Miếng dán răng sứ – cứu cánh của răng xấu
Miếng dán răng sứ là kỹ thuật mới trong nha khoa hiện đại, giúp bạn giữ được răng thật mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thực hiện phục hình bằng miếng dán sứ không cần phải mài răng nhiều như bọc răng sứ, nên ít bị ê buốt, hạn chế ảnh hưởng đến tủy răng tối đa, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, phần lớn mặt trong của răng vẫn là răng thật nên cảm giác ăn, nhai của bạn hầu như không thay đổi so với trước. Miếng dán sứ là sự lựa chọn tối ưu để khắc phục răng xấu, răng bị đổi màu, đem lại nụ cười tươi sáng mà không phải chịu nhiều đau đớn.
Miếng dán răng sứ được dán vào mặt ngoài của răng thật để phục hồi lại hình dạng tự nhiên của răng, và làm thay đổi màu sắc răng trắng hơn, ngoài ra còn để điều trị hàm răng khấp khểnh, răng thưa.
Để thực hiện kỹ thuật miếng dán răng sứ đòi hỏi trình độ và tay nghề của nha sĩ, độ chính xác cao, vì vật liệu sứ chỉ dán ở mặt ngoài của răng, nên mức lưu giữ và độ bền của veneer sứ sẽ thấp nếu không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật đề ra. Bên cạnh đó về màu sắc và thẩm mỹ không dễ đạt được đúng như mong muốn, vì veneer sứ khá mỏng, dễ làm ánh màu của răng thật bên trong.
Trường hợp nào nên dùng miếng dán sứ:
- Bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ cao, đồng nhất về hình dạng răng và màu sắc để mạng lại nụ cười đẹp.
- Răng không thẳng hàng.
- Răng bị biến dạng.
- Răng bị nhiễm màu nặng hoặc răng bị nhiễm Tetracycline và Flour.
- Răng quá nhỏ hoặc lớn.
- Cấu trúc răng không đồng điều.
- Răng bị mòn hoặc sứt mẻ.
- Răng bị lệch nhẹ, không đều, hình dạng bất thường.
- Có kẻ hỡ giữa các răng.
Video đang HOT
Lợi ích của miếng dán răng sứ:
- Tạo cho răng có vẻ đẹp tự nhiên.
- Tương hợp sinh học với mô nướu.
- Không đổi màu theo thời gian.
- Bảo tồn mô răng tối đa do đó duy trì sự khỏe mạnh của răng tốt hơn.
- Bệnh nhân hoàn toàn thoải mái trong quá trình thực hiện.
Lời khuyên sau khi thực hiện miếng dán răng sứ
- Chải răng và dùng chỉ nha khoa như thường lệ. Chú ý nên dùng kem đánh răng không có chất ăn mòn.
- Sau khi gắn veneer, răng bạn có thể bị nhạy cảm khi uống nước nóng hoặc nước lạnh. Thông thường triệu chứng này sẽ không còn sau 1 đến 2 tuần.
Theo Zing
"Choáng" với những sở thích làm đẹp hãi hùng nhất thế giới
Làm đẹp trở thành thói quen, nhu cầu và đôi khi là một phần cuộc sống của phái đẹp. Tuy nhiên, mọi thứ đi chệch hướng khi niềm đam mê ấy trở nên lạc lối và đi quá giới hạn.
1. Tập tục mài răng
Là một trong số ít những bộ lạc thiểu số ở Indonesia, phụ nữ Mentawai đến nay vẫn còn lưu giữ hủ tục mài răng như một cách làm đẹp truyền thống. Họ cho rằng như thế mới là chuẩn mực của cái đẹp, và đương nhiên, cô gái nào răng càng nhọn thì chồng cô ta sẽ có vị thế cao hơn trong làng.
Người ta dùng thanh gỗ làm điểm tựa, rồi lấy dao hoặc đục mài nhọn hàm răng của người đàn bà sau khi cô ta xuất giá. Cầu mong vận may đến với người thợ, bởi nếu anh này trượt tay, không ai đảm bảo người phụ nữ đáng thương có còn an toàn hay không.
Cận cảnh quá trình mài răng
Ngoài mài răng, cư dân Mentawai rất chuộng xu hướng xăm mình. Dụng cụ phổ biến để làm điều này là vỏ cây, gai quả cam hoặc chanh được mài nhọn, hoặc thỉnh thoảng là một thanh tre phủ kín gai nhọn. Cầm vật dụng đã chuẩn bị sẵn, họ cào trực tiếp lên da thịt nhau, bắt đầu từ khi lên 7 tuổi và tiếp tục ở độ tuổi 19 - 20, và kết thúc vào lúc 40 - 50 tuổi.
Hủ tục xăm mình của những người đàn ông
2. Đốt lửa trên mặt
Xã hội càng phát triển, người ta càng có nhiều cơ hội chứng kiến nhiều phương pháp làm đẹp lạ lùng. Ở Trung Quốc, gần đây xuất hiện một dịch vụ chăm sóc da mặt hãi hùng được nhiều người hưởng ứng với thủ thuật đốt lửa trực tiếp trên da.
Họ nhúng một chiếc khăn trong cồn và rượu thuốc, sau đó, đặt trực tiếp lên khuôn mặt của khách hàng trước khi châm lửa. Chỉ một cái ngoắc tay, ngọn lửa cháy bùng và nhanh chóng lan khắp khu vực vừa được tẩm cồn từ trước đó.
Theo tờ Huffing Post, phương pháp trên có tác dụng kích thích và làm mờ các vết nám, giảm nhăn và làm căng da. Trong khi ấy, các phương tiện truyền thông địa phương ca ngợi hết lời về công dụng chữa bách bệnh của hình thức làm đẹp mới nổi này.
Nhà cung cấp nói rằng phương pháp này tuyệt đối an toàn, được thực hiện bởi các nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng. Và nhờ loại rượu thuốc đặc biệt mà da chỉ ấm lên chứ không bị bỏng.
3. Mặc "đồ nhỏ" lên đầu
Xu hướng mặc quần chíp lên đầu được biết đến rộng rãi sau khi cuốn sách ảnh "Kaopan" được công bố vào tháng 3/2013. Ý tưởng thực hiện cuốn sách ảnh này được cho là lấy cảm hứng từ nhân vật "siêu nhân biến thái" trong bộ manga Hentai Kamen nối tiếng. Nhân vật hài hước này có đặc điểm "kỳ quái" là mỗi khi đội... quần "chíp" của phụ nữ lên đầu thì ngay lập tức sẽ có sức mạnh và "biến thân" thành một siêu anh hùng. Bộ manga này rất được ưa thích và đã được chuyển thể thành một tác phẩm điện ảnh.
Tuy nhiên, có vẻ như ý tưởng này đã đi quá xa khi những nhân vật làm người mẫu cho bộ sách đều là những cô gái trẻ ở độ tuổi học sinh trung học. Họ xuất hiện với những bộ đồng phục trong sáng trong rất nhiều bối cảnh khác nhau, cả trong nhà và ngoài trời, phần lớn là những hoạt động tại trường học như: đọc sách, tập thể thao, chơi nhạc cụ... hay hoạt động vui chơi.
Người ta lo lắng về mức độ ảnh hưởng của phong cách này tới đại bộ phận giới trẻ ở Nhật, đặc biệt là với học sinh cấp 3 - những đối tượng dể bị kích thích bởi những luồng tư tưởng trái chiều.
Ngoài ra, còn rất nhiều các hình thức làm đẹp đặc biệt khác như:
Làm đẹp da bằng thịt sống
Quái dị với mốt chẻ đôi lưỡi
Phẫu thật mặt xinh như búp bê
Đắp mặt nạ gián
án đinh lên mặt và đầu
Làm phồng trán
Theo tapchilamdep
Gái quê Lê Thị Phương và 3 lần thẩm mỹ đau đớn Cuộc phẫu thuật thẩm mỹ làm thon gọn khuôn mặt làm cô đau đớn nhất, suốt nửa tháng liền không ăn được gì. Từ một "bà nội trợ" không tên tuổi ở Thanh Hóa, Lê Thị Phương bước những bước chập chững vào showbiz khi tham gia cuộc thi Vietnam's Next Top Model 2011 để thực hiện ước mơ làm người mẫu bấy...