Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí
Việc miễn học phí cho trẻ mầm non và cấp THCS nên thực hiện ở những vùng miền khó khăn trước, có sự cân đối ngân sách và kèm theo kiểm soát phụ phí.
Có nên miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp THCS hay không? Nếu miễn thì ngân sách Nhà nước có đủ để thực hiện được vấn đề này không và nên thực hiện như thế nào. Đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.
Đại biểu Phan Viết Lượng (ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) nêu quan điểm, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, quy định về điều kiện, lộ trình thực hiện thu học phí đối với học sinh THCS. Việc bổ sung chính sách này là cần thiết và rất có ý nghĩa, sẽ thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo sự bình đẳng, mang lại cơ hội học tập cho người học.
Tuy nhiên, để miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và cấp THCS thì Quốc hội cần rà soát, cân đối ngân sách nhà nước, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, quyết tâm thực hiện miễn học phí phổ cập giáo dục trước năm 2020 theo như Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nhà nước nhằm chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong huy động, sử dụng tài chính đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho phát triển giáo dục, không để các khoản thu ngoài học phí là nỗi sợ, gây bức xúc cho người học, phụ huynh học sinh.
Theo đại biểu Viết Lượng, nếu ngân sách Nhà nước chưa đủ để thực hiện miễn giảm học phí ở tất cả các đối tượng, tỉnh thành thì chúng ta nên ưu tiên miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm, đề xuất miễn học phí ở cấp THCS đã từng được ngành Giáo dục đề cập. Tuy nhiên, vì điều kiện ngân sách của Nhà nước có hạn, còn nhiều ngành nghề khác cũng phải đầu tư nên chưa thể đáp ứng được.
Quốc hội cũng cần lưu ý đến vấn đề này, xem cách thức thực hiện như thế nào. Bởi vì đề xuất trên sẽ góp phần thúc đẩy càng nhiều học sinh đến trường học, không phải bỏ học giữa chừng.
Video đang HOT
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu
Tuy nhiên, theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, trong khi ngân sách Nhà nước còn có hạn, nếu chọn giữa miễn học phí cấp THCS và bậc Mầm non thì việc ủng hộ miễn học phí ở cấp học Mầm non nên được thực hiện trước. Bởi vì đây là cấp học tiền đề để trẻ hình thành nhân cách. Vì thế trẻ cần được chăm sóc, phát triển.
Hiện nay, có nhiều gia đình đều có con ở độ tuổi mầm non nên việc miễn học phí ở cấp học này sẽ góp phần chia sẻ bớt khó khăn cho người dân. Về lâu dài, Chính phủ cần khéo léo bố trí ngân sách và thực hiện có lộ trình để miễn phí ở cấp học này. Trước tiên, chúng ta có thể tính toán giảm một phần, rồi tiến tới giảm hoàn toàn.
Sợ phụ phí hơn học phí
Đồng tình với việc miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở để làm tốt công tác phổ cập, phân luồng học sinh nhưng đại biểu Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình)nêu quan điểm cần tính toán phần hụt ngân sách của các trường, bởi vì miễn học phí thì phần thu học phí bị giảm. Do hiện nay nhà trường được giữ lại một phần các khoản thu từ học phí và theo cơ chế phân bổ ngân sách của các trường là 18% chia cho hoạt động giáo dục, 82% chi cho thường xuyên.
Đại biểu Cao Thị Giang (ảnh: quochoi.vn)
Như vậy, nguồn ngân sách để chi cho hoạt động giáo dục là rất ít, do đó đề nghị cân nhắc để các trường không thiếu hụt nguồn ngân sách, gây khó khăn cho các hoạt động của nhà trường.
Góp ý để thực hiện chính sách này, đại biểu Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cho biết, miễn học phí đối với học sinh 5 tuổi và cấp THCS là 1 chính sách tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh bảo với nhau là phụ phí mới lớn hơn học phí. Ở nhiều nơi, phụ huynh phải đóng góp các khoản ngoài học phí cao khiến cho họ khó có thể xoay sở lo cho con.
Theo đại biểu Cao Đình Thưởng, khi sửa đổi Luật Giáo dục cần nói thêm, làm rõ, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu ngoài học phí ở trong trường học bên cạnh việc miễn học phí./.
Theo vov
TPHCM dự kiến không thu học phí THCS: Phụ huynh lo ngại trường "đẻ" ra khoản thu bù học phí
TPHCM đang tính toán và cân đối ngân sách để tiến tới miễn học phí bậc trung học cơ sở (THCS) và có thể thực hiện từ năm 2019. Về vấn đề này, nhiều phụ huynh tán thành, tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến cho rằng, sẽ tồn tại việc có trường tự "đẻ" ra các khoản thu lạm dụng khác để bù vào học phí?
Miễn học phí THCS - đề xuất không mới
Tại buổi làm việc với Sở GDĐT TPHCM về công tác chuẩn bị năm học mới chiều 13.8, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thành phố đang bàn hướng không thu học phí đối với cấp THCS (từ lớp 6 đến lớp 9), dự kiến sẽ triển khai từ năm 2019. Theo đó, năm 2017, TPHCM thu được hơn 351 tỷ đồng tiền học phí từ bậc THCS.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP đang xem xét không thu học phí THCS.
Hiện thành phố đang giao Sở Tài chính lên phương án để trình lên HĐND thành phố xem xét và có thể sớm thông qua vào cuối năm nay về việc miễn học phí bậc THCS và thực hiện từ đầu năm sau.
Về vấn đề miễn học phí bậc THCS, đây là đề xuất nằm trong đề án Luật Giáo dục sửa đổi đã được Bộ GDĐT đưa ra, tuy nhiên, chưa được Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ chấp thuận. Theo Bộ GDĐT, việc miễn học phí đối với bậc THCS là vì cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng. Luật Giáo dục hiện hành cũng quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS...
Ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM cho biết: "Ở bậc tiểu học đã hoàn thành phổ cập giáo dục và miễn học phí 100%. Ở bậc THCS thì cũng đã hoàn thiện phổ cập trên cả nước nhưng chưa áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh bậc học này".
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Sở GDĐT TPHCM cho biết, năm học 2018 - 2019, dự kiến toàn TP có 1.677.581 học sinh, tăng 67.234 học sinh so với năm học 2017-2018. Trong đó, bậc tiểu học tăng nhiều nhất với 26.812 học sinh, mầm non tăng 20.225 học sinh, THCS tăng 10.406 học sinh và THPT tăng 9.791 học sinh. Mức học phí bậc THCS tại TPHCM hiện nay là 85.000 đồng/học sinh/tháng đối với các địa bàn nhóm 2 và 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với địa bàn nhóm 1.
Phụ huynh lo "nảy sinh" thêm các khoản phụ thu
Bà Trương Ngọc Nga (ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết, miễn học phí bậc học THCS là điều cần làm, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi, khoản học phí là một gánh nặng cho những gia đình khó khăn, đông con đi học.
"Học phí cấp THCS hiện nay không quá cao, tuy nhiên vẫn còn gia đình khó khăn. Miễn học phí sẽ đỡ phần gánh nặng trong việc mua đồng phục, sách vở, tạo điều kiện cho các em được đến trường", bà Nga nói.
Song song đó, một vài phụ huynh ở TPHCM cũng tỏ ra không mấy quan tâm trước việc dự tính không thu học phí ở bậc học THCS vì lo rằng sẽ làm gia tăng lạm thu, hoặc có những khoản thu tương đương với học phí khác...?.
Một phụ huynh tại TPHCM cho rằng, học phí chỉ là một phần, các phí nảy sinh như "hỗ trợ", "vận động", "tự nguyện" mới đáng quan tâm. Thiết nghĩ Bộ GDĐT nên công khai những khoản cần phải đóng còn lại và không được thu bất cứ khoản nào khác.
KIM ĐỒNG
Theo laodong.vn
TP HCM sẽ miễn học phí bậc trung học cơ sở Thành phố đang cân đối ngân sách để miễn học phí cho các em bậc THCS với quan điểm mọi công dân phải được đi học. Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM chiều 13/8, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đang bàn hướng không thu học phí đối với cấp THCS, dự kiến...