Minh bạch khi phân chia nguồn thu từ phụ phí với tài xế công nghệ
Grab cần thông báo rõ ràng cho đối tác tài xế về cơ chế tách bạch và phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí trước khi áp dụng.
Liên quan đến sự việc Công ty TNHH Grab (Grab) áp dụng phụ phí “thời tiết nắng nóng gay gắt” (phụ phí nắng nóng), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết Grab đã thông báo áp dụng “phụ phí nắng nóng” với các dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô hai bánh gồm GrabBike, GrabFood, GrabMart và GrabExpress tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số khu vực khác kể từ 6/7.
“Phụ phí nắng nóng” được áp dụng với điều kiện nhiệt độ ngoài trời trong khung giờ nhất định đạt từ 35oC trở lên. Những khung giờ này được Grab xác định trên cơ sở tham khảo dự báo thời tiết tại các trang tin điện tử.
Phía Grab cho biết, toàn bộ nguồn thu sau thuế từ “phụ phí nắng nóng” được dành cho đối tác tài xế. Nhưng hãng lý giải do hạn chế về thiết lập hệ thống, đặc biệt là trong việc tự động tách bạch và phân chia doanh thu để có thể hạch toán 100% nguồn thu (sau thuế) từ phụ phí này cho tài xế nên Grab đã ngừng áp dụng “phụ phí nắng nóng” sau đó 1 ngày (tức là từ ngày 7/7).
Video đang HOT
Grab đã dừng thu phụ phí nắng nóng từ ngày 7/7. (Ảnh minh họa: Internet)
Hãng gọi xe cho biết đến 29/7 đã hoàn tất việc chuyển toàn bộ nguồn thu từ “phụ phí nắng nóng” (sau khi đã trừ thuế giá trị gia tăng) cho các đối tác tài xế.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, “phụ phí nắng nóng” hay các loại phí, phụ phí khác do Grab áp dụng nếu được cộng trực tiếp vào giá cước sẽ làm thay đổi tổng cước phí mà người tiêu dùng phải trả. Do đó, phải được thông báo cụ thể cho người tiêu dùng trước khi áp dụng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý cũng đưa ra khuyến nghị, Grab cần thông báo cho đối tác tài xế về cơ chế phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí và thiết lập hệ thống đảm bảo tự động tách bạch và phân chia nguồn thu đó trước khi áp dụng. Đồng thời, thông báo về việc áp dụng, điều chỉnh, hủy bỏ chính sách giá, phí, phụ phí và các điều kiện giao dịch chung khác cho người tiêu dùng trước khi thực hiện giao dịch. Nội dung thông báo phải rõ ràng và dễ hiểu giúp người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn hàng hóa, dịch vụ hoặc quyết định tham gia giao dịch.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị Grab và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự như dịch vụ của Grab rà soát chính sách, hoạt động kinh doanh; đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Một hãng hàng không Việt trước nguy cơ bị xóa sổ
Pacific Airlines phải đáp ứng điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng trong năm nay, nếu không hãng bay này sẽ bị hủy giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.
Trong 2 năm liên tiếp, Pacific Airlines không đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không có đội máy bay từ 11 đến 30 chiếc. Cụ thể, vốn chủ sở hữu của hãng bay này lần lượt âm 2.275 tỷ đồng và âm 4.583 tỷ đồng trong năm 2020 và 2021.
Theo đó, Cục Hàng không đã có công văn gửi hãng bay này khuyến cáo và yêu cầu báo cáo việc đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Cơ quan này dẫn Nghị định 89 quy định giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không bị hủy bỏ trong trường hợp "không duy trì vốn tối thiểu trong thời gian 3 năm liên tục".
Như vậy, nếu Pacific Airlines không bổ sung thêm vốn để duy trì vốn tối thiểu theo Nghị định 89 thì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của hãng bay này sẽ bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Pacific Airlines đang rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" (Ảnh: Bộ Giao thông Vận tải).
Từ đó, Cục này yêu cầu Pacific Airlines báo cáo tổng quan về tình hình đội tàu bay đang khai thác (số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay, hình thức chiếm hữu); mạng đường bay, sản lượng và thị phần vận chuyển 6 tháng đầu năm; báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm và các nội dung liên quan khác.
Ngoài ra, Cục Hàng không yêu cầu Pacific Airlines cung cấp thông tin về công tác đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của nhà chức trách hàng không; phương án xử lý các khoản nợ với các đối tác (ACV, VATM...) và phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải báo cáo lại các nội dung trên về Cục trước ngày 10/8.
Về tình cảnh của Pacific Airlines hiện tại, Vietnam Airlines từng tiết lộ: "Đến tháng 6, tình hình tài chính của Pacific Airlines đang rất nghiêm trọng, dòng tiền bị thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động".
Vietnam Airlines đang triển khai các giải pháp để duy trì hoạt động, đồng thời tìm nhà đầu tư mới tham gia quá trình tái cơ cấu Pacific Airlines. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Trong giai đoạn này, Pacific Airlines tiếp tục tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bộ máy, tận dụng nguồn lực chung với Vietnam Airlines Group để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, khả năng phối hợp sản phẩm với Vietnam Airlines.
Pacific Airlines là công ty con của Vietnam Airlines khi hãng hàng không quốc gia đang sở hữu 98% cổ phần tại Pacific Airlines. Pacific Airlines hiện nay có vốn điều lệ là 3.522 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong các hãng hàng không của Việt Nam.
Lúc phân chia tài sản, em chồng nói một câu mà vợ chồng tôi kinh ngạc Vợ chồng tôi đưa mắt nhìn nhau, không ngờ em chồng lại thốt ra câu nói đó. Ảnh minh họa Bố mẹ chồng sống với vợ chồng tôi. Ông bà hay đau bệnh, có khi mẹ chồng phải nhập viện cả tháng trời, vợ chồng tôi đều thay phiên chăm sóc chu đáo. Còn em chồng đã có gia đình, có con nhỏ...