biên soạn sách, trình hội đồng thẩm định và nếu được hội đồng thẩm định thông qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt thì sẽ tiến hành cấp phép xuất bản theo luật xuất bản.
Cần tôn trọng người sử dụng sách
Việc biên soạn sách giáo khoa cho đến sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công bố các cuốn sách sẽ được sử dụng trong năm học tới đã diễn ra suôn sẻ. Không một cơ quan, cá nhân nào ngoài hội đồng thẩm định biết các cuốn sách đã được biên soạn, trừ những cuốn mà nhóm tác giả và NXB trình hội đồng thẩm định. Tất cả những cuốn sách giáo khoa được Bộ trưởng ký quyết định cho phép sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021 có giá trị ngang bằng. Việc lựa chọn sách đã được Bộ soạn thảo văn bản hướng dẫn và sẽ ban hành văn bản sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Rõ ràng trong những sách được lựa chọn, không có cuốn sách nào được coi trọng hơn cuốn nào về chất lượng. Chất lượng của các cuốn sách này sẽ được học sinh và giáo viên đánh giá sau sử dụng.
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách. Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên những người tổ chức biên soạn và xuất bản sách với một bên là học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Việc xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách là một chủ trương tốt giờ lại trở nên khó khăn bởi chính các đơn vị tổ chức biên soạn và xuất bản.
Để giải quyết việc này, cần tôn trọng người sử dụng sách trong nhà trường đó là học sinh và thầy cô giáo (và đứng sau họ là phụ huynh, là toàn xã hội). Nhiều người nghi ngờ các giáo viên, các lãnh đạo nhà trường phổ thông sẽ bị chi phối bởi cấp trên trực tiếp của họ (phòng giáo dục, sở giáo dục). Không loại trừ ảnh hưởng của các cấp thẩm quyền lên việc lựa chọn sách giáo khoa dùng trong trường học (việc này có thể ngăn chặn được bằng các điều chỉnh luật pháp) nhưng cũng phải đặt lòng tin vào các thầy cô giáo khi giao nhiệm vụ chọn sách cho họ. Nếu không tin được đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp làm nên chất lượng giáo dục - thì không thể có được một nền giáo dục như xã hội kỳ vọng.
Hãy để từng giáo viên thảo luận thống nhất của tổ bộ môn trong việc lựa chọn sách sử dụng ở nhà trường phổ thông. Tôi tin là thầy cô giáo không bán mình vì thù lao bán sách mà các nhà xuất bản chiết khấu. Xã hội hãy đặt lòng tin ở người thầy, bởi chính họ chứ không phải ai khác góp phần chính trong việc dạy dỗ con em chúng ta.
PR là cần thiết nhưng đừng quá đặt nặng lợi nhuận
Là tác giả, nhóm tác giả ai lại không mong các giáo viên và học sinh lựa chọn sách do mình biên soạn. Nhưng các tác giả, nhóm tác giả không phải là những người áp đặt việc chọn hay không chọn sách do mình lựa chọn, họ đủ tự tin và sẵn sàng đón nhận việc sách được lựa chọn hay từ chối dùng trong nhà trường phổ thông.
Không thể bắt các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân không PR cho sản phẩm của họ vì họ cũng là các doanh nghiệp, không được ưu đãi riêng biệt nào. Họ có thể sẽ thất bại trong tổ chức biên soạn và xuất bản sách giáo khoa lần này, nhưng các nhà xuất bản cũng nên hiểu rằng cả xã hội đang soi từng hành vi của họ, nếu họ đặt lợi ích kinh tế, lợi nhuận lên hàng đầu, liệu có ai chọn sách của họ?
Theo thanhnien
Sở GD&ĐT chính thức thông tin về bộ SGK riêng của TP.HCM Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các nhà xuất bản sớm cung cấp sách mẫu để các thầy cô giáo, quý phụ huynh và xã hội cùng nghiên cứu, so sánh để có sự lựa chọn phù hợp cho năm học tới. Trưa 5-12, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu chính thức có thông tin đến báo chí về bộ sách...