Miễn học phí THCS là cú hích lớn với giáo dục phổ thông

Theo dõi VGT trên

Để nâng cao trình độ học vấn tối thiểu cho người dân, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có VN, chọn phương thức giáo dục bắt buộc và miễn học phí để mọi người được đi học, ít nhất đạt trình độ giáo dục bắt buộc.

Miễn học phí THCS là cú hích lớn với giáo dục phổ thông - Hình 1

TP.HCM dự kiến sẽ miễn học phí cấp THCS từ năm 2019 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Do nhiều lý do khác nhau, đến nay nước ta mới thực hiện giáo dục phổ cập bắt buộc, miễn học phí 5 năm (cấp tiểu học), trong khi hầu hết các nước đã thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên, kể cả một số nước nghèo hơn VN.

Phổ cập giáo dục chỉ mang tính vận động

Phổ cập giáo dục ở nước ta khác với giáo dục bắt buộc của các nước, đó là: Phổ cập giáo dục mang tính vận động, không dùng các biện pháp cưỡng bức. Tuy trong luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991, luật Giáo dục 2005 có quy định tiểu học là cấp học bắt buộc nhưng không quy định các biện pháp xử lý khi cha mẹ học sinh (HS) không thực hiện. Ngoài ra, yêu cầu đi học đúng độ tuổi thực hiện từng bước.

Chẳng hạn, trước năm 2000, mục tiêu là hầu hết thiếu niên trong độ tuổi 14 đều tốt nghiệp tiểu học và sau năm 2000, mục tiêu là hầu hết trong độ tuổi 11. Việc đánh giá và ghi nhận kết quả là đối với từng đơn vị hành chính, xã, phường, huyện, tỉnh. Đối với xã, phường, thị trấn nếu có từ 80% thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 – 18 tốt nghiệp THCS trở lên hoặc đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn chỉ cần 70% trở lên. Như vậy, có 20% thanh niên trong độ tuổi chưa tốt nghiệp THCS vẫn đạt chuẩn phổ cập.

Chính vì những lý do này mà trong những lần tuyển nghĩa vụ quân sự, có địa phương đã đạt chuẩn phổ cập THCS rồi nhưng vẫn có thanh niên chưa hết trình độ tiểu học.

Miễn học phí cần phải có lộ trình

Chủ trương miễn học phí đối với HS mầm non 5 tuổi và HS bậc THCS, đồng thời sẽ có chính sách hỗ trợ học phí đối với HS ngoài công lập là một chủ trương đầy nhân văn, một chính sách lớn của nhà nước ta đã được khẳng định tại Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 8.8.2018, nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7.2018. Theo tính toán của Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT, một năm cả nước cần 4.700 tỉ đồng, sẽ được cân đối trong khoản ngân sách 20% chi cho giáo dục.

Tuy nhiên, đây là một khoản lớn, đồng thời không thu học phí sẽ khó khăn cho các địa phương và các trường học. Chính vì vậy, cần phải thực hiện theo lộ trình. Những địa phương có điều kiện về nguồn thu ngân sách sẽ thực hiện thí điểm trước, để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác.

Vì vậy, việc TP.HCM đi tiên phong thực hiện miễn học phí là một giải pháp rất cần thiết, cần phải có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ đến các cơ quan truyền thông và dư luận của người dân. Song song với giải pháp thí điểm, Chính phủ cần thành lập Quỹ học phí để hỗ trợ các tỉnh khó khăn thực hiện từng bước chính sách miễn học phí này.

Công bằng hơn khi hỗ trợ cả học sinh ngoài công lập

Kết quả xếp hạng chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người) năm 2015 do Liên Hiệp Quốc công bố ngày 21.3.2017 cho thấy, VN đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN trong khi thu nhập bình quân đầu người năm 2015 VN xếp thứ 7/10 nước, thấp hơn Philippines (2.111 USD so với 2.904 USD).

Có được kết quả này, theo một số chuyên gia là do chính sách hỗ trợ người nghèo VN tốt hơn. Nếu việc miễn học phí đến cấp THCS và việc hỗ trợ học phí đối với HS ngoài công lập trở thành hiện thực thì sẽ tạo ra một cú hích lớn đối với giáo dục phổ thông nước ta. Bởi lúc đó tỷ lệ huy động người dân đi học đúng độ tuổi THCS sẽ tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê hiện nay, con số này toàn quốc khoảng 88%, trong khi một số tỉnh ở miền núi phía bắc, Tây nguyên và ĐBSCL ở mức khoảng trên dưới 70%.

Đồng thời, việc hỗ trợ học phí đối với HS ngoài công lập là một chính sách lớn về công bằng trong giáo dục. Nếu có sự hỗ trợ học phí cho HS ngoài công lập thì số trẻ em đi học hệ thống này tăng lên, kéo theo nhiều nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân mở trường, giảm gánh nặng rất lớn cho ngân sách nhà nước.

Video đang HOT

Giáo dục bắt buộc, miễn học phí xuất hiện sớm ở VN

Hiến pháp nước VN Dân chủ cộng hòa năm 1946, ở điều 15 quy định: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí”. Đến năm 1959, bản Hiến pháp thứ 2 của VN ra đời (Hiến pháp 1959), điều 33, Hiến pháp 1959 quy định: “Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách”.

Với giáo dục bắt buộc và miễn học phí, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong suốt thời kỳ 1954 – 1975 đã thực hiện một nền giáo dục không học phí đến cấp THPT và kể cả giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Nhờ vậy, mặc dù chiến tranh ác liệt, đời sống người dân rất khó khăn nhưng giáo dục vẫn phát triển và mọi người dân có quyền được tiếp cận giáo dục.

Ông Đỗ Thanh Chất, nhà báo của Thông tấn xã VN từ năm 1972 – 2009, quê Hà Tây, cho biết suốt trong giai đoạn 1954 – 1975 ở miền Bắc nói riêng và cả nước sau năm 1975 – 1990, đã thực hiện nền giáo dục không học phí. Nhờ vậy, nhiều người đã được đi học, trưởng thành. “Vậy lẽ nào trong thời đại chúng ta, sau 43 năm đất nước hòa bình đổi mới mà vẫn có người còn băn khoăn, không ủng hộ chính sách miễn học phí cấp THCS và miễn phí đối với học sinh mẫu giáo 5 tuổi, trong khi những nước nghèo hơn VN như Campuchia, Cuba, Triều Tiên đã thực hiện được điều này”, ông Chất đặt câu hỏi.

Theo thanhnien

Chính phủ đồng ý miễn học phí THCS, chuyên gia bàn về giáo dục đại học

Chính phủ đồng ý nâng chuẩn giáo viên mầm non; miễn học phí THCS trường công lập; gần 200 nhà quản lý, chuyên gia bàn giải pháp phát triển giáo dục đại học; ngành Giáo dục tổng kết các bậc học và những hoạt động tích cực chuẩn bị năm học mới... Đó là những thông tin giáo dục đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua.

Chính phủ đồng ý miễn học phí THCS, chuyên gia bàn về giáo dục đại học - Hình 1

Hình minh họa

Nâng chuẩn giáo viên mầm non, miễn học phí THCS công lập

Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018 với nhiều nội dung liên quan đến giáo dục được hàng loạt phương tiện truyền thông đưa tin.

Theo đó, Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ GD&ĐT bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm theo lộ trình.

Thống nhất chủ trương thực hiện miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt đối với thôn xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.

Xung quanh nội dung này, báo điện tử Tổ Quốc đã ghi nhận một số ý kiến của một số người dân và phụ huynh học sinh. Các ý kiến đều khẳng định chủ trương của Chính phủ hoàn toàn đúng đắn và nhân văn. Tuy nhiên, để tránh "phụ thu" khi thực hiện ở cơ sở, có ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo và đưa ra bảng danh sách các đầu mục phải đóng góp chung, còn lại cấm phụ thu.

Chính phủ đồng ý miễn học phí THCS, chuyên gia bàn về giáo dục đại học - Hình 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo giáo dục 2018

Hàng trăm chuyên gia bàn giải pháp cho giáo dục đại học

Ngày 17/8, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với ĐHQG TPHCM sẽ tổ chức Hội thảo Giáo dục 2018 với chủ đề "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và Hội nhập quốc tế". Diễn ra trong 1 ngày, khoảng 200 nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước đã bàn về giáo dục đại học với 3 nội dung chính: Năng lực hệ thống giáo dục đại học; tài chính đại học; quản lý nhà nước và quản trị đại học.

Năng lực hệ thống giáo dục đại học là nội dung của phiên thảo luận thứ nhất và cũng là nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ phía đại biểu tham dự. Báo cáo của các chuyên gia cho thấy rằng, trong thời gian qua, sự nỗ lực của chúng ta trong việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đã mang lại các kết quả đáng khích lệ.

Một số đại học hàng đầu đã trở thành điểm sáng, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà, từng bước xác lập được vị thế trên trường quốc tế. Nhiều vấn đề về năng lực hệ thống như triết lý, mục tiêu, mô hình hệ thống và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; cơ hội và thách thức đối với hệ thống trong bối cảnh quốc tế hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư...cũn đã được các chuyên gia, đại biểu đặt ra và phân tích.

Tài chính đại học là một chủ đề quan trọng, vì là một trong những điều kiện tiên quyết đối với chất lượng đào tạo. Các vấn đề về tài chính đại học như tự chủ tài chính, chính sách học phí, quản lý tài chính - tài sản, cơ chế đầu tư phát triển, sự tham gia hợp tác của doanh nghiệp... đã thực sự mang tính thời sự trong suốt thời gian qua. Và thực tế cho thấy, chúng ta cũng đã có những bước thí điểm quan trọng trong chính sách về tài chính đại học.

Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận, nhiều kinh nghiệm quý báu liên quan tới tài chính đại học được các đại biểu, chuyên gia tổng kết, chia sẻ và nâng lên thành những đề xuất chính sách tốt cho giai đoạn tới. Điều này có ý nghĩa thiết thực cho việc hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học trình Quốc hội vào kỳ họp tới.

Chủ đề quản lý nhà nước và quản trị đại học đăt ra những vân đê cần phai được nhin nhân lại, đánh giá và đôi mơi. Đất nước còn nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư phát triển giáo dục tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của hệ thống.

Trong bối cảnh đó, một phương thức quản lý, quản trị phù hợp có thể làm tăng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực sẵn có và giúp khơi dậy nhiều nguồn lực còn đang ở dạng tiềm năng.

Ở vấn đề này, nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra và tìm câu trả lời, chẳng hạn như: Môi trường và cơ chế nào góp phần kiến tạo nên một trường đại học tự trị đúng nghĩa với đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của nó? Đâu là nguyên lý để xác định điểm cân bằng giữa vai trò quản lý nhà nước và sự tự chủ đại học? Trách nhiệm của nhà nước đối với giáo dục đại học thế nào khi các trường đại học tự chủ?

Báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc là nội dung được nhiều báo chí quan tâm. Trích phát biểu của Thứ trưởng, Vietnamnet ghi lại thành bài viết "Chi phí đào tạo 1 sinh viên Mỹ gấp 30 lần 1 sinh viên Việt Nam". Theo đó, bình quân chi Mỹ chi 19.000 USD cho 1 sinh viên trong 1 năm, thì con số này của Việt Nam là 630 USD. Chi phí đơn vị" cho 1 sinh viên của Việt Nam bằng khoảng của Thái Lan (2.500 USD), bằng khoảng 1/6 Trung Quốc (3.500 USD).

Nếu so sánh tỷ lệ đầu cho giáo dục ĐH giữa ngân sách nhà nước và người học của Việt Nam so với các nước thì có thể thấy người học Việt Nam phải chi trả mức tỷ lệ khá lớn so với các quốc gia phát triển như Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Đức, Pháp, đồng thời dưới mức trung bình của OECD. Việt Nam đứng trên Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh về tỷ lệ đầu tư cho giáo dục ĐH từ phía người học.

Đưa định hướng và giải pháp cho giáo dục đại học trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh việc thể chế hóa (sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học và các quy định liên quan) để đổi mới căn bản và toàn diện. Cùng với đó là nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính đại học; đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Chính phủ đồng ý miễn học phí THCS, chuyên gia bàn về giáo dục đại học - Hình 3

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm học với giáo dục trung học

Tích cực chuẩn bị năm học mới

Hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 đối với Giáo dục Trung học được Bộ GD&ĐT tổ chức trong tuần qua. Tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã nêu 5 vấn đề để các Sở GD&ĐT lưu ý trong thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục trung học liên quan đến chuẩn bị chương trình, SGK mới; thực hiện 4 đổi mới: nội dung kiến thức, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học, đổi mới công tác quản lý theo hướng chú trọng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả;

Rà soát lại đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua bồi dưỡng giáo viên. Tiếp tục tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất cho các trường học, chú trọng xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia... Kiên quyết với lạm thu, vi phạm dạy học thêm...

Sáng 15/8, Ủy ban Mặt trận MTTQ TP.HCM phối hợp với Sở GD&ĐT TP tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2018-2019. Giám sát các khoản thu đầu năm, tăng cường kỹ năng cho giáo viên, quản lý hồ sơ chặt chẽ để tránh tình trạng giáo viên bạo hành trẻ mầm non là những đề nghị với Sở GD&ĐT TP.HCM trong năm học mới.

Tại Hà Nội, hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 ngành giáo dục mầm non TP Hà Nội tổ chức ngày 14/8, Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng cho biết: Năm học 2018-2019, thành phố tập trung thanh tra các trường, nhóm lớp mầm non ngoài công lập, trong đó đặc biệt lưu tâm đến việc thực hiện công tác chuyên môn và thu chi tài chính.

Cũng tại Hà Nội, trước tình trạng sĩ số học sinh ở một số trường trong khu dân cư mới lên tới trên 60 học sinh/lớp năm học 2018-2019, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề nghị các phòng GD&ĐT trên địa bàn căn cứ vào số lượng để điều chỉnh phân bố học sinh. Thông tin được chia sẻ trên baotintuc.vn.

Năm học mới, khắc phục nỗi sợ nhà vệ sinh trường học là bài viết trên báo Thanh niên. Vấn đề bài báo đặt ra là giải quyết dứt điểm thiếu nhà vệ sinh trường học - một trong những yêu cầu thiết thân đặt ra với các nhà trường trong năm học tới.

Hàng loạt thông tin về chuẩn bị năm học mới tại địa phương được đăng tải trên báo chí trung ương và địa phương tuần qua. Trong đó những vấn đề nổi bật liên quan đến chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp học, giáo viên, đảm bảo sách giáo khoa cho năm học mới, chấn chỉnh tình trạng lạm thu và vi phạm dạy học thêm trong các cơ sở giáo dục,tăng cường vận động học sinh đến trường, nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học...

Những gương mặt giáo dục nổi bật

Nhiều câu chuyện đẹp về nhà giáo, những tấm gương học sinh, sinh viên nỗ lực học tập tiếp tục được khai thác trong tuần qua.

Mở đường, dọn trường, các thầy cô giáo trên điểm trường Mầm non Quang Huy 2, (Bản Suối Ó, Quang Huy, Phù Yên) đang ngày ngày gieo chữ trên miền cao mây trắng. Đó là nội dung bài ảnh trên giaoduc.net. Hành trình đến với trường Mầm non Quang Huy 2 (Xã Quang Huy, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La) là một trong những hành trình đầy gian khó của các thầy cô giáo đang ngày đêm bám bản gieo chữ giữa miền cao nguyên. Tuy nằm trong khu vực hẻo lánh của núi rừng nhưng trường Mầm non Quang Huy 2 chưa một ngày thiếu tiếng ê a của học trò, dù nắng hay mưa, dù mưa giông hay gió bão.

Chính phủ đồng ý miễn học phí THCS, chuyên gia bàn về giáo dục đại học - Hình 4

Nụ cười vẫn nở trên môi các thầy cô dù đường đến trường phải mang theo... cuốc, xẻng để đào đường. (Ảnh: LC) giaoduc.net

Nguyễn Lê Đông Hải, cậu học trò lớp 10 chuyên Anh trường THPT chuyên Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi vừa nhận được học bổng từ 2 trường trung học danh giá hàng đầu nước Mỹ. 2 học bổng danh giá mà Đông Hải nhận được là một trong những học bổng trung học Mỹ có giá trị lớn nhất từ trước đến nay mà một học sinh Việt Nam nhận được. Câu chuyện này được motthegioi.vn và sài gòn giải phóng ghi lại.

Giữ cương vị lớp phó học tập trong 10 năm nay, Nguyễn Lê Đông Hải là học sinh xuất sắc trong suốt 10 năm liền với những thành tích đáng nể trong các cuộc thi HSG, OTE, IOE, Violympic cấp khu vực và cấp quốc gia.

Chính phủ đồng ý miễn học phí THCS, chuyên gia bàn về giáo dục đại học - Hình 5

Góc học tập của Đông Hải. Ảnh: motthegioi.vn

Để nhận được học bổng này, ngoài các yêu cầu về GPA (điểm trung bình môn) và IELTS, ứng viên cần phải hoàn thành 3 bài luận của trường và trải qua 3 vòng phỏng vấn với các đại diện của trường. Vòng phỏng vấn cuối cùng dài hơn 1 tiếng với thầy George Casley, Giám đốc Giáo dục (Academic Director) của Tập đoàn giáo dục Cambridge được Đông Hải đánh giá là gay go hơn cả so với 2 vòng phỏng vấn trước đó cùng thầy hiệu trưởng và giám đốc tuyển sinh của trường.

Ngoài ra, Hải còn nhận được học bổng hỗ trợ tài chính trị giá 100% học phí từ trường trung học The MacDuffie School ở Grandby, Massachussets. Với chất lượng giáo dục xuất sắc và lịch sử lâu đời từ năm 1890, trường có nhiều cựu học sinh nổi bật, tiêu biểu là bà Betsy Bernard, cựu CEO tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ AT&T.

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫuBạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu
08:00:33 18/01/2025
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt""Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"
05:59:44 18/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?
06:24:49 18/01/2025
Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu VyLật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy
06:34:58 18/01/2025
Công ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồngCông ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồng
10:14:31 18/01/2025
Nữ diễn viên Việt duy nhất đóng chính phim Hàn, sau 11 năm thành đại mỹ nhân khó ai địch nổiNữ diễn viên Việt duy nhất đóng chính phim Hàn, sau 11 năm thành đại mỹ nhân khó ai địch nổi
08:50:07 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình

Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình

Sao châu á

11:58:30 18/01/2025
Dương Tử đã chuyển khỏi biệt thự, không tiếp tục chung sống với mẹ con Huỳnh Thánh Y. Nữ diễn viên cũng đã nhận được 1 phần tài sản từ chồng
EU công bố gói viện trợ 235 triệu euro cho Syria

EU công bố gói viện trợ 235 triệu euro cho Syria

Thế giới

11:45:33 18/01/2025
Chính phủ chuyển tiếp Syria đã vận động hành lang để Mỹ và EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, nhưng một số chính phủ châu Âu vẫn còn do dự và muốn có thời gian để xem chính quyền mới ở Syria thực hiện quyền lực của mình như thế nào.
Vụ Jack bất ngờ được "minh oan" bê bối ngoại tình: Thiên An đối chất căng, nam ca sĩ phản ứng ra sao?

Vụ Jack bất ngờ được "minh oan" bê bối ngoại tình: Thiên An đối chất căng, nam ca sĩ phản ứng ra sao?

Sao việt

11:44:56 18/01/2025
Tối muộn 17/1, một tài khoản tên T.V - nhân vật tự nhận là cô gái trong vụ đăng bài tố Jack bắt cá hai tay , có con với Thiên An vào năm 2021 bất ngờ lên tiếng tiết lộ nhiều thông tin gây sốc.
Ngôi nhà tập thể tầng 2 rộng 38m2 của cô gái 35 tuổi được dân mạng trầm trồ vì có đến tận 2 phòng ngủ

Ngôi nhà tập thể tầng 2 rộng 38m2 của cô gái 35 tuổi được dân mạng trầm trồ vì có đến tận 2 phòng ngủ

Sáng tạo

10:23:05 18/01/2025
Ngôi nhà nhỏ này được cải tạo từ tầng hai của một nhà tập thể cũ, diện tích chỉ khoảng 38m2, tuy nhỏ nhưng mỗi không gian đều được tận dụng tối đa, thậm chí không có nửa mét vuông bị lãng phí.
Nhận miễn phí tựa game giá trị gần 200k, yêu cầu trí thông minh cực cao của người chơi

Nhận miễn phí tựa game giá trị gần 200k, yêu cầu trí thông minh cực cao của người chơi

Mọt game

10:22:26 18/01/2025
Kết thúc sự kiện Mystery Box, Epic Games Store lại quay trở về thời gian biểu trước đó của mình với việc mang tới một tựa game miễn phí mỗi tuần cho người dùng.
Công ty chủ quản đăng tải thông tin về mối quan hệ của mỹ nhân Gen Z và Will 365

Công ty chủ quản đăng tải thông tin về mối quan hệ của mỹ nhân Gen Z và Will 365

Netizen

10:10:50 18/01/2025
Sở dĩ, cộng đồng mạng dấy lên nghi vấn iu đương giữa cặp đôi là bởi thời gian gần đây, cả hai xuất hiện chung trong nhiều đoạn clip với nhau.
Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ

Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ

Góc tâm tình

09:50:10 18/01/2025
Vợ cứ than thở hoài nên tôi bực bội, quyết định lắp camera để xem cô ấy ở nhà làm những gì?Chồng đòi đưa con riêng về ăn Tết, tôi bình tĩnh hỏi một
Mê mẩn sắc hoa anh đào rực rỡ bung nở trên tuyến đường biên viễn xứ Nghệ

Mê mẩn sắc hoa anh đào rực rỡ bung nở trên tuyến đường biên viễn xứ Nghệ

Du lịch

09:40:54 18/01/2025
Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, hàng cây anh đào bên tuyến đường tỉnh 543D ở biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An bung nở đỏ rực cả một vùng biên viễn khiến bất cứ ai cũng phải xiêu lòng.
Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Lạ vui

09:17:18 18/01/2025
Một video ghi lại cảnh tượng ban đêm kỳ diệu tại Thung lũng Chết ở California, Mỹ đang lan truyền mạnh mẽ trên TikTok, thu hút nhiều sự chú ý.
Váy chữ A thanh lịch, sang trọng nhưng cực kỳ linh hoạt cho mùa cuối năm

Váy chữ A thanh lịch, sang trọng nhưng cực kỳ linh hoạt cho mùa cuối năm

Thời trang

09:03:52 18/01/2025
Xóa bỏ suy nghĩ rằng trang phục thanh lịch, sang trọng thường không thoải mái, chân váy chữ A, váy chữ A liền thân mang đến sự thuận tiện và linh hoạt tuyệt vời.
Barcelona ép Fati ra đi để đón sao Man United?

Barcelona ép Fati ra đi để đón sao Man United?

Sao thể thao

08:58:42 18/01/2025
Theo tờ Givemesport, Barca đã sẵn sàng chiêu mộ Rashford ngay trong kỳ chuyển nhượng tháng 1 này. Fati được đồn đoán sắp rời Barca.