Miền Trung: Nhiều thí sinh vắng buổi thi sáng nay do thực hiện giãn cách xã hội
Tại tỉnh Quảng Nam, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, sáng nay có thêm 530 học sinh phải vắng mặt không vào phòng thi.
Hôm nay (10/8), thí sinh các tỉnh miền Trung bước vào ngày thi thứ 2 trong thời tiết khá nóng; nhiều thí sinh vắng măt do thực hiện giãn cách xã hội chống dịch Covid-19.
Tại tỉnh Quảng Nam, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, sáng nay có thêm 530 học sinh phải vắng mặt không vào phòng thi. Hầu hết các thí sinh vắng mặt đều ở trong vùng thực hiện cách ly xã hội đột xuất, thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, không thể vào dự thi, còn lại là thí sinh vắng mặt chưa rõ lý do.
Theo đánh giá của Hội đồng coi thi tỉnh Quảng Nam, qua hơn 1 ngày tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trên địa bàn diễn ra an toàn. Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện cả tỉnh còn gần 9.000 thí sinh của 6 địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội và các thí sinh diện F1, F2 ở 12 địa phương thi trước sẽ phải thi tại đợt 2. Các thí sinh vắng mặt trong đợt 1 do nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội đột xuất, không thể dự thi đợt 1 cũng sẽ được bố trí thi lại đợt sau.
Các đội tình nguyện viên đặt bàn phát nước uống, sữa miễn phí cho thí sinh trước mỗi điểm thi ở Quảng Nam.
“Tất cả các em học sinh ở tất cả 6 huyện, thị xã, thành phố thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và những trường hợp F1, F2 không tham gia thi đợt này, chúng tôi sẽ bố trí thi đợt 2 khi có chủ trương thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ.
Trong buổi sáng nay, tại tỉnh Quảng Ngãi có 74 thí sinh vắng mặt trong buổi thi hai môn Vật lý và Lịch sử. Tại 31 điểm thi ở tỉnh Quảng Ngãi, công tác kiểm tra, kiểm soát phòng dịch Covid-19 tiếp tục được siết chặt, tạo tâm lý an tâm cho cả học sinh và phụ huynh.
Ông Nguyễn Thành Chiến, ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Khi đưa các cháu tới nơi, lực lượng bảo vệ, thanh niên hướng dẫn vào đến nơi, rửa tay, xịt sát khuẩn, đo thân nhiệt, phát khẩu trang nếu cháu nào thiếu, gia đình rất yên tâm”.
Thí sinh vào phòng thi chờ phát đề thi.
Video đang HOT
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ở Quảng Trị diễn ra trong hoàn cảnh vừa tổ chức thi vừa khẩn trương rà soát những thí sinh, cán bộ có liên quan đến 2 trường hợp nhiễm Covid-19. UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phong tỏa tiếp 3 khu vực trong địa bàn thành phố Đông Hà để chống Covid-19.
Sáng nay, Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Trị đã thay thế 5 cán bộ coi thi vì có liên quan đến 2 ca bệnh Covid-19. Thống kê chưa đầy đủ, sáng nay tại Quảng Trị có 51 thí sinh vắng mặt các môn thi Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tỉnh Quảng Trị cho biết, quá trình ra soát nếu có những cán bộ, giáo viên, giám thị và học sinh liên quan đến các bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ được đưa ra Hội đồng thi để cách ly.
Thí sinh sát khuẩn tay trước khi vào hội đồng thi.
“Đối với trước hợp học sinh liên quan đến các đối tượng bệnh nhân và liên quan đến lịch trình của các bệnh nhân này thì chúng tôi đã thực hiện theo quy định và yêu cầu giãn cách. Còn những học sinh còn lại trong thời gian tới đề nghị phía UBND tỉnh chỉ đạo và ngành Giáo dục sẽ có đề xuất với Bộ Giáo dục Đào tạo thực hiện theo quy định đảm bảo quyền lợi cho các em”, bà Lê Thị Hương chia sẻ./.
Chọn trường cho con: Người băn khoăn với khoản phụ thu học phí online tại trường Quốc tế, người lựa chọn môi trường Công lập để tích tuỹ cho tương lai
Môi trường học tập tác động không nhỏ đến quá trình phát triển và tiếp thu kiến thức của con trẻ. Cùng lắng nghe các bậc phụ huynh chia sẻ vấn đề rất đáng được lưu tâm này.
Trẻ em luôn là đối tượng được đặc biệt ưu tiên trong mọi hoàn cảnh của xã hội. Vì vậy, mọi điều kiện và sự chăm sóc tốt nhất đều được dành cho trẻ em. Các con là đối tượng chưa có khả năng tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm, sự cố. Vậy nên, việc lựa chọn môi trường học đường cho trẻ em luôn là điều khiến phụ huynh canh cánh.
Trong hệ thống giáo dục, các trường học quốc tế luôn là điểm sáng cho hướng giáo dục hiện đại và chất lượng chăm sóc học sinh. Bù lại, các phụ huynh phải bỏ ra số tiền không nhỏ nếu muốn con được học hành tại môi trường theo chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, có một nghịch lí rằng phụ huynh càng bỏ ra nhiều chi phí, mong muốn một môi trường giáo dục thật sự chất lượng về mọi mặt, thì những sự cố xuất phát từ ngôi trường đó khiến họ càng đắn đo, lo lắng.
Những ngày gần đây có nhiều vụ việc xảy ra, gây xôn xao cộng đồng khiến các bậc phụ huynh không thôi bàn tán, suy nghĩ. Học sinh vừa quay lại trường học sau thời gian giãn cách xã hội vì COVID-19 thì cũng nhiều câu chuyện lăn tăn về trường lớp xảy ra. Vấn đề thu học phí bất hợp lý của một số trường dân lập khiến phụ huynh phải lên tiếng. Trường công lập thì không thu tiền học sinh trong thời gian nghỉ dịch, nhưng sự việc học sinh phải đứng dưới cái nắng nóng cao điểm của 1 trường công lập cũng dấy lên nỗi lo ngại của các bậc cha mẹ: trường học có thực sự thân thiện hay chưa? Một lần nữa, vấn đề chọn môi trường nào cho con trẻ học tập để vừa tốt cho trẻ, vừa phù hợp điều kiện của cha mẹ lại khiến các bậc phụ huynh suy nghĩ.
Băn khoăn khi nhà trường phụ thu học phí online nhưng vẫn lựa chọn môi trường quốc tế cho con
Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, các trường học tổ chức hình thức giảng dạy qua kênh online để duy trì việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong khi hệ thống giáo dục công lập không thu thêm học phí cho việc này thì không ít trường quốc tế, dân lập vẫn thực hiện thu tiền của phụ huynh.
Chị Trần Luyến (43 tuổi, Q. Nam Từ Liêm) - phụ huynh có con trai đang theo học tại một trường THCS Dân lập trên địa bàn TP. Hà Nội cho hay: "Bản thân tôi quyết định cho con trai theo học tại trường dân lập vì có những lí do riêng. Lớp không quá đông, con được cô giáo quan tâm sát sao và chu đáo hơn. Hệ thống cơ sở vật chất tốt, chương trình giáo dục không có áp lực. Dĩ nhiên, tôi phải chi trả phần học phí cao hơn nhiều so với trường công lập. Thậm chí, những ngày lễ tết, khi các con được nghỉ thì tiền học phí cũng vẫn tính bình thường. Tôi cũng giống như nhiều phụ huynh khác tại trường đều biết đó là chuyện dễ hiểu ở trường học ngoài công lập".
Chị Luyến cho con học trường dân lập vì những lí do riêng
Đứng trước những mặt được và chưa được của việc cho con học tập tại môi trường trường học quốc tế, chị Luyến chia sẻ: "Con trai lớn của tôi đã học lớp 11, có thể phụ mẹ đưa đón em trai đi học mỗi ngày nên tôi không lo lắng chuyện đi lại của chúng. Chỉ có trong đợt dịch vừa rồi, khi nhà trường tổ chức dạy học online, tôi và nhiều phụ huynh vẫn đinh ninh rằng phần dạy học đó sẽ không thu thêm phí bởi các con không đến trường, học online không thể hiệu quả bằng thầy - trò đối thoại trực tiếp. Vậy nên, khi nhà trường có thông báo sẽ thu phí việc học online thì chúng tôi có đôi chút lăn tăn và nghĩ ngợi. Tuy nhiên, khoản đóng thêm đó không quá lớn nên chúng tôi vẫn vui vẻ thực hiện".
Con trai chị Luyến học tại trường dân lập từ Tiểu học, liên cấp lên THCS trong cùng hệ thống.
"Trường nào cũng có điều tốt và cả điểm hạn chế. Để quan tâm bọn trẻ, cả gia đình và thầy cô đều cần có trách nhiệm. Con học trường công lập sẽ tự lập hơn, nhưng cá nhân tôi vẫn muốn con được học ở môi trường cởi mở như hiện tại. Ở đó, tôi không cần lo lắng chuyện học thêm cho con. Con được thầy cô quan tâm để phát triển điểm mạnh của riêng con. Vì thế, tôi chọn tiếp tục cho con học tại đây và đang tính tới cho con học tiếp cấp THPT trong cùng hệ thống trường liên cấp" - chị Luyến giãi bày.
Cho rằng trường nào cũng có điểm tốt và điểm hạn chế, chị Luyến tiếp tục cho con theo học tại trường dân lập dù học phí cao.
Lựa chọn môi trường học tập "phổ thông" khi trẻ con nhỏ để tích lỹ tài chính cho kế hoạch học tập trong tương lai
Không phủ nhận những điểm tích cực mà môi trường học tập tại các trường quốc tế mang lại cho học sinh. Tuy nhiên, anh Nguyễn Hoàng Trung (36 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy) lại có quan điểm khác về việc đầu tư tài chính vào việc học tập của con cái.
Là cha của 2 cậu con trai, 1 bé đã học tiểu học và 1 bé nhỏ đang trong thời gian chuẩn bị bước vào lớp 1. Anh Trung nhận định rằng mình cũng có không ít kinh nghiệm trong việc lựa chọn môi trường học tập cho con trẻ sau không ít lần "lựa chọn chưa thích hợp".
Anh Trung cho rằng với lứa tuổi mẫu giáo và Tiểu học thì việc theo học tại các trường Quốc tế là không quá cần thiết.
"Với cậu lớn nhà mình vì là con đầu cháu sớm, lại không có quá nhiều kinh nghiệm nên thời điểm bạn nhỏ học mẫu giáo mình cũng sống chết phải cho vào học trường liên cấp bằng được. Nhưng cậu thứ 2 nhà mình thì cả vợ lẫn chồng đều quyết định cho học trường công lập theo đúng tuyến hộ khẩu".
Anh Trung cho rằng việc theo học mẫu giáo tại trường liên cấp và trường công lập không có quá nhiều khác biệt. Không thể phủ nhận cơ sở vật chất tại các trường quốc tế, liên cấp có chất lượng rất tốt, nhưng hiện nay tại các trường công lập, cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng, đầu tư không kém.
Sau khi cho con trai cả theo học mẫu giáo tại 1 trường liên cấp, gia đình anh đã quyết định cho cậu em học tại môi trường công lập.
"Việc cân đối tài chính cũng là 1 trong những lý do vợ chồng mình quyết định cho cả 2 cậu con trai theo học tại các trường công lập. Mình nghĩ rằng với lứa tuổi mẫu giáo cho đến THCS việc đầu tư học tại các trường quốc tế không thực sự quá cần thiết, thay vì vậy gia đình mình hướng tới kế hoạch tích luỹ cho các con về lâu về dài.
Thay vì tại thời điểm này cho các bạn nhỏ theo học tại các trường Quốc tế thì mình muốn tích luỹ cho các bạn ý đến thời điểm học THPT, lúc đó các bạn ý có thể tự lựa chọn môi trường học tập mình mong muốn. Vợ chồng mình luôn sẵn sàng lắng nghe nguyện vọng của các con thay vi áp đặt theo suy nghĩ của người lớn chúng mình".
Trường mở cửa trở lại, phụ huynh vẫn không muốn con đi học vì lý do này Trong khi nhiều nước châu u vẫn chưa mở cửa trường học thì chính phủ Pháp lại quyết định cho học sinh đi học trở lại trong bối cảnh Covid-19 tại nước này vẫn rất phức tạp. Bắt đầu từ tuần này, chính phủ Pháp đã cho phép học sinh, sinh viên được quay lại trường học một cách tự nguyện sau 50...